Không gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 93 - 104)

CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

3.1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

3.1.2. Không gian tâm trạng

Nguyễn Xuân Khánh rất tâm huyết khi xây dựng những không gian mang màu sắc Phật giáo. Phật giáo có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống tinh thần của con người, giúp con người tìm lối thoát, bình an, thanh thản trong tâm hồn. Nếu nhƣ trong Hồ Qúy Ly, không gian Phật giáo bó hẹp trong tầng lớp quý tộc thì đến Đội gạo lên chùa không gian Phật giáo mở rộng tới một làng quê Bắc Bộ với ngôi chùa ở làng Sọ, trong khoảng thời gian là những giai đoạn thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trong Đội gạo lên chùa, tôn giáo nhƣ một liều thuốc tinh thần xoa dịu nỗi đau, an ủi kiếp nhân sinh buồn tủi trong lòng của mỗi nhân vật. Không chỉ mô tả tôn giáo một cách đơn điệu, tác giả đã phác họa nên không gian tôn giáo với các hoạt động sống động, cụ thể mà vẫn huyền bí linh thiêng. Cảnh u tịch huyền bí mà có ý nghĩa xoa dịu lòng người đó là trong buổi tụng kinh trước bàn thờ Phật của sư cụ Vô Úy. Gian nhà thượng điện lung linh ánh nến, ngan ngát mùi hương trầm, một không gian linh thiêng huyền bí.Trong không gian ấy, sư cụ quỳ trước tam bảo thành kính tụng kinh niệm Phật. Dường như lúc này xung quanh trở nên yên tĩnh, không một tiếng động của đời tục, tâm hồn con người cũng thanh thoát hơn, thanh tịnh hơn. Chỉ có sự gặp gỡ của tâm hồn con người nhất tâm theo Phật và tiếng nói vô hình từ xa xăm vọng tới. Không gian

lúc này dường như được tắm một luồng sinh khí thiêng liêng, cao khiết mà đức Phật từ bi ban phát cho chúng sinh. Trong không gian ấy còn có âm thanh quen thuộc của tiếng chuông chùa, thứ âm thanh quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Thứ âm thanh có thể làm lay động lòng người: “Tiếng chuông là tiếng Phật. Nó đánh thức tâm từ bi trong con người ta thức dậy. Tâm từ bi nằm sâu trong đáy lòng. Gọi nó dậy. Dĩ nhiên phải rung động thẳm sâu con người” [16, tr.773]. Tiếng chuông chùa làng Sọ không đơn thuần là âm thanh của một sự vật, mà là âm thanh của một sinh vật biết xúc cảm, nó cảm nhận đƣợc niềm vui, nỗi buồn. Khi chúng ta giành đƣợc chính quyền, tiếng chuông chùa vang lên báo tin vui ấy cho dân làng: “Chuông làng Sọ thiêng lắm. Các cụ bảo nó biết vui, biết buồn. Hôm nay chuông nhƣ hát. Trong tiếng ngân nga có tiếng reo vui”[16,tr.442]. Đêm trước ngày Rêu tự tử ở giếng chùa làng, chuông chùa hình nhƣ cảm nhận đƣợc nên “cái chuông cứ rên rỉ hoài, tiếng ngân vang mãi không chịu dứt”[16,tr.774]. Chính vì thế sƣ cụ Vô Úy đã phải chỉ bảo kĩ lƣỡng cho chú tiểu An cách phải đánh chuông nhƣ thế nào: “vì là chuông của Phật, nên trước khi đánh, con phải niệm Phật nghĩa là con phải niệm hồng danh chƣ Phật, chƣ Bồ Tát đến hộ niệm, mang điều tốt lành về cho dân làng. Tiếng chuông nhƣ những làn sóng đƣa những điều lành bay thật xa đến hang cùng ngõ hẽm. Khi đánh chuông lòng con phải thật thanh tịnh, lời tụng niệm của con phải thật thành kính. Mỗi tiếng chuông đều phải đi kèm lời niệm đủ hồng danh chƣ Phật. Làm nhƣ thế còn để cho tiếng chuông đủ ngân nga chậm rãi. Tiếng chuông chùa hàng ngày rót vào lòng người, tức là chân lý của đức Phật luôn luôn ở bên cạnh chúng sinh, cả khi buồn, cả lúc vui”[16, tr.771]. Bởi “trong tiếng chuông chùa có đủ mọi cung bậc từ, bi, hỷ, xả. Tiếng chuông báo điều lành, đuổi điều dữ. Báo cho bọn ma quỷ không đƣợc quấy nhiễu, rồi nhắc nhở cho dân làng nhớ tới lòng từ bi hỉ xả của đức Thế Tôn” [16, tr.771]. Tiếng chuông chùa làng Sọ đầy xót thương,

thông cảm khi con người quay về với cát bụi. Cả trong hôn lễ, tiếng chuông chùa cũng biết chia vui. Nguyễn Xuân Khánh đã rất dụng công miêu tả tiếng chuông chùa, tạo nên một không gian tôn giáo đầy linh thiêng.

Không gian Phật giáo trong Đội gạo lên chùa đƣợc khắc họa trong từng khung cảnh, thấm đẫm trong từng lời ăn, tiếng nói, trong cách hành xử, tƣ tưởng của nhân vật. Sư cụ Vô Úy là người phát ngôn tư tưởng Phật giáo trong tất cả mọi hoàn cảnh. Sƣ Vô Úy cũng luôn sống đúng nhƣ tinh thần Phật giáo cho dù bị đánh gãy chân hay bị giam giữ khổ cực sƣ cụ cũng luôn tâm niệm đó là cái nghiệp mà mình phải gánh: “Những ý nghĩ tốt lành cũng có sức mạnh của nó và có cách lan truyền riêng của nó. Ý nghĩ an lành nhƣ một làn sóng, nó truyền lan nhƣng mắt ta không nhìn thấy. Vả lại sự tàn độc của một thời biết đâu lại chẳng có mặt tích cực. Bởi vì khi cái ác xuất hiện thì cái thiện cũng đồng thời đƣợc biểu hiện với tất cả vẻ rực rỡ của nó” [16, tr.248-249].

Sư không sợ những biến cố của cuộc đời, khuất phục trước mọi biến cố đến với mình. Lúc sư cụ bị bắt, bị giải lên huyện, sư đều hướng về chùa “con ở nhà, giữ lấy chùa. Nhớ đừng sao nhãng hương đăng” (...) Đức Phật, Quan thế âm Bồ Tát, vị Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay, người luôn nghe thấy tiếng kêu than khổ đau của cõi nhân gian, để mở lòng từ bi cứu giúp. Lúc nào ta đau khổ, thì chỉ cần nhắc đến tên Người, là Người đã sẵn sàng có mặt ở bên ta, trong tâm hồn ta”[16, tr.202]. Với tấm lòng từ bi của Phật pháp, vô Úy đã cảm hóa được những người đã từng làm bao điều sai trái như Khoan Độ.

Nhân vật An từ một cậu bé mồ côi, ban đầu tìm đến chùa để lánh nạn, đến khi đƣợc ở lại chùa đƣợc sƣ Vô Úy bao bọc che chở và dạy nhiều điều về kinh Phật, An đã nhận ra chân lý, An hiểu một điều mà mọi người đều có sẵn trong mình đó là lòng từ bi- sức hấp dẫn lớn của đạo Phật. Hành trình từ cậu bé mồ côi lưu lạc nương nhờ chùa Sọ đến “nhà sư bộ đội” rồi khi hòa bình, An trở thành người chủ gia đình lập am thờ Phật. Có thể thấy, hình ảnh ngôi chùa Sọ

và triết lý từ bi đã trở thành mạch nguồn xuyên suốt toàn bộ tiểu thuyết. Cái đêm không tài nào ngủ đƣợc An đã đƣợc sƣ Vô Úy giảng dạy trấn an (...) “Dù có hiểm nguy nào, núp dưới bóng râm của người, thì cũng qua khỏi. Chẳng có ma chướng nào, chẳng có loài ngạ quỷ súc sinh nào đụng chạm tới con” [16, tr.32]. Tiếng chuông chùa, tiếng gõ mõ, tụng kinh tất cả đều mang một triết lý sâu thẳm “đêm nào sƣ cụ cũng tụng kinh rất khuya” [16, tr.89]. Tiếng chuông chùa đi vào đời sống sinh hoạt của dân làng Sọ nhƣ một “món ăn tinh thần, một thói quen hằng ngày” gắn với những buồn vui: “Tiếng chuông ngân nga rất xa. Chuông Sọ đánh, cả ba xã lân cận đều nghe thấy tiếng (...) nó biết vui, biết buồn, chuông nhƣ hát. Trong tiếng ngân nga có tiếng reo vui” [16, tr.442]. Ngôi chùa là niềm an ủi với người dân quê, con người thường phát hiện ra cái kỳ diệu của ngôi chùa, sau khi đã trải qua những đau đớn ê chề của cuộc đời. Một người bị phản bội bởi người thân. Một linh hồn oan khiên ngút trời. Một người hãnh tiến, được số phận nuông chiều, nay bỗng dưng hiểu mình tay trắng. Một kẻ nghèo khổ cùng đường, thấy vận rủi cứ đổ xuống đầu mình hết đợt này qua đợt khác. Những kẻ tật nguyền, những đứa con côi cút...Nói tóm lại, người ta càng bất hạnh càng sớm tìm ra ngôi chùa.

Có thể nói đem tư tưởng Phật giáo vào trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa lý giải cho người đọc về sức sống trường tồn của đạo Phật và việc giáo huấn con người làm theo lẽ phải, hướng đến lối sống từ bi, thanh sạch ở cõi đời qua hình ảnh của An (nhà sƣ đi bộ đội); sƣ Vô Trần làm cách mạng và Khoan Độ- một kẻ thảo khấu trở thành nhà sƣ.

- Không gian khát vọng

Đạo Phật đã khơi dậy sự khát khao của con người muốn giải thoát trước những mâu thuẫn, bế tắc do chính con người tạo ra. Những ngôi chùa làng vị tha, hướng thiện, từ bi của Đức Phật là nơi an ủi tâm hồn, giúp con người

vƣợt qua khổ nạn. Chị em chú tiểu An khi phải đối diện với những bất hạnh, với nỗi đau khủng khiếp, ám ảnh suốt cuộc đời đã tìm đến chùa Sọ để mong thoát khỏi những cạm bẫy của cuộc đời. Quả thật họ không chỉ thoát khỏi sự đe doạ, dụ dỗ của ông Lý trưởng, họ còn tìm thấy ở đấy hơi ấm của tình thương, hơi ấm của một gia đình. Sư cụ Vô Uý đã thương hai chị em như tình thương con ruột. Sư bác Khoan Độ đã ý thức được trách nhiệm bảo vệ chị em An như người trong một gia đình. Trong tâm trí An, chùa Sọ là mái nhà ấm áp, Sư cụ không đơn thuần là người ban ơn mà thực sự là người cha thứ hai.

Người cha đó không chỉ cho An một gia đình mà còn là người đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ dẫn An đối diện và vƣợt qua những thử thách, cạm bẫy của cuộc đời: “Tôi may mắn đƣợc lớn lên với thầy. Lúc nào cái bóng từ bi của thầy cũng bao bọc che chở cho tôi. Người là người cha thứ hai, người mẹ thứ hai của tôi. Còn hơn cả thế. Sự cộng sinh cộng tử trong lúc nguy nan là một chất keo kết dính. Hơn nữa thầy là người cha tinh thần, dẫn dắt tôi đi trên con đường cao thượng” [16, tr.651]. Bà Thu, mẹ của Tây lùn Bernard cũng từng đƣợc cửa chùa che chở. Chỉ một đồng bạc mà sƣ thầy Diệu Tâm cho đã giúp bà sống đƣợc giữa cuộc đời, không những thế còn góp phần làm hưng thịnh cả gia tộc họ Lê. Dù chỉ là một am nhỏ dưới chân Yên Tử nhưng cũng là nơi cứu rỗi cả sinh mệnh và tâm hồn của một người quá thất vọng và bất mãn với cuộc đời đã bỏ nhà đi làm lục lâm thảo khấu. Rồi chỉ bằng lời nhận xét của sƣ cụ cũng đã làm anh Hạ, một kẻ tù tội, thằng “siêu đực” trong mắt mọi người, như được tái sinh, tái sinh cả xác lẫn hồn. Thế mới thấy sự cứu rỗi của Phật giáo là vô tận. Chùa làng còn là nơi mà con người gửi gắm vào đó những ước mong, là nơi con người tìm đến để có được sự thanh tịnh trong tâm hồn. Không chỉ là những người dân nghèo mà cả những người khá giả nhƣ mẹ của sƣ Vô Trần cũng tìm đến chùa Ổi để tìm cảm giác bình yên nơi cõi Phật. Chính sƣ cụ Vô Uý đã từng trấn an chú bé An khi chú mới đến

cửa chùa: cửa chùa là nơi đất Phật, mà “đất Phật nên trên đầu chúng ta luôn có tàn lọng của đức Phật che chở. Dù có hiểm nguy nào, núp dưới bóng râm của người thì cũng qua khỏi. Chẳng có ma chướng nào, chẳng có loài ngạ quỷ súc sinh nào đụng chạm đƣợc tới con” [16, tr.28]. Đó là niềm tin tuyệt đối vào sự cứu rỗi của đức Phật với con người. Phải chăng chính niềm tin đó đã giúp sƣ cụ vƣợt qua những khó khăn, thử thách khủng khiếp nhất của cuộc đời.

Chính vì thế mà mỗi khi gặp khó khăn hay cảm thấy bất an người ta thường gọi tên đức Phật để cầu mong sự che chở. Chú tiểu An trong đêm đầu tiên khi sƣ cụ bị bắt giải lên Phòng nhì, đã tụng kinh, gõ mõ, đã niệm hồng danh Quan thế Âm Bồ Tát theo lời dạy của sƣ thầy: “Lúc nào ta đau khổ, thì chỉ cần nhắc đến tên người là Người đã sẵn sàng có mặt ở bên ta, trong tâm hồn ta”

[16,tr.203] với một niềm tin sắt đá “Người luôn nghe thấy tiếng kêu than khổ đau của cõi nhân gian, để mở lòng từ bi cứu giúp” [16, tr.203]. Sự tụng niệm ấy còn tiếp tục trên đường chú đến nhà giam Phòng nhì huyện vào sáng hôm sau. Điều đó đã làm cho một chú bé trước đó còn run rẩy vì sợ hãi, cô đơn, tuyệt vọng bỗng trở nên chững chạc, vững tin... Trong tác phẩm Đội gạo lên chùa, câu niệm Phật Nam mô a di đà xuất hiện tất cả 47 lần, mà về cơ bản đó là lời niệm Phật của sƣ thầy Vô Uý. Bởi ông luôn tâm niệm: “Trong những phút trái ngang nhất của cuộc đời, tâm ta rất dễ xao động. Mà tâm xao động dấy niệm lên là ta dễ hành xử sai. Tốt nhất hãy niệm hồng danh đức Phật, và hãy nghĩ rằng mỗi khó khăn ở đời là một bước để ta tôi rèn, để đi đến gần Đạo hơn [16, tr.607]. Và quả thật chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh để một con người gầy gò, mảnh khảnh lại già yếu như sư cụ vượt qua những cảnh huống khó khăn nhất của cuộc đời. Ngay cả khi đối mặt với Tây lai Bernard, câu “Nam mô a di đà” lại là câu trả lời của sƣ Vô Uý. Rất nhiều lần Nam mô a di đà nhƣng mỗi lần là một ý nghĩa rất rõ, đôi khi khác hẳn nhau.

Nó khiến cho ông Tây lai cũng nóng mặt lên vì giận dữ và cảm thấy thất bại

trước những ngón đòn tra tấn của mình. Sau này khi kể lại với An, sư cụ đã nói rõ: “có hai cái lợi, đối với ta, khi niệm Phật, lòng sân hận trong ta sẽ không dấy động, còn đối với kẻ kia, ta cũng cầu mong cho họ đừng nhúng tay vào cái ác, để tránh nghiệp quả” [16, tr.248]. Cả trong cuộc gặp mặt chóng vánh với An ở nhà giam Phòng nhì sƣ cụ cũng 6 lần niệm di đà hật. Câu niệm ngắn ngủi nhƣng hàm chứa bao ý nghĩa và cả những sức mạnh vô cùng:

“Đó là lời chào, lời xin lỗi, cũng có lúc là lời cảm ơn, cũng có thể là lời thông cảm một tiếng kêu đau xót với cuộc sống trần thế vô thường. Nó có lúc được dùng với người hiền hoà thân quen, nhưng cũng có thể là câu trả lời với kẻ hung bạo, độc địa... Cứ tưởng như câu di đà hật chỉ là một thói quen tầm thường. Đâu biết nó nằm trong hạnh an lạc của Phật. Đó là chữ Nhẫn của Phật giáo. Nói câu ấy cho đúng ý nghĩa thật khó. Nói làm sao để cái từ bi đƣợc biểu lộ trong ánh mắt trên gương mặt của ta. Nói làm sao để khi gặp nghịch cảnh, không có chút nào sân hận, đối chọi đƣợc dấy lên trong lòng ta. Nói làm sao để người đã vui được vui thêm, và người gặp cảnh buồn được vơi nhẹ”

[16,tr.246]. Đây cũng là điều làm nên sức hấp dẫn của đạo Phật và thành công của tác phẩm.

Đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Việt Nam. Sở dĩ Phật giáo có ảnh hưởng lớn trong xã hội ta từ xưa là vì “Phật giáo dùng để cứu đời. Ân đức của đức Phật giáo hoá cho dân thật vô lƣợng. Từ lý lẽ thâm sâu cho tới hành động của nhà chùa đều chỉ vì mục đích tạo điều lành, diệt điều ác.

Cũng từ xƣa đến nay, cả nhà chùa, cả chính quyền đều cùng lập hạnh.

Chính quyền lo sự an dân. Nhà chùa lo dạy dân hướng thiện, tránh ác. Tức là Phật giáo lo trị bệnh cái tâm cho con người. Nếu tâm lành thì mọi sự bình an, trời đất thái bình. Tâm là gốc mọi sự, việc trên thế gian...”[16, tr.560]. Chính vì thế mà phần lớn người Việt Nam đều tin, theo đạo Phật, dù

“Không phải người Việt nào cũng hay lên chùa. Nhưng dù có lên chùa hay

không, bất cứ người phụ nữ nào cũng có chút Phật giáo trong huyết quản. Bởi vì bất cứ làng nào ở quê ta cũng đều có cả đình và chùa. Đấy là chùa làng.

Thậm chí còn có chùa thôn, chùa xóm. Đàn ông thì tụ họp với nhau ở đình.

Còn chùa là nơi sinh hoạt của các bà, các chị. Có thể nói hầu hết các bà mẹ đều thấm nhuần văn hoá Phật giáo. Người mẹ nào cũng dạy con “tu nhân tích đức” rồi “ác giả ác báo” rồi “ở hiền thì lại gặp lành, ở ác gặp dữ tan tành nhƣ tro”. Rõ ràng đứa bé chẳng hề đi chùa. Nhƣng văn hoá Phật giáo đã thẫm đẫm vào nó từ thưở ấu thơ. Người mẹ là người lưu truyền những chủng tử của Phật giáo vào tất cả người con đất Việt” [16,tr.783]. Tín đồ Phật giáo làng quê Việt, như cái cách mà thầy trò chùa Sọ nhìn nhận, thì chủ yếu là người nữ, bởi thế “tinh thần Phật giáo thấm vào xã hội, thông qua người mẹ, người vợ. Mà người phụ nữ nào chẳng có gia đình và con cái. Người đàn bà ứng xử trong gia đình xã hội và dạy con cái ít nhiều theo tinh thần Phật giáo. Vậy nên mới nói, bất cứ người Việt nào cũng đều có chút Phật giáo trong người” [16, tr.255]. Đến như anh đội Khoát, đội trưởng đội cải cách, cũng có cảm giác e ngại khi nói đến chùa làng: “Phật giáo là một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu nặng với làng quê từ bao đời nay... đối xử với nó là đối xử với cả một bề dày văn hoá tâm linh. Đối xử với nó là tức là đối xử với cả một chiều sâu thăm thẳm của lòng nhân ái. Đối xử với nó là đối xử với chính mình. Bất kì ai chẳng có chút Phật trong lòng mà mình không biết. Có thể ta phủ nhận điều đó, nhƣng nó cứ tồn tại trong ta” [16, tr.559].

Khát vọng luôn hướng đến điều thiện, điều lành luôn làm ta vượt qua mọi khổ đau, cảm hóa những điều ác quanh ta: “gần những người ghét ta, thậm chí muốn giết ta, điều ấy thực khó, nhƣng là một việc nên làm. Bởi vì trong họ cũng có Phật; gặp thuận duyên, ông Phật trong họ sẽ thức dậy”[16,tr.248]. Nhờ lòng từ bi và sự bao bọc của sƣ Vô Úy mà từ một kẻ thảo khấu giang hồ nhƣ Khoan Độ trở thành phật tử sùng tín chƣa từng thấy,

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)