Thực trạng đội ngũ tư vấn viên của các trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.2. Thực trạng đội ngũ tư vấn viên của các trường THPT

Hiện nay, các trường học trên địa bàn thành phố chưa có đội ngũ chuyên trách về công tác tư vấn tâm lý học đường, chưa được đào tạo chính quy, chưa có chỉ tiêu biên chế trong các trường học, chưa khẳng định được tầm quan trọng của cán bộ chuyên trách đƣợc đào tạo chuyên nghiệp về tƣ vấn tâm lý học đường tại các trường học.

Công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dƣỡng, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị… lâu nay chủ yếu tập trung cho việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh. Vì thế, để thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý học đường, cần xác định vai trò của nó như một môn học, đƣợc đầu tƣ, tuyển dụng nguồn nhân lực, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu… như các môn học khác trong trường học.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tƣ vấn tâm lý tại các trường THPT hiện nay đã góp phần tháo gỡ, chia sẻ với học sinh những khó khăn về tâm, sinh lý. Tuy nhiên, vì thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên hiệu quả hoạt động của đội ngũ này vẫn còn rất khiêm tốn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế tại các trường học.

Qua khảo sát tình hình thực tế và phỏng vấn trực tiếp CBQL, các trường đều có Tổ tƣ vấn tâm lý cho học sinh với số lƣợng nhƣ sau:

Bảng 2.3: Thực trạng tình hình đội ngũ tƣ vấn viên

STT Trường

Số lƣợng

TVV C B QL

GV CN

GV BM (khác)

Số lƣợng TVV đã qua tập huấn, bồi

dƣỡng

01 THPT Nguyễn Trãi 09 01 02 06 0

02 THPT Phan Châu Trinh 14 01 05 09 02

03 THPT Nguyễn Thƣợng Hiền 09 01 04 04 0

04 THPT Nguyễn Hiền 27 01 08 18 03

05 THPT Phạm Phú Thứ 10 01 06 03 0

06 THPT Thái Phiên 05 01 03 01 0

Trên thực tế các trường THPT thành lập Tổ tư vấn tâm lý ngay từ đầu năm học, các tƣ vấn viên đƣợc lựa chọn từ các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm được học sinh tin yêu. Trong đó có trường THPT

Nguyễn Trãi có 01 tƣ vấn viên là cán bộ Đoàn xuất sắc, đảng viên và là học sinh suất sắc toàn diện được bình chọn từ học sinh các lớp. Đa số trưởng ban tư vấn tâm lý của các trường đều là Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp, phó trưởng ban là Bí thư Đoàn thanh niên. Riêng trường THPT Nguyễn Hiền, Trưởng ban tư vấn tâm lý là Hiệu trưởng nhà trường và Phó ban là Phó hiệu trưởng.

Theo thống kê tại các trường THPT có 92,76% cán bộ, giáo viên tham gia vào Tổ tƣ vấn tâm lý đều chƣa qua các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về chuyên môn hoặc đƣợc đào tạo về chuyên ngành tâm lý. Có 7,2% giáo viên đƣợc tham gia lớp tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tƣ vấn tâm lý - giáo dục cho học sinh trung học (Trường THPT Nguyễn Hiền và trường THPT Phan Châu Trinh).

Như vậy với thống kê như trên thực tế các Tổ tư vấn của các trường THPT đều hoạt động theo kiểu không chuyên hoặc bán chuyên nghiệp của các thầy cô biên chế trong nhà trường. Thực tế này có lẽ xuất phát từ một nhận thức rất đơn giản, rằng những hành vi, cử chỉ hay cảm xúc bất thường của học sinh chỉ là những dấu hiệu của cá tính riêng trong giai đoạn các em hình thành và khẳng định cái tôi của mình. Kể cả những học sinh cá biệt, thường xuyên vi phạm các nội quy, quy định của nhà trường cũng chỉ được xử lý thông qua các hình thức kỉ luật theo mô tuýp “phê bình trước lớp. làm bảng kiểm điểm, mời phụ huynh đến trường”.

* Thực trạng hoạt động của Tƣ vấn viên(TVV)

Để khảo sát về thực trạng hoạt động của tư vấn viên các trường THPT, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp 3 CBQL, và phát phiếu hỏi cho 6 CBQL, 12 TVV của 6 trường THPT được chúng tôi chọn ngẫu nhiên để khảo sát, kết quả cho thấy hoạt động của các tƣ vấn viên chƣa thật sự hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp.

Qua phỏng vấn và khảo sát 20 CBQL, 12 GV(tổng số người phỏng vấn 32) tham gia TVTL (TVV) tại các trường THPT về hoạt động của tư vấn viên thì rất ít tƣ vấn viên xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân về việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của nhà trường mà chỉ thực hiện theo kế hoạch chung của Tổ tư vấn tâm lý đầu các năm học. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động cách thức tổ chức, hình thức và phương pháp tư vấn của tư vấn viên.

Qua thăm dò ý kiến của các nhà quản lý, HĐ của TVV thường không thường xuyên bởi vì các em rất ngại đến trực tiếp tại phòng tƣ vấn tâm lý của nhà

trường để nhờ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc mà các em thường gặp trực tiếp Hiệu trưởng hoặc các phó hiệu trưởng để tư vấn. Như vậy HĐTVTL chưa thật sự thu hút đƣợc sự quan tâm của các em học sinh. Qua khảo sát chúng tôi thu thập đƣợc các số liệu (xem phụ lục 7)

Chúng tôi thực hiện khảo sát hoạt động của TVV dựa trên 7 nội dung, với việc khảo sát về mức độ thực hiện việc tƣ vấn cho học sinh có nhu cầu tƣ vấn thì có 43.8% cho rằng thực hiện không thường xuyên, 21.8% CBQL và TVV cho rằng thực hiện thường xuyên (số TVV và CBQL cho rằng thực hiện thường xuyên là trường THPT Phan Châu Trinh và THPT Nguyễn Hiền).

Thực tế tại các trường THPT, việc TVV tư vấn cho lãnh đạo nhà trường về việc nâng cao chất lượng HĐTVTL của nhà trường cúng không nhiều trong đó không có TVV nào đánh giá ở mức độ “rất thường xuyên”“thường xuyên”. Có đến 75% TVV đánh giá ở mức độ không thường xuyên và 35%

CBQL cũng đánh giá ở mức độ này. Nhƣ vậy việc TVV tƣ vấn cho lãnh đạo nhà trường rất ít, điều này sẽ làm cho CBQL không thường xuyên tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng của HĐTVTL tại trường. Các nhà TVTL thông qua các hoạt động tư vấn của học sinh, những vướng mắc, khó khăn tâm lý mà học sinh gặp phải nhƣ khó khăn về học tập, khó khăn về quan hệ với thầy cô và bạn bè…từ đó tìm hiểu và tƣ vấn cho nhà quản lý về việc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh, tránh việc gây sức ép về mặt học tập, hoặc có thể tư vấn cho nhà trường chọn lựa những chương trình giảng dạy phù hợp.

Để công tác TVTL hiệu quả hơn ngoài CBQL, TVV cần phối hợp với Tổ TVTL, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tuyên truyền về HĐTVTL và tổ chức HĐTVTL để thu hút các em đến với phòng TVTL của nhà trường. Qua bảng thống kê, hoạt động này được các TVV thực hiện ở mức trung bình, từ 41% đến 46% CBQL và TVV cho rằng thực hiện ở mức thường xuyên.

Qua phỏng vấn trực tiếp, tổ tư vấn tâm lý của các trường thường xuyên phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền về HĐTVTL dưới cờ, trong các giờ sinh hoạt lớp. Phối hợp với Bệnh viện tâm thần Quận Liên Chiểu tuyên truyền về tầm quan trọng của HĐTVTL học đường (Trường THPT Nguyễn Trãi). Hoạt động này rất cần thiết đối với các TVV, các TVV phải thể hiện đƣợc phòng TVTL là chỗ dựa tinh thần, là nơi nâng đỡ tâm hồn và giúp cho học sinh có một đời sống tâm lý trong sáng, lành mạnh hơn.

Ngoài các hoạt động trên TVV cần báo cáo cho BGH về kết quả thực hiện các cuộc tƣ vấn cho học sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng để nhà trường nắm bắt được tình hình HĐTVTL của các TVV. Bảng số liệu cho thấy có 41.7%TVV và 20% CBQL cho rằng TVV rất thường xuyên báo cáo về HĐTVTL, 25% TVV và 15% CBQL đánh giá ở mức “không thường xuyên”.

Với kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy, các TVV nói riêng và nhà trường nói chung chưa coi trọng hoạt động này.

Bên cạnh những hoạt động nêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát 300 học sinh của các trường THPT về hoạt động của tư vấn viên được khảo sức về mức độ thu hút học sinh đến với phòng tƣ vấn tâm lý thể hiện qua bảng khảo sát thực trạng mức độ hiệu quả và sự thu hút của hoạt động tƣ vấn tâm lý của tƣ vấn viên đối với HS. (xem phụ lục 8)

Hiện nay các trường THPT được khảo sát đều ít tập trung tìm các giải pháp thu hút học sinh đến với HĐTVTL của nhà trường. Theo kết quả điều tra mức độ hiệu quả và sự thu hút của các HĐTVTL của TVV ở mức “rất cao” chỉ chiếm từ 4% đến 28% học sinh chọn. Tại trường THPT Phan Châu Trinh, Tổ TVTL phối hợp với Ban HĐNGLL tổ chức các ngày hoạt động NGLL, ngoại khóa, nội khóa tạo sân chơi lành mạnh cho các em đƣợc các em chọn ở mức độ “rất cao”. Với hoạt động tuyên truyền các trường được học sinh chọn ở mức độ hiệu quả “cao” chiếm tỉ lệ thấp nhất là 14% ở trường THPT Phạm Phú Thứ và 44% ở hai trường THPT Nguyễn Hiền và Nguyễn Trãi. Hoạt động tuyên truyền dưới cờ được đánh giá ở mức độ “thấp” từ 14%

đến 32%, hoạt động tuyên truyền trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đƣợc học sinh đánh gái mức độ “rất cao”“cao” chiếm tỉ lệ 8% đến 23%, ở mức độ

“thấp” đƣợc khá nhiều học sinh đánh giá chiếm từ 22% đến 40%.

Theo bảng số liệu các hoạt động tƣ vấn trực tiếp của TVV đƣợc các học sinh đánh giá mức độ hiệu quả và sự thu hút của học sinh ở mức “Trung bình” chiếm khá cao từ 34% đến 54%. Đối với các hoạt tƣ vấn gián tiếp, tƣ vấn qua điện thoại, email, hòm thƣ rất nhiều học sinh chọn ở mức “Thấp”, trung bình từ 26% đến 62% . Như vậy các hoạt động tư vấn của TVV tại các trường chức thật sự thu hút đƣợc học sinh, điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao.

Ngoài việc trợ giúp, hỗ trợ tƣ vấn về mặt tâm lý, chúng tôi cũng nêu ra một số hoạt động khác của TVV nhằm giúp các em có lối sống lành mạnh vƣợt qua đƣợc những khó khăn về mặt tâm lý nhƣ hoạt động “Giáo dục giới tính,

SKSSVTN”, “Giáo dục phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác”, “Tổ chức các ngày hoạt động NGLL, ngoại khóa, nội khóa”. Qua khảo sát , đa số các em đánh giá mức độ thu hút của các tiêu chí này ở mức độ “rất cao” từ 8% đến 22%, đa số các em đánh giá các hoạt động này thu hút học sinh ở mức độ “Bình thường” và “Thấp”. Với kết quả nêu trên, hoạt động HĐ tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của các trường nhằm giúp các em phát triển toàn diện hơn chỉ đạt mức độ trung bình, mức độ hiệu quả chƣa cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)