CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
Những biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động TVTL ở trường THPT mà chúng tôi đề cập trên đây được rút ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả của quá trình khảo sát thực tế. Để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp này chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên qui mô nhỏ.
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV và HS về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động TVTL, phân cấp quản lý, đa dạng hoá loại hình hoạt động, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động TVTL, huy động các nguồn lực tổ chức hoạt động TVTL và tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL.
3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm thông qua việc trƣng cầu ý kiến của 20 chuyên gia là các ông bà Phó giám đốc Sở, Trưởng phòng quản lý công tác HSSV, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đang trực tiếp tham gia quản lý ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm - Trƣng cầu ý kiến chuyên gia
- Trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý trường THPT 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Tiến hành xin ý kiến chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục các trường THPT về các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp chúng tôi sử dụng mẫu phiếu A4 (phần phụ lục) và thu đƣợc kết quả sau đây:
Bảng 3.6a. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho học sinh
Biện pháp quản lý
Mức độ Mức độ
Rất cấp thiết
Cấp thiết
Không cấp thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 01 Nâng cao nhận thức của
học sinh, giáo viên Tƣ vấn viên về hoạt động tƣ vấn tâm lý trong nhà trường
18 20 2 10 0 0 16 80 4 20 0 0
02 Kế hoạch hóa HĐTVTL trong nhà trường trong nhà trường
18 20 2 10 0 0 16 80 4 20 0 0 03 Hoàn thiện bộ máy nhân
sự làm công tác TVTL 20 100 0 0 0 0 16 80 4 20 0 0 04 Điều chỉnh mô hình tƣ
vấn tâm lý tại các trường THPT
16 80 4 20 0 0 16 80 4 20 0 0 05 Bồi dƣỡng đội ngũ GV,
TVV về năng lực TVTL 18 20 2 10 0 0 14 70 6 20 0 0
Bảng 3.6b. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho học sinh
Biện pháp quản lý
Mức độ Mức độ
Rất cấp thiết
Cấp thiết
Không cấp thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 06 Tăng cường rèn luyện kĩ
năng sống (KNS), giá trị
sống (GTS) cho học sinh 14 70 6 20 0 0 15 75 5 25 0 0 07 Tăng cường các điều kiện
hỗ trợ HĐTVTL trong trường học
18 20 2 10 0 0 14 70 6 20 0 0 08 Tăng cường quản lý việc
kiểm tra, đánh giá hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh
18 20 2 10 0 0 18 20 2 10 0 0 Qua kết quả bảng số liệu chúng tôi có nhận xét sau đây:
* Về mức độ cấp thiết
Các biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá ở mức độ rất cấp thiết cao. Có
>= 80% cán bộ quản lý đƣợc hỏi cho ý kiến rằng các biện pháp quản lý hoạt động TVTL là rất cấp thiết. Còn lại các cán bộ quản lý đƣợc hỏi đều cho ý kiến là các biện pháp quản lý thực hiện chương trình TVTL là cấp thiết.
Không có ý kiến nào cho rằng không cấp thiết. Điều này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng năm biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cấp thiết để áp dụng vào việc quản lý thực hiện chương trình hoạt động TVTL trong giai đoạn hiện nay.
* Về tính khả thi
Các biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá có tính khả thi cao. Có >= 70% cán bộ quản lý đƣợc hỏi cho ý kiến rằng các biện pháp quản lý hoạt động TVTL là rất
khả thi. Còn lại các cán bộ quản lý đƣợc hỏi đều cho ý kiến là các biện pháp quản lý hoạt động TVTL là khả thi. Không có ý kiến nào cho rằng không khả thi. Điều này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng năm biện pháp mà chúng tôi đƣa ra là rất khả thi có thể áp dụng vào việc quản lý hoạt động TVTL trong giai đoạn hiện nay. Nhƣ vậy, kết quả khảo nghiệm đối với chuyên gia và cán bộ quản lý các trường THPT đều phản ánh ý nghĩa rất thiết thực của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL. Kết quả này cũng đã nói lên sự nhận thức theo chiều hướng tốt. Việc quản lý hoạt động theo các biện pháp quản lý hoạt động TVTL nêu trên là rất cấp thiết và khả thi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ thực tế HĐTVTL tại các trường THPT hiện nay, nhiệm vụ quan trọng và bức thiết của các nhà quản lý là tìm kiếm những giải pháp ƣu việt để HĐTVTL tại trường đạt hiệu quả như mong đợi. Với những đề xuất các giải pháp nêu trên, chúng tôi mong muốn các trường THPT có thể thực hiện được phương châm “Phòng tư vấn là chỗ dựa của học sinh”, ở đó các em được cảm thông, giúp đỡ và trưởng thành theo đúng tính cách của mình.
Các HĐTVTL học đường cần đa dạng từ hoạt động đào tạo đến nghiên cứu, ứng dụng và xâu chuỗi lại thành một hoạt động chung nhất về mục tiêu, chương trình. Các nhà quản lý cần làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh và những người làm công tác giáo dục nhận thức được tính cấp thiết của tâm lý học đường với mỗi học sinh. Gieo nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tâm lý học đường để nâng cao chất lượng cuộc sống học sinh, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.