Các nghiên cứu về tƣ vấn tâm lý ở Việt nam

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.2. Các nghiên cứu về tƣ vấn tâm lý ở Việt nam

Tƣ vấn tâm lý ở Việt Nam chƣa có một lịch sử nghề nghiệp và bề dày nhƣ tƣ vấn tâm lý trên thế giới, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức tự phát của việc ra đời các dịch vụ tƣ vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình, sức khoẻ sinh sản… trên khía cạnh thực hành và một số bài báo, tác phẩm ít ỏi về lý thuyết.

- Ở Việt Nam, vào những năm chín mươi của thế kỉ XX, một loạt các hoạt động bề ngoài có vẻ rời rạc, khác nhau nhƣ sự hình thành các trung tâm công tác xã hội với các hoạt động giúp đỡ người nghèo, những người có hàn cảnh đặc biệt khó khăn do sự thay đổi và ảnh hưởng của kinh tế - xã hội; sự xuất hiện các trung tâm tư vấn, các đường dây tư vấn điện thoại và các hình thức tƣ vấn qua mạng mà ban đầu là miễn phí; việc mạnh dạn sử dụng các sinh viên ngành tâm lý vào các hoạt động chăm chữa tâm thần tại các bệnh viện, phòng khám và sự ứng dụng đa dạng các trắc nghiệm tâm lý vào hoạt động hướng nghiệp tại các trường trung học và cộng đồng.. tất cả góp phần hình thành nghề tham vấn ở Việt nam, mà khởi đầu của nó là công tác tƣ vấn cho lời khuyên. [9,75]

- Tâm lý học đƣợc “du nhập” vào Việt Nam đã gần 50 năm với tƣ cách là một nghề - nghề dạy tâm lý và nghiên cứu tâm lý. Mặc dù hiện nay ngành

Tâm lý học vẫn chƣa đƣợc cấp mã số cho “nghề trợ giúp tâm lý”. Nhƣng các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vẫn phát triển và khẳng định “chỗ đứng” của mình trong xã hội. [13, tr75]

- Thực tế, những hoạt động trợ giúp tâm lý cho những người có khó khăn đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội Việt Nam. Nhìn từ lịch sử ngành công tác xã hội, trước 1945 một số bệnh viện ở phía Bắc như Bệnh viện Bạch Mai, một số cán sự xã hội (nhân viên công tác xã hội) đã sử dụng tham vấn, nhƣ một kỹ năng quan trọng của Công tác xã hội, vào quá trình trợ giúp bệnh nhân tại các bệnh viện. Ở phía Nam, trước năm 1945, cùng với các hoạt động công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp đã tông tại các hoạt động tham vấn cho cá nhân, gia đình tại cộng đồng.

- Nếu nhìn hoạt động tham vấn từ góc độ nghề trợ giúp tâm lý, theo đánh giá của ThS. Nguyễn Thị Oanh. “Phòng tƣ vấn tâm lý” đầu tiên đƣợc thành lập ở Thành phố Hồ Chí Minh là vào năm 1988, do TS. Tâm lý Tô Thị Ánh phụ trách. Các đối tƣợng tới đây xin tƣ vấn thuộc mọi thành phần và các nhu cầu trợ giúp cũng đa dạng. [25,76]

- Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai: Tham vấn tâm lý là một hoạt động mà nhà chuyên môn bằng kiến thức, hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp của mình, thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng (cá nhân, gia đình hay nhóm), giúp họ khai thác nguồn lực, tiềm năng cho quá trình giải quyết [23]

- Năm 2003, lần đầu tiên hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh” được viện nghiên cứu giáo dục-trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục, các nhà quản lý giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển của của ngành này trong thời gian tới.

Điểm qua lịch sử phát triển khiêm tốn của tham vấn Việt Nam, chúng tôi thấy hoạt động tham vấn chuyên nghiệp ở nước ta còn rất mới mẻ cả về

nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Trong khi đó nhu cầu đòi hỏi về tham vấn trong xã hội hiện nay là rất lớn,. Hầu nhƣ ở bất kỳ lĩnh vực, địa bàn nào, không phân biệt vị trí xã hội cao thấp, nghề nghiệp, giàu nghèo cũng có những cá nhân gặp phải vấn đề xã hội, tâm lý, quan hệ gia đình, bạn bè, công việc. Điều đó đang đặt ra cho chúng ta sự nỗ lực rất nhiều trong nghiên cứu, phát triển tham vấn trên mọi phương diện để đưa ngành tham vấn nước ta thực sự trở thành một ngành khoa học, một nghề chuyên môn đóng góp tích cực cho hạnh phúc của con người và sự phồn vinh xã hội.

Hiện nay, thuật ngữ Tư vấn học đường được sử dụng trong nhà trường bao gồm cả chức năng tƣ vấn và tham vấn, đó là lĩnh vực khoa học ứng dụng tâm lý và giáo dục, bao gồm những cách thức hỗ trợ và tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên cần sự giúp đỡ. Qua tƣ vấn học sinh vƣợt qua đƣợc những khó khăn, lựa chọn đƣợc cách giải quyết phù hợp.

Dựa trên chỉ thị số 9971/BGD&ĐT – HSSV của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về “Triển khai công tác tƣ vấn cho học sinh, sinh viên”, ngày 28.10.2005.

Công văn số 149/CV-LT ngày 15 tháng 02 năm 2009 của Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng và Công đoàn giáo dục thành phố Đà Nẵng.

Dựa trên việc tìm hiểu những tài liệu có liên quan và kết quả nghiên cứu thực trạng về hoạt động quản lý HĐTVTL cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Đã có những luận văn nghiên cứu về vấn đề tƣ vấn tâm lý cho học sinh THPT nhƣng chƣa có đề tài nghiên cứu về công tác quản lý các hoạt động tƣ vấn tâm lý.

Với mong muốn đem lại những biện pháp thiết thực và hiệu quả về công tác quản lý, tôi chọn đề tài:

“Biện pháp quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh ở các trường THPT trên thành phố Đà Nẵng”

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)