CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
3.1.1. Không gian hiện thực
- Không gian văn hóa, làng xã Bắc Bộ
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa làng Việt truyền thống rõ nét nhất là văn hóa làng Việt Bắc Bộ. Làng Việt Bắc Bộ là nơi bao đời nay cƣ dân Việt cƣ trú, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, xóm giềng...”[51]
Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã dẫn dắt người đọc vào không gian sinh hoạt văn hóa làng xã Bắc Bộ “Nhà ông Chánh Long to nhƣ cái đình năm gian thênh thang. Nhà xây theo kiểu nội tƣ ngoại khách, nghĩa là ngoài hai cái buồng gói hai đầu, ba gian giữa đƣợc ngăn theo chiều dọc thành phần trong để thờ, phần ngoài làm nơi tiếp khách. Ba gian khách ấy rộng rãi vì không có cột. Để trốn cột, người ta dùng hai cây xoan dài hình cong cong nhƣ hai con rồng để đỡ mái. Nó giống hai con rồng đƣợc chạm trổ rất công phu” [16, tr.172]. Hay “ (...)từ cổng vào đến chính đường phải đi theo con đường gạch dài chừng hai trăm mét, hai bên trồng mẫu đơn và tóc tiên” [16,tr.173]. Hay bình dị, đơn sơ nhƣ nhà thầy giáo Hải “Nhà thầy giữa làng, một ngôi nhà lợp ngói nhỏ xinh, đằng trước có sân gạch với dàn mướp vàng, có tường hoa, có bể nước mưa với mui che khum khum như chiếc thuyền nan lật úp, có bốn cây câu vươn lên trời và hai cây hoa ngâu như hai cây nấm khổng lồ màu xanh vào mùa mƣa đơm hoa vàng thơm nức”
[16,tr. 108]. Hay không gian sống của nhà bà Nấm “ Nhà nằm trên đỉnh một quả đồi. Chung quanh toàn là tre. Nhà gồm hai nếp: nhà chính ba gian, nhà phụ hai gian dùng làm bếp luôn...”[16,tr.357]. Rộng hơn chút nữa là không gian vườn hoa Paster ở Hà Nội, xóm Cầu Tre, xóm cây Găng, xóm Ngõ Bò, xóm cầu Gỗ: “Xóm Cầu Gỗ có tới năm sáu chục nóc nhà. Toàn là nhà tranh vách đất. Lắm nhà chỉ là những cái lều xiêu vẹo. Không có nhà có gạch. Chỉ có vài ba nhà làm bằng gỗ xoan theo kiểu nhà ba gian nông thôn; đó là những
nhà khá nhất của vài ông cai thợ mộc, thợ nề hoặc thợ nguội, thợ rèn làm ở nhà Đèn, nhà Rượu. Còn tất cả những nhà khác đều là cột tre cột bương tạm bợ, đó là nhà của mấy ông kéo xe tay, mấy ả thổi cơm nhà máy rƣợu, mấy cô bán rau, mấy ông đồ tể lò lợn, mấy ông phu khuân vác phà Đen, mấy chú bé bán báo, trèo me, trèo sấu...” [16,tr.117,118]. Hay không gian sống của Cụ Tập ở Xóm Cầu Gỗ “Căn nhà ba gian, cột tre, vách nhứng, lợp lá gồi vững chãi. Có hai cái phản kê ở góc nhà. Ở giữa là bàn thờ làm kiểu gác lửng lát ván gỗ. Nhà nhìn ra cái ao rau muống, rau rút, một số ít là ao sen, ruộng niễng, vài ao thả cá” [16,tr.119].
Không gian hiện thực còn hiện lên qua không gian hẹp- ngôi chùa Sọ, cụ thể hơn là làng quê Bắc Bộ - Làng Sọ- Chùa Sọ. Những mô tả cảnh trí ngôi làng dễ liên tưởng đến vùng không gian ven đô, núi và đồng ruộng tạo thế tương trợ với phía thành thị thông qua đường độc đạo. Với không gian như vậy, sinh hoạt tinh thần bền vững và thường xuyên nhất, cũng thuận lợi nhất, là bộ hành đến ngôi chùa làng. Dễ thấy Phật giáo trong Đội gạo lên chùa là Phật giáo làng quê. Trước khi xuyên thấm về thôn quê, Phật giáo chủ yếu đắc dụng nơi đế kinh, một không gian của nhiều “kẻ có học”, vƣợt qua đƣợc cản trở về ngôn ngữ và sớm tường giải các triết thuyết ẩn tàng trong các bộ kinh Phật chuyển từ ngoại quốc về, góp phần tạo dựng nền tảng tư tưởng và văn hóa quốc nội. Nét đẹp của văn hóa Phật giáo trước hết thể hiện qua cuộc sống tu hành trong không gian hẹp- ngôi chùa Sọ. Cả ngôi chùa Sọ là một gia đình.
Sư thầy Vô Úy là người cha, mà mỗi hơi thở không khi nào thôi hướng tâm đến Phật, hướng những đứa con đến cái thiện, cái từ bi. Cảm hóa một tên cướp khét tiếng thành kẻ nguyện trọn đời bảo vệ Phật pháp. Cảm hóa ác thú đến được với nhân lương. Những huyền thoại ấy nhấn mạnh cái khả năng gần như vô tận của từ tâm trong việc khôi phục bản thiện ở mỗi con người tự thuở nhân chi sơ. Cũng nhờ tâm từ bi nên dẫu lánh thế tu hành, vị chân sƣ vẫn
không thể đặt mình ngoài nỗi đau của quê hương dưới sự tàn bạo của quân xâm lƣợc, âm thầm giúp đỡ lực lƣợng cách mạng ngay những ngày đầu. Nhờ tâm hỉ mà mỗi tiếng chuông chùa cũng trở nên lảnh lót, vui vẻ lạ thường trong ngày một nửa quê hương độc lập. Nhờ tâm xả, sư thầy vượt qua những độc ác và u tối của thế gian, những trận tra khảo chết đi sống lại của giặc, những hành hạ đến từ sự u mê của kẻ thù. Lối sống ấy, cái tâm cao thƣợng ấy đƣợc thực hiện mọi lúc mọi nơi, không chỉ qua nghiệp tu hành của thầy mà còn bởi những lời dạy của thầy với chú sƣ nhỏ, “ăn cũng thiền, đi cũng thiền, cả ngủ cũng thiền”, “mọi lời nói, hành vi, cử chỉ...tất cả đều là thiền hết” [16, tr.72]
Mở ra không gian bên ngoài ngôi chùa, Nguyễn Xuân Khánh tái hiện đời sống Phật giáo giữa làng Sọ nhƣ bao làng quê Việt khác. “Mỗi làng đều có đình và chùa. Người nam sinh hoạt ở đình. Người phụ nữ sinh hoạt ở chùa. Vì vậy, tinh thần Phật giáo thấm vào xã hội thông qua người mẹ, người vợ. Mà người phụ nữ nào chẳng có gia đình và con cái. Người đàn bà ứng xử trong gia đình xã hội và dạy con cái ít nhiều theo tinh thần Phật giáo. Vậy nên mới nói, bất cứ người Việt nào cũng đều có chút Phật giáo trong người” [16, tr.255].
Văn hóa là một dòng chảy liên tục. Mỗi một dân tộc đều có một nền văn hóa mang bản sắc riêng, đại diện cho tâm hồn con người xứ sở đó. Trương Hữu Quýnh đã nói: “Cái chung cơ bản là con người. Còn cái riêng khác biệt thể hiện trong văn hoá là cái bản sắc -là những biểu hiện giá trị tinh thần hay vật chất nói lên đặc điểm của một tộc người nhất định, phân biệt họ với các tộc người khác ” [24, tr.154]. Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, tác giả đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để làm rõ bản sắc văn hoá Việt Nam ở nhiều phương diện: Từ văn hoá nhận thức đến văn hoá tổ chức cộng đồng, trong đó vừa có tổ chức đời sống tập thể và đời
sống cá nhân. Ngoài ra tác giả còn lãm rõ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.[38, tr.681].
Với vốn kiến thức tường tận của nhà tiểu thuyết, Nguyễn Xuân Khánh đã làm sống lại không gian văn hóa làng xã Bắc Bộ mang đậm bản sắc Việt. Đó là một trong những thành công của Nguyễn Xuân Khánh trong việc tái hiện không gian văn hóa trong Đội gạo lên chùa.
- Không gian sinh hoạt, lao động, sản xuất
Trong Đội gạo lên chùa, không gian văn hóa về con người được miêu tả qua hoạt động sinh hoạt của người dân mang đậm dấu ấn người Bắc Bộ: một ô Cầu Dền Hà Nội, con đê đại la của kinh đô Thăng Long, những mái nhà tranh vách đất của xóm Cầu gỗ ở đó họ sống, sinh hoạt và làm đủ mọi nghề thợ mộc, thợ nề, thợ nguội, thợ rèn, mấy ông thợ kéo xe tay, mấy cô bán rau, mấy ông đồ tể lợn, phu khuân vác phà Đen, mấy chú bé bán báo, trèo me trèo sấu, hay mấy bà bán hàng vặt ở ngay đầu xóm Cầu Gỗ. Đó là buổi lễ tế cáo đất trời, thành hoàng làng tại sân chùa; đó là hình ảnh của chị Trần xắn quần móng lợn đi suốt ngày suốt đêm cứu dân, quyết không để ai chết đói. Xong cứu đói lại đến chống hạn. Cả tháng trời không mƣa. Ruộng khô nứt nẻ. Lúa nghẹn đòng, đó là hình ảnh của anh bộ đội về giúp dân tát nước, rồi động viên thanh niên trong xã cùng làm. Đó là hình ảnh của những đứa trẻ lần đầu tiên chúng được đánh trống, được hát hò, được nhảy múa. Dưới bóng những cây muỗm tán lá xanh rì, rậm rạp, đội thiếu nhi đêm nào cũng múa hát. Đó là những buổi sinh hoạt ca hát quây quần ở sân chùa “(...)kết thành vòng tròn để tiếng hát vang rung cành lá, để cô cậu nào cũng đổ mồ hôi cùng những tràng cười giòn giã. Múa sạp” “Sòn sòn sòn đô sòn”. Hái chè bắt bướm: “là là mí mí rê” [16, tr.448]. Hay những anh bộ đội, những người lính, là những sứ giả cách mạng ở những làng quê. Hầu nhƣ tất cả những gì mới mẻ của cách mạng
đều thông qua họ mà đến với dân quê. Nào chống đói, nào chống hạn, nào chống di cƣ vào Nam, nào mít tinh, nào phổ biến học tập.
Đó còn là không gian thiên nhiên đồng quê mùa gặt ở nông thôn Việt qua đôi mắt của những người Pháp hiện lên thật thơ mộng: “Đường làng phủ đầy rơm rạ. Cả làng chìm trong hương lúa thơm ngát, ngọt ngào. Những đứa trẻ cười ròn, lăn lộn trên thảm rơm. Những con trâu bóng nhẫy, bụng căng phồng, đứng ở những góc vườn, miệng nhai liên miên không biết mỏi. Những đàn sẻ đậu trên sân phơi thóc thấy người vội vù vù bay lên cây mít trốn lủi.
Hai người đàn bà đứng trên sân gạch cầm nia sẩy lúa. Tiếng hạt thóc chắc rơi rào rào và thổi bay những rơm rác thành đống. Hai người đàn bà mặc váy, mặc yếm, vấn khăn nâu tóc đuôi gà, lƣng trần rám nắng, nhịp nhàng đôi tay hất lên, hất xuống dẻo quẹo, cái dáng thật là duyên dáng kỳ diệu...”[16,tr.
225] Vẻ đẹp ấy đã khiến Gustave “đứng ngây người ngắm mãi không chán mắt” và thốt lên trong lòng “Đẹp hơn cả bức tranh” [16,tr. 225].
Sau năm 1945, gương mặt nông thôn Việt Nam mới bắt đầu thay đổi, với Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến, với cải cách ruộng đất và sửa sai rồi phong trào hợp tác hóa. Dưới thời cải cách ruộng đất, thời điểm mà nhà văn gọi đó là cơn “ bão nổi can qua”, với biết bao sóng gió, cái thời mà vợ có thể đấu tố chồng, em có thể đấu anh... Nguyễn Xuân Khánh đã có những trang dàn dựng hợp thức về cải cách ruộng đất.
Khung cảnh đấu tố diễn ra trong sự sắp xếp “Anh Đội Khoát đội cải cách tổ chức cho nông dân xóm Đình họp tố khổ ngay tại đình. Hai chiếc đèn ba dây treo ở tả hữu. Một chiếc đèn chai đặt trên chiếc bàn gỗ nơi anh Đội và Lẫm ngồi...”(...). Hôm ấy họp xóm đông lắm. Ai đƣợc gọi đi là mừng rơn. Kéo cả nhà lũ lĩ đi họp...”. Hay cảnh Ông Đội Khoát nói rất hùng hồn: “Vừa nói vừa chém tay vào không khí. Người dân sáng mắt lên, hớp từng câu nói, như hớp đƣợc làn không khí trong lành bổ dƣỡng bỗng nhiên từ trời cao rơi xuống” [16,
tr.468]. Hay cảnh đấu tố của hai người đàn bà từng đầu ấp tay gối với chồng là Ông Chánh Long, bị xem là địa chủ bóc lột nông dân, nghe những gì hai người đàn bà “tích cực” tố cáo chồng. Mặc dù Ông Chánh Long chia cho thị một mẫu năm sào ruộng để nuôi con, thị tóc xõa rũ rƣợi, ngất đi rồi tỉnh lại tố khổ chồng:
“ (...) Lão bảo nếu tôi bằng lòng, thì lão sẽ cho tôi ba mẫu chứ không phải mẫu rƣỡi” [16,tr.470]. Còn bà Thêu thì chẳng kém cạnh gì, bà bị Đội Khoát “đầu độc” kiếm cớ tố cáo “tội ác” của chồng “ Đôi mắt long lên sòng sọc, sắc nhƣ con dao cau, vừa tố vừa nghiến răng kèn kẹt, rồi lăn ra bất tỉnh, sùi bọt mép”[16, tr.476].
Không gian tố khổ ngoài đình cho thấy những âm mưu, thủ đoạn, sự tàn độc của con người “Tòa án nhân dân được thiết lập trước cửa đình làng Sọ.
Người ta thiết kế hẳn một cái bục cao, rồi kê bàn ghế lên trên, đó là nơi quan tòa ngồi. Sau lƣng bục, làm giàn giáo để đỡ chiếc phong to màu đỏ chói và những khẩu hiệu màu vàng rực rỡ. Dãy bàn quan tòa ngồi bịt kín đằng trước bằng giấy hồng điều” (...) Mười lăm xóm, mười lăm khu vực. Cộng thêm một khu vực dành riêng cho gia đình con em các thành phần bóc lột” (...) số người dự chỉ có giới hạn, nhưng số người đi xem thì đông vô kể. Có thể nói gấp đôi số người dự. Hầu hết đám thanh niên, đám trẻ con trong xã đều có mặt. Họ ở vòng ngoài. Đám người dự ngồi bệt xuống đất, có hàng có lối, tương đối trật tự.
Còn đám đi xem ở vòng ngoài thì đứng. Họ ăn nói lao xao, bàn tán đủ điều, nói chung thiếu trật tự. Họ cũng không giác ngộ gì đâu. Đi xem cốt là xem xử tử.
Giết người, lại giết công khai, tắp lự, có bài có bản. Giết một con bò đã ghê, giết một con người, hẳn ghê gớm lắm”[16, tr.534].
Đề cập đến góc nhìn còn nhạy cảm của đời sống nông thôn thông qua những tình tiết, sự kiện, qua những mẫu đối thoại rùng rợn mà bất kể ai đã trải qua hay từng nghe cũng cảm thấy xót xa. Tính chất mâu thuẫn giai cấp đã dâng lên đỉnh điểm, những trường đoạn, những màn đấu trí tàn bạo, sẵn sàng chà đạp
lên tình huyết thống một cách mù quáng, ở đó chỉ tồn tại sự vị kỷ độc đoán, quan hệ giữa người với người tàn bạo hơn cả loài dã thú, nguy hại hơn là kẻ đại diện, nhân danh công lý mà ngang nhiên áp đặt mọi suy nghĩ của mình lên người khác như đội Khoát. Bởi vậy cái thảm kịch mà địa chủ Long phải nhận là cái cách người ta xử tội ông cụ theo sáng kiến “người nhà quê đi cày”. Hiện thực nông thôn thời cải cách ruộng đất với những mảng sáng, tối hiện lên rõ nét. Ngòi bút của Nguyễn Xuân Khánh chừng mực trong việc đi vào các nhân vật địa chủ, nhân vật đội, thể hiện sự nhận thức của người nông dân trước một cuộc cách mạng mới. Nhân vật địa chủ kháng chiến Chánh Long với gốc tích, tâm tính và việc không theo Quản Mật vào Nam có thể ông ta không lường hết đƣợc cảnh “bão nổi can qua” mà mình sẽ phải hứng chịu, là một hình tƣợng có sức thuyết phục gây nên những đau xót khi nhà văn chạm tới những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Để cho Rêu đi tìm người cha đích thực của mình và cái nghi án ấy nghiêng về cụ Chánh Long, vả chăng cũng là một cách khẳng định cái phần người tốt đẹp trong một bộ phận người mà một thời cách mạng cố đẩy về phía kẻ thù, cố gán cho họ những tội trạng mà hậu thế thời nay thật khó chấp nhận; nó tương phản với phần khuất trong bóng tối chân dung đội Khoát đang đi “xâu rễ”. Đây là thời kỳ mà cái ác là con đẻ đích thực của sự thiếu hiểu biết, của giáo điều. Người cán bộ năng nổ, tận tâm với bà con, lại là vợ của một cán bộ cách mạng- bà Nấm- đã chết thảm, chết nhục trên đường chạy trốn cải cách ruộng đất. Còn Bà Thêu thì khi tạo ra và thể hiện kịch bản đấu tố rất hoàn hảo đối với Chánh Long cũng cho thấy đƣợc cái phẩm chất đàn bà trong những toan tính nhằm trục lợi. Đây là nỗi đau của người “Chém cha cái kiếp chồng chung” hay tầm hiểu biết non kém, tính thực dụng đã tạo nên những khác thường? Nhất là khi miệng lưỡi của anh đội Khoát đã trở nên có gang có thép, khi mà anh đội này hứa hẹn sẽ đem lại cho bà ta điều mà cụ Chánh Long chƣa bao giờ làm đƣợc. Bà Thêu đã có những việc làm tàn nhẫn
không thể biện minh. Nhưng nhìn chung bản chất của người Việt Nam vẫn không thay đổi. Mẹ con chị Thì dù là bần cố nông, dù suốt ngày làm bạn với cái lưới nhưng vẫn không hề đấu tố nhà chùa theo sự bắt rễ của anh đội Khoát.
Hay anh Hạ, một người cộc cằn thô lỗ vẫn kiên quyết phủ nhận ông Trưởng bạ là kẻ bóc lột... Đến nhƣ ngôi chùa làng, một nơi vốn yên bình cũng không thoát khỏi cơn bão tố thời cải cách ruộng đất. Dù Phật giáo, chùa chiền bị xem là mê tín dị đoan, sƣ Vô Úy và chú tiểu An bị bắt đi cải tạo nhƣng tín ngƣỡng của nhân dân vẫn không thay đổi. Họ vẫn tìm đến chùa để tìm kiếm sự bình yên.
Truyền thống Phật giáo đƣợc nhắc nhở và hiện hữu không ngừng trong đời sống người dân làng Sọ, từ bà vãi Thầm dớ dẩn, cô Nguyệt xinh đẹp, đến vài cái tên đặc quê mùa: Nấm, Rêu, Thêu, Trắm... Họ cùng với sƣ Vô Úy, sƣ Vô Trần, tiểu An vừa là hiện thân của Phật giáo làng quê vừa củng cố hệ giá trị này trong bối cảnh mới. Điều đáng kính phục ở nhà văn là ông đã nhìn thấy cái sai lầm của cải cách ruộng đất vừa đúng bản chất, vừa rất biện chứng và bác ái. Nó chỉ là cơn “bão nổi can qua”; ông Đoàn uỷ Khoát không biết từ đâu tới làng Sọ và làm nó xáo trộn. Biết bao con người lương thiện, giàu Phật tính từng được nhà chùa chăm sóc tưới tắm như mẹ con Trắm đã bị ông ta kích động lòng hận thù, lòng tham và cái ác nói chung. Gia đình Trắm là cố nông thật, nhƣng sống bằng nghề mò cua bắt cá, có làm thuê cho ai đâu mà bị bóc lột, nên Trắm ngày ta đêm địch, cái cách Trắm thả chìa khoá sắt cho mẹ con Huệ mở cùm trốn đi thật khôn ngoan, đúng đắn. Còn vợ của Hạ thì do bị xui mà tố oan ông Trưởng bạ, liền bị gã cho một cái bạt tai mà đuổi ra khỏi nhà - cái nhà do chính ông Trưởng bạ làm cho, khiến gã bị đi ngồi bóc mười cuốn lịch. Nhƣng cái hay của Đội gạo lên chùa là viết về hậu cải cách ruộng đất.
Cô Thêu bị ép lấy làm năm lão Chánh Long, đƣợc lão xây nhà, lập thổ đẹp nhất làng cho xứng với vẻ đẹp và nết hạnh của cô; khi biết sẽ bị xử, lão còn gửi sợi dây chuyền vàng cho con gái Rêu dù lão chƣa biết chắc đó có là con