CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU CỐT TRUYỆN
2.3. KẾT CẤU ẢO - THỰC
Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đƣợc thể hiện một cách độc đáo, sáng tạo. Sự độc đáo, sáng tạo đó với biểu hiện đầu tiên là có sự kết hợp giữa thực và ảo, tạo cho tác phẩm một màu sắc hƣ ảo, trộn lẫn giữa cái thực và cái ảo nhằm khắc họa rõ nét hơn. Kiểu kết cấu cốt truyện lồng ghép các yếu tố thực, ảo là một kiểu kết cấu khá hiện đại. Nó là kết quả của sự tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Hiệu quả thẩm mỹ của nó là có thể mang đến những hiệu quả nghệ thuật lớn nhất, bất ngờ nhất. Tuy trong một cốt truyện có cả yếu tố thực và ảo nhƣng nó không rời rạc theo kiểu ảo là ảo và thực là thực mà nó có sự lồng ghép, đan cài, có sự nhất quán chặt chẽ từ đầu đến cuối. Các nhà văn đương đại còn chủ trương đưa cái ảo vào trong cái thực, tạo nên kiểu kết cấu ảo thực. Trong quan niệm của các nhà văn đương đại, cái ảo không hẳn là cái phi thực mà là cái thực đƣợc cảm nhận bằng tâm linh hơn là lý tính.
Vì vậy, yếu tố kỳ ảo có vị trí quan trọng trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương … nhằm phản ánh đời sống khách quan và đời sống tinh thần, tâm linh của con người hiện đại. Đó là ưu thế, là điểm tích cực mà chỉ có nó mới có thể tạo ra đƣợc.
Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhà văn tiếp tục đƣa vào tác phẩm những yếu tố kỳ ảo. Đây là một sự tiếp nối thủ pháp nghệ thuật của nhà văn trong Hồ Qúy Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Ở Đội gạo lên chùa yếu tố kỳ ảo
trong tác phẩm này không nhiều song qua đó nhà văn bộc lộ những suy nghĩ, những quan niệm riêng về cuộc sống.
Qua khảo sát thế giới nhân vật trong Đội gạo lên chùa, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa rất đa dạng, phong phú với nhiều nhân vật khác nhau. Đó có thể là những con người bình thường, có khi là những kẻ mang dáng vẻ con người nhưng lại xấu xa, độc ác như dã thú, hay những con vật mang tình cảm, trái tim con người. Nhưng dù được miêu tả dưới dạng nào thì tất cả các nhân vật ấy đều thống nhất với nhau ở đặc điểm: có yếu tố kỳ ảo. Tuy nhiên mỗi nhân vật lại đƣợc “bao phủ” bằng sự kì ảo với các mức độ đậm nhạt khác nhau. Các nhân vật này đƣợc khắc họa ở yếu tố ngoại hình. Đó là những người trần mắt thịt có thực trong cuộc sống hiện diện giữa cuộc đời phồn tạp và không ngừng trôi chảy. Nghĩa là tự bản thân nhân vật không thể tự tạo ra những điều kì lạ. Nhà văn đã khắc họa chân dung, số phận, cuộc đời những nhân vật này qua lăng kính kì ảo. Các nhân vật đã được pha trộn sự lạ lẫm, bất thường để giao lưu với yếu tố kì ảo. Đó là bà cụ Thầm, ông cụ Xuân, ông cụ Khố. Hay những con người có số phận buồn như bé Rêu. Họ là những con người trong đời thực với những suy tư, trăn trở, có cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ hiện nay, ta bắt gặp bóng dáng của các nhân vật ấy với nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau.
Mỗi nhân vật đƣợc khắc họa bằng một bức chân dung khác nhau. Thông qua ngoại hình của nhân vật đó, ta nhận ra đƣợc phần nào tính cách, phẩm chất của họ nhƣ ông cụ Xuân, một “quái nhân” đƣợc vẽ bằng nét tạo hình
“cao chừng một mét tám, chân tay vạm vỡ”[16]. Chính cái vẻ bề ngoài cao lớn khác thường đó khiến ông Xuân bị cả làng xa lánh, phải bỏ làng đi. Hạ - con trai ông Xuân: bàn tay “quăn queo sần sùi, màu sắc đỏ như máu. Đường trái tim không có. Nó hợp với đường trí não thành một đường”; “lưng gấu, đôi
cánh tay dài nhƣ vƣợn”; “lộ nhãn, lộ xỉ, lộ hầu”[16]. Với vẻ bề ngoài đó người ta cho rằng Xuân là một quái nhân, là “người siêu đực”. Hay như cụ Khố người như con rái cá. Từ sáng đến tối, lúc nào cũng trần như nhộng. Trên mình chỉ có một chiếc khố...”[16,tr.20].
Yếu tố kỳ ảo còn biểu hiện ở số phận nhân vật, bởi hầu hết các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh mang một thông điệp nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm qua số phận của họ. Đó là sự thiếu vắng tình yêu thương của cha hoặc mẹ. Là nỗi khắc khoải trước số phận không may mắn, con người luôn sống trong những ràng buộc, mâu thuẫn hay phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa hận thù và yêu thương. Nhưng không dừng lại ở việc miêu tả sự côi cút, đáng thương của nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh còn coi đây là sợi dây gắn kết các nhân vật trong những mối quan hệ bất bình thường hoặc là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi số phận nhân vật. Rêu không biết cha mình là ai. Bà Thêu người đàn bà đã sinh ra Rêu là bà Sáu của ông Chánh Long và ông Chánh Long thì cả tổng, cả huyện ai mà chả biết. Ông nhiều vợ nhƣng khét tiếng kén chọn. Người đàn bà nào đã thuộc về ông đều là người đẹp. Mà bà Sáu của ông (bà Thêu), thì như ông vẫn hành diện khoe với mọi người, là người vợ ứng ý nhất của ông, là một người đẹp hiếm có, mà ông cứ đi tìm mãi, cho đến gần chót đời mới tìm ra. Còn Rêu ngay từ lúc sinh ra ta đã dự cảm đƣợc cuộc đời của Rêu. Rêu có ngoại hình “gầy gò, nhỏ bé, xinh xinh, da trắng, môi hồng, toác đen nhƣ mun, đôi mắt đen láy long lanh”[16,tr.499]
Nhìn cô bé tinh khôi với nụ cười luôn nở trên môi. Nhìn Rêu ta cảm ngay thấy sự mong manh. Cô bé là một thiên nữ. Nhưng sự đời không thể lường trước được việc gì khi Rêu luôn nghi ngờ về sự xuất thân của mình. Cô luôn dằn vặt bản thân và đi tìm người cha đẻ đã sinh ra mình, suốt một khoảng thời gian dài trước lúc chết, từ một cô bé hồn nhiên, yêu đời, có giọng hát trong veo nhƣ chim họa mi trở thành một cô bé trầm tĩnh tƣ lự, ít nói. Khi nhận ra
Chánh Long là cha của mình thì đã quá muộn. Ông đã bị xử tử trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhƣng sự đời còn trớ trêu hơn dẫn đến cái chết của Rêu.
Người làng đã phát hiện ra bà Thêu đã chửa hoang. Người tằng tịu với bà chẳng phải ai xa lạ, lại chính là anh đội Khoát. Trong đêm trước khi chết khi xé rào vào nhà, Rêu đã nhìn thấy cái điều mà một tâm hồn trong sáng nhƣ cô sẽ không chịu đựng nổi. Cô đã nhìn thấy mẹ mình và anh Khoát đang quấn vào nhau. Thế gian này làm Rêu thất vọng, có lẽ, vì quá yêu cõi nhân gian nên cô chẳng muốn sống nữa. Rêu đã trầm mình xuống giếng thơm ở chùa tự vẫn.
Rêu là một thiên thần, thiên thần quá trong trắng nên làm sao chịu đựng đƣợc những cảnh độc ác, ô trọc của cõi nhân gian này. Vì thế nên thiên thần mới vỗ cánh bay đi, để lại tiếc thương cho những người trần tục, tiếc thương cái mảnh pha lê trong văn vắt ấy, tiếc thương cái đẹp làm cho con người tốt hơn lên.
Cái chết của Rêu nếu chỉ dừng lại ở đó thì câu chuyện trở nên đơn điệu, nhƣng việc “lạ hóa” chi tiết đã làm cho cốt truyện trở nên sống động, tạo ra ý nghĩa lớn hơn về cõi nhân sinh. “Khi người ta chết, trong thời gian còn chờ đợi để đi đầu thai. Hồn người ta thường nhập vào một kiếp khác”[16, tr.746].
Trong văn học Việt Nam có nhiều câu chuyện kể về những trường hợp đầu thai hóa kiếp. Khi kiếp này làm quá nhiều điều ác thì khi chết đi sẽ phải sống ở kiếp vật (Lý Thông thành bọ hung, tên giám đốc biến thành dê trong món tái Dê), hay kiếp quỷ (người thành ma trong ca một dây theo nhau đi) và ngược lại, người tốt lại được hóa kiếp thành những sinh thể đang sống. Đó là sự trở về của linh hồn nhập vào những sinh thể đang sống. Rêu chết “hóa thân” thành con chim nhỏ bé hót trên cây táo. Tìm mãi tìm mãi qua kẽ lá mới trông thấy một con chim nhỏ xíu lông màu vàng chanh óng ả. Con chim nhƣ một nghệ sỹ hót mê đắm...”[16,tr.747]. Cô bé Rêu là một người trong sáng, thánh thiện nên khi đầu thai Rêu thành một con chim nhỏ xíu đem tiếng hót đến cho cuộc đời.
Đó là hình ảnh của cô Thắm hiện về: “Cô đang bay vào nhà. Cô ấy vẫn nhởn nhơ nhƣ thời con gái. Cái yếm đào này. Chiếc khăn vấn nâu non này.
Chiếc hầu bao hoa lý này. Cả chiếc váy sồi lướt tha lướt thướt...”[16,tr.21].
“(...) con đom đóm bay dọc suốt cả ba gian nhà, bay cả vào căn buồng đầu hồi của vợ chồng thằng Trắm, rồi lại bay ra lƣợn lờ quanh bàn thờ gia tiên, quanh quẩn nấn ná có đến hơn tiếng đồng hồ mới chịu bay ra sân, cuối cùng bay về phía chùa và biến mất”[16,tr.623].
Trong hệ thống các nhân vật có yếu tố kì ảo, đi liền với việc xây dựng chân dung, ngoại hình, số phận nhân vật ta còn thấy xuất hiện nhiều chi tiết nghệ thuật đắt giá gắn với yếu tố kì ảo, các chi tiết nghệ thuật này là “chất liệu” để xây dựng nên các nhân vật kì ảo, tình huống kì ảo trong tác phẩm.
Thông thường, một tác phẩm được coi là thành công khi tạo ra được sự hấp dẫn, thu hút đối với người đọc. Mà một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công đó chính là các nhân vật cùng những diễn biến tâm lý, đời sống nội tâm và những mối quan hệ phức tạp, việc tìm ra các chi tiết nghệ thuật đắt giá (hay các sự kiện đắt giá) sẽ góp phần định giá tác phẩm và định giá tài năng của tác giả.
Thứ nhất là những chi tiết có liên quan đến yếu tố tâm linh hay điềm báo. Trong thế giới tâm hồn con người phương Đông xưa, sự giao tiếp giữa cõi trần và những cõi khác hầu nhƣ không bị giới hạn. Còn với tƣ duy của con người hiện đại thì khả năng linh cảm gắn với một ý thức khác về thế giới; sự bí ẩn vô cùng của tự nhiên và năng lực cảm nhận bằng trực giác của con người trước những hiện tượng bí ẩn không lí giải được. Từ góc độ khoa học, điều này gắn liền với cái gì đó siêu hình, nó có thể có hay không chƣa ai dám khẳng định. Nhƣng nghệ thuật lại nhìn từ góc độ khác. Lấy cái ảo để cảm quan hóa đối tƣợng nhận thức. Những tình tiết của các câu chuyện có thể do nhà văn sáng tạo ra hoặc tái tạo lại từ những chuyện dân gian, những lời đồn,
nhƣng nó chứa đựng một niềm tin sâu xa vào những bí ẩn cùng tận trong tâm hồn con người.
Một trong số đó là chi tiết giữa người cõi trần và người cõi âm luôn có một sợi dây vô hình gắn kết. Đây là môtip quen thuộc thường thấy trong văn học cổ Trung đại. Khi Thúy Kiều đi tảo mộ ngày xuân, bên nấm mộ vô chủ, nghe kể về cuộc đời bất hạnh của Đạm Tiên, nàng đã nhỏ nước mắt khóc than cho số phận hẩm hiu của người kĩ nữ khiến hồn Đạm Tiên xúc động trở về trong cơn gió thổi “ào ào”.
Trong Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng chi tiết lạ hóa nhằm tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm. Chi tiết người cõi âm hiện hồn về báo cho người sống như một sự kết nối với nhau về kiếp nhân sinh “đêm qua u chị, cụ Thầm về thăm, một con đom đóm rõ là to, rõ là xanh, xanh biêng biếc, cũng lập lòe, nhưng lập lòe rõ là chậm. Cụ về báo mộng“(...)cây hương trên bàn thờ đột nhiên cháy bừng...”[16,tr.628].
Loại chi tiết nghệ thuật tiếp theo có chứa đựng yếu tố kì ảo đó là người cõi âm trở về đối thoại, nói chuyện với người đang sống trong cõi vô thức.
Hình ảnh này hiện lên thấp thoáng qua nhân vật bà cụ Thầm.
Bà cụ Thầm nhà nghèo nhất làng, không một tất đất cắm dùi. Cụ là một người vui tính chỉ từ khi chồng bà mất, bà trở thành dở điên dở khùng. Từ khi chồng chết, bà đêm ngày như sống với cõi âm. Ban ngày bình thường nhưng cứ từ lúc chạng vạng gà lên chuồng là bà như người mê ngủ, cứ đờ đẫn ra, rồi lẫn thẩn nói chuyện với người cõi âm. Bà có khả năng “thần giao cách cảm”
với người chết, bà nhìn thấy ma, thấy người cõi âm qua những con đom đóm.
Đối với bà Thầm, mỗi con đom đóm là một vong linh, bà thường ngồi ở thềm nhà đếm những con đom đóm bay lượn. Đó là vong linh của những người thân đêm nào cũng về thăm hỏi, phù hộ cho bà. Có những lúc bà còn trò chuyện cả với những sinh linh nhỏ xíu lập lòe ấy: “Ông lão nhà tôi đêm nay
bận hay sao ấy. Chẳng thấy mặt. Chỉ toàn các cô bạn thời con gái. Kia kìa: cái cô bay bổng bay la kia là cô Thắm. Lúc nào cũng lúng liếng, nhởn nhơ. Cười rõ là giòn...”[16,tr.20]. “(...) Bà nhìn con đom đóm mới bay vào nhà và lại tiếp tục cuộc đối thoại không bao giờ dứt với người cõi âm: “Thắm ơi! Thắm đấy à? Có phải lúc nãy mày vừa thút thít phải không? Sao đến tận bây giờ mà mày vẫn khóc?”[16,tr.22].
Trong trạng thái dở điên dở khùng, một hình ảnh bà cụ Thầm như người vô thức, lặng lẽ nhƣ một cái bóng, bà sống ở cõi đời nhƣ một cõi tạm, bà hay đi lang thang, người ta chẳng biết cụ sống bằng cách nào. Năm thì mười họa, người ta mới lại thấy mặt cụ ở làng, hỏi thì mới biết cụ toàn đi thăm những người cõi âm. Có lẽ vì thế cụ như sợi dây gắn kết vô hình với người đã khuất.
Không vong linh nào mà cụ không thấy cả.
Hình ảnh đom đóm gắn với yếu tố vừa thực vừa ảo khơi gợi những vấn đề thuộc về nhân sinh, thế sự trong cuộc sống. Chết là hết nhƣng đôi khi chết lại là sự bắt đầu của một kiếp sống khác, trong một thế giới khác.
Đó còn là sự trở về của người cõi âm để đối thoại với người đang sống trong cõi vô thức nhƣ chị Thì nằm mơ thấy cụ Thầm về qua sự hiện thân của con đom đóm. Cụ hỏi con gái:
“- Này Thì, mày có nhớ ngày mai là ngày gì không?
- Thƣa u, con chẳng biết là ngày gì cả.
- Rõ đoảng, Đoảng ơi là đoảng. Mai là ngày giỗ sƣ tổ ngoài chùa. Con ơi, ngày xƣa, lúc u mới sinh ra mày, nhà chẳng còn hạt gạo củ khoai. Bố mày đi nhủi tép ngoài đồng rét quá phải cảm, người sốt nóng như hòn than. Mẹ phải ôm mày ra chùa ăn mày cửa Phật. Sư tổ thương tình ra tay cứu giúp. Có sư tổ mày mới còn sống đến giờ, mới có con có cháu. Rồi sau đó nhà chùa còn cho cấy rẽ
mấy sào đất tam bảo, nhà ta mới có cái mà sống. Đừng có quên.
Không bao giờ đƣợc quên con nhé.”[16,tr.623-624]
Hình ảnh đó còn gắn kết với người đang sống như sợi dây vô hình. Về báo ứng nhƣ hình ảnh cụ Thầm về thăm chị Thà “một con đom đóm rõ là to, rõ là xanh, xanh biên biếc...(...) Chị Thì khấn” “U ơi nếu thực là u thương con, u về thăm con thì u hiển linh cho con biết”[16,tr.628]. Chị khấn xong
“cây hương trên bàn thờ đột nhiên cháy bừng...”[16,tr.628]. Cụ còn về bay suốt ba gian nhà, thăm hết các xó xỉnh...
Đó còn là chi tiết Rêu về thăm bà cụ Thầm. Bà nằm mơ thấy Rêu. Nó bảo sáng nào nó cũng về chào bà hẳn hoi mà bà chẳng biết. Bà hỏi: “Thế mày chào bà thế nào thì phải nói ra. Bây giờ âm dương cách trở rồi mà. Lúc đó nó mới nói sáng nào nó cũng nhập vào con chim vành khuyên líu lo nói chuyện với bà. Nó bảo nếu bà không tin, sáng mai nó sẽ về hót trên giàn mướp”[16,tr.747]
Môtip là “thành tố bền vững vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học; Môtip có thể đƣợc phân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó”[11].
Trong Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh sử dụng chi tiết lạ hóa nhằm tạo sự bí ẩn và hấp dẫn cho tác phẩm. Hay nói cách khác với môtip cái chết đi liền với sự trở về của hồn. Nhà văn đã để cho người chết trở về với người sống qua những dấu hiệu khác lạ. Qua câu chuyện của sư cụ Vô Úy
“Lúc ta lên bảy tuổi thì em gái ta chừng ba tuổi. Lúc đẻ em bé mẹ ta băng huyết rồi chết (...) Tên em là cái Choắt. Thiếu sữa mẹ, bé tì tẹo teo, nên gọi là choắt. Choắt hay khóc. Chẳng ai dỗ đƣợc, nhƣng anh Sinh bế là Choắt nín ngay. Lên ba tuổi thì Choắt ốm. Choắt bị bệnh nôn. Ăn gì cũng nôn ra. Choắt đã bé lại không ăn đƣợc gì nên chỉ năm ngày sau đã thoi thóp hấp hối... Sinh