CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của quốc gia về đường bộ, đường sắt, đường hàng không; cách thành phố Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí
Minh 964km về phía Nam. Đà Nẵng có vị trí thuận lợi về các tuyến đường biển, đường hàng không quốc tế.
Đà Nẵng - Thành phố động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của Vùng, từng bước phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Đà Nẵng-cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC).
Hành lang Kinh tế Đông-Tây là một trong năm hành lang kinh tế đƣợc phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là tuyến đường bộ dài 1.481 km nối hai bờ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đi qua 13 tỉnh/thành phố của 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cửa khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua Thái Lan, Lào và điểm đến cuối cùng là cảng Tiên Sa - Đà Nẵng của Việt Nam.
- Về tình hình kinh tế
Đà Nẵng đƣợc xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định.
Với những ƣu đãi thiên nhiên ban tặng và nỗ lực không ngừng của chính quyền thành phố trong việc nâng cao chất lƣợng phục vụ khách du lịch, Đà Nẵng đã và đang trở thành 1 trong những điểm hẹn du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực.
Cơ cấu kinh tế (2011): Dịch vụ 52,98% – Công nghiệp và Xây dựng 43,84% – Nông nghiệp 3,18, mục tiêu đến năm 2020 là: Dịch vụ 55,6% - Công nghiệp và Xây dựng 42,8% – Nông nghiệp 1,6%. (Nguồn: Niên giám Thống kê Đà Nẵng 2011).
- Về tình hình giáo dục
Đà Nẵng là trung tâm giáo dục-đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung-Tây Nguyên và là trung tâm lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
Đà Nẵng có 01 Đại học vùng là Đại học Đà Nẵng với 09 cơ sở thành viên, 04 trường đại học độc lập, 13 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp nghề,
17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác có dạy nghề.
Trong những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và ký biên bản ghi nhớ với nhiều trường đại học của các nước: Đại học Queensland (Úc), Ryukoku (Nhật), Zealand, HAN (Hà Lan), Grenoble (Pháp),… trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học.
Theo Quy hoạch phát triển, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây dựng một số trường đại học và viện nghiên cứu: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dƣợc (Nâng cấp từ khoa Y Dƣợc hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học…).
- Trong những năm qua, quá trình biến đổi xã hội ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng diễn ra nhanh chóng. Đa số học sinh có thái độ và ý thức chính trị tốt, có đạo đức, nhân cách và có tri thức, tƣ duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc.
- Bên cạnh những thành tựu có đƣợc ở các lĩnh vực của đời sống xã hội là sự xuất hiện những biểu hiện tiêu cực. Nhận thức của một bộ phận học sinh đôi khi còn có những lệch lạc. Sự xâm nhập của các luồng thông tin, văn hóa phẩm không lành mạnh đến học sinh trong các nhà trường làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ dẫn đến những hành động thiếu kiềm chế, hành vi sai trái, phạm pháp...
- Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội đã dẫn đến tình trạng nhiều học sinh đã phải trả giá rất đắt vì sử dụng không đúng quy định, không biết cách tự bảo vệ mình, không đƣợc hỗ trợ về tâm lí.
- Dƣ luận xã hội và các cơ quan quản lí, giáo dục trong thời gian qua rất quan tâm đến những biểu hiện về tâm lí, cách ứng xử và giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống một cách thiếu định hướng giáo dục của giới trẻ. Hàng loạt các vụ, việc xảy ra có liên quan đến học sinh như bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, có hành vi cấu thành tội phạm… nguyên nhân chủ yếu do các em thiếu kiến thức, kĩ năng sống và hòa nhập xã hội, không đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ tâm lí kịp thời.
- Những thay đổi nhanh chóng trong xã hội đã có những tác động lớn đối với học sinh. Bên cạnh những yếu tố tích cực, những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, sự du nhập của lối sống thực dụng, lai căng đã tạo ra những
áp lực dụ dỗ, lôi kéo các em vào các hành động liều lĩnh, trở thành nạn nhân của tình trạng lạm dụng hay bạo hành về sức khỏe sinh sản, căng thẳng, mất lòng tin, trầm cảm, hủy hoại bản thân mình và người khác… Được tư vấn tâm lí sẽ giúp các em biết cách ứng phó lành mạnh trước những thay đổi và áp lực trong cuộc sống hàng ngày, có những ứng xử phù hợp trước những tình huống nhƣ: bị quấy rối, xâm hại tình dục, bị lôi kéo, lợi dụng, sang chấn tâm lí… Do đó, việc tư vấn tâm lí học đường là hết sức quan trọng để giúp học sinh rèn luyện hành vi, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng; phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần;
biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống.