CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM LÝ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động của các TVV, GV
a. Thực trạng công tác quản lý mục tiêu các hoạt động tư vấn tâm lý Có thể nói rằng quản lý mục tiêu hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh là việc xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách học sinh thông qua các hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh.
Chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát bằng cách đối thoại trực tiếp và phỏng vấn, phát phiếu hỏi đối với CBQL và GV các trường THPT.
Qua phỏng vấn trực tiếp đối với CBQL và GV trong việc quản lý mục tiêu tư vấn tâm lý trong trường học, chúng tôi thu được các ý kiến sau:
Có 20/20 CBQL đồng ý rằng hiện nay HĐTVTL của nhà trường vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa có chương trình, nội dung hoạt động rõ ràng, các hoạt động tƣ vấn chỉ mang tính thời vụ, tức là khi có học sinh cần tƣ vấn mới phân công cán bộ, giáo viên phụ trách HĐTVTL giải đáp và tƣ vấn cho các em. Nhƣ vậy để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra là rất khó thực hiện đối với các nhà quản lý.
Nhìn vào bảng 2.12 ta nhận thấy CBQL thực hiện việc quản lý các hoạt động không thường xuyên, có 61.2% GV và 15%CBQL cho rằng thực hiện quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch nội dung hoạt động TVTL
“không thường xuyên”. Khảo sát cũng cho thấy việc quản lý hoạt động của Tổ TVTL đƣợc đánh giá ở mức “rất thường xuyên” khá thấp, có 5/20CBQL và 6/90 GV chọn. Hoạt động này được đánh giá không thường xuyên khá cao chiếm tỉ lệ từ 40% đến 80% lượt chọn. Tương tự khảo sát nội dung quản lý các điều kiện đảm bảo phục vụ HĐTVTL và phối hợp với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trường cũng được đánh giá thực hiện ở mức “không thường xuyên”, mức độ thực hiện “thường xuyên” đƣợc đánh giá ở mức trung bình chiếm tỉ lệ từ 12% đến 32.2%.
Qua kết quả khảo sát các trường THPT, hiệu trưởng chưa nắm bắt kết quả thực hiện mục tiêu ở cả 3 phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ.
b. Thực trạng quản lý hồ sơ tư vấn tâm lý và hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý
Thông qua kết quả đánh giá của hiệu trưởng và giáo viên cho thấy việc
quản lý hồ sơ và hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý được Hiệu trưởng quan tâm.
Hiệu trưởng nhà trường cùng với Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên lên kế hoạch nhắc nhở, kiểm tra hồ sơ, chương trình tƣ vấn, phân công lịch trực cụ thể cho hằng tuần. Theo dõi báo cáo của giáo viên tham gia tƣ vấn về các cuộc nói chuyện, các buổi tƣ vấn cho học sinh từ đó có chỉ đạo hiệu quả hơn.
Tuy nhiên vẫn có nhiều giáo viên tuy vấn còn lúng túng trong một số trường hợp tư vấn cho học sinh hoặc tư vấn chưa đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý mục tiêu TVTL tại các trường THPT
Nội dung Nhóm đánh
giá RTX TX KTX
Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch nội dung TVTL
CBQL SL 7 11 3
% 35 55 15
GV SL 13 22 55
% 14.4 24.4 61.2 Quản lý hoạt động của Tổ
TVTL
CBQL SL 5 7 8
% 25 35 40
GV SL 6 21 63
% 6.7 23.3 70
Quản lý các điều kiện đảm bảo phục vụ HĐTVTL
CBQL SL 5 5 10
% 25 25 50
GV SL 6 11 73
% 6.7 12.2 81.1
Quản lý việc phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà
trường trong HĐTVTL
CBQL SL 2 7 11
% 10 35 55
GV SL 9 29 52
% 10 32.2 57.8
c. Thực trạng công tác quản lý các hình thức tư vấn tâm lý
Chúng tôi tiến hành khảo sát các hình thức tư vấn tâm lý tại 6 trường
THPT để đánh giá học sinh sử dụng những hình thức tƣ vấn nào và Tổ tƣ vấn tâm lý đã thực hiện những hình thức nào nhiều nhất trong quá trình hoạt động.
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng số liệu sau:
Những hình thức tổ chức mà 100% giáo viên và cán bộ quản lý cho rằng đã tiến hành gồm: Tƣ vấn trực tiếp, tƣ vấn qua điện thoại, tƣ vấn qua email…Lực lƣợng tham gia chủ yếu là BGH, ĐTN, GVCN, và một số GV có kinh nghiệm.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hiện nay các trường THPT đều sử dụng nhiều hình thức tƣ vấn tâm lý cho học sinh. Hiện nay các phòng tƣ vấn tâm lý của các trường đều có lịch trực của tổ TVTL, phân công cụ thể từng thành viên sẽ thực hiện tƣ vấn cho những nhóm đối tƣợng nào. Nhƣ vậy khi có nhu cầu các em có thể sử dụng nhiều hình thức tƣ vấn khác nhau. Chúng tôi phỏng vấn tiếp BGH các trường, thì đa số nhà trường được quản lý các hình thức tư vấn tâm lý qua việc báo cáo đột xuất và định kỳ của Tổ tƣ vấn. Theo số liệu thống kê, “Tư vấn trực tiếp” là hình thức đƣợc các em lựa chọn nhiều nhất với 33.5%. Nhu cầu cần đƣợc tƣ vấn trực tiếp của các em học sinh hiện nay là rất lớn tuy nhiên do còn e ngại về việc tiết lộ cá nhân nên có 15% học sinh chọn hình thức “Tư vấn qua hòm thư”
của nhà trường, 14.5% học sinh chọn hình thức “Tư vấn qua điện thoại”. Hình thức “Ttư vấn gián tiếp” có 25% học sinh chọn lựa. Ở hình thức này các em nhờ CMHS học GVCN đến với phòng tâm lý của nhà trường để nhờ sự hỗ trợ, can thiệp về khó khăn tâm lý của các em.
Chúng tôi cũng điều tra thực trạng quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý qua cách phỏng vấn đối với CBQL của Sở GD&ĐT, và 6 hiệu trưởng của các trường THPT đƣợc khảo sát thì có 5/7CBQL cho rằng công tác quản lý hiện nay còn bất cập do cơ chế, chính sách phân bổ CB,GV đƣợc đào tạo về chuyên ngành tâm lý chưa được thực hiện. Trưởng phòng CTHSSV cho rằng UBND thành phố Đà Nẵng hiện đang dự thảo Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình bố trí giáo viên
TVTL học đường tại 10 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Như vậy hiện nay các trường chỉ sử dụng nguồn lực hiện có của trường là đội ngũ CBQL, GV chƣa đƣợc đào tạo bài bản, nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Đối với các trường THPT 90% CBQL đều cho rằng chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể về việc quản lý HĐTVTL do chưa có hướng dẫn rõ ràng về các quy định cụ thể về HĐTVTL cho các trường THPT.