CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3. HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG
1.3.5. Những khó khăn tâm lý điển hình của học sinh THPT
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh cấp trung học nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại.
Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lý, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…nếu không đƣợc điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc : nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự tử, gây án mạng.
Những đặc điểm tâm lý của quá trình phát triển lứa tuổi học sinh THPT là tiền đề cơ bản cho những khó khăn tâm lý đặc trƣng của lứa tuổi này. Nội dung cơ bản của sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THPT với các lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, nhận thức. Xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người lớn, bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội,… Tất cả những điều nói trên gây ra sự mất cân bằng tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động của các em, và mỗi em cũng sẽ có những cách ứng phó khác nhau trước những hoàn cảnh khó khăn của mình. Vì vậy, sự xuất hiện và tồn tại của các trạng thái tâm lý tiêu cực là
một chỉ bảo sự tồn tại hay không của những khó khăn tâm lý.
Với ý nghĩa này, những khó khăn tâm lý thường xuất hiện trong những hoạt động chủ đạo của trẻ và tương ứng với những đặc điểm phát triển tâm lý và nhân cách của lứa tuổi này. Nhìn chung phần lớn các em đều gặp phải những khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của mình nhƣ trong học tập, quan hệ với bạn bè, quan hệ với cha mẹ, với thầy cô giáo… cụ thể:
- Một số khó khăn trong học tập: hoạt động học tập giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ ở lứa tuổi học sinh THPT.
Đối với nhiều em, sự hấp dẫn của nhà trường tăng lên rõ rệt vì phạm vi giao tiếp đƣợc mở rộng. Các em có nhiều bạn cùng tuổi, việc giao tiếp với bạn bè chiếm khá nhiều thời gian. Song chính vì vậy mà việc học tập của các em ít nhiều bị ảnh hưởng. Ví dụ, không ít em vì mải vui với bạn mà sao nhãng việc học tập, không chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
Về thái độ học tập, một mặt các em rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chon, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình. Đây chính là những nhƣợc điểm cần khắc phục ở học sinh.
Số môn học, giờ học tăng lên rõ rệt và áp lực từ phía cha mẹ, thầy cô giáo cũng tăng. Hơn nữa, việc định hướng tương lai cũng đã rõ nét hơn. Lúc này việc học tập đã trở thành gánh nặng cho các em. Việc phải học và học cho giỏi là mục đích sống còn đối với mỗi học sinh.[35]
- Một số khó khăn nội tâm:
Mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hiện có, giữa địa vị mong muốn và địa vị thực tế của các em. Mặc dù các em đã có những quyền hạn nhất định do người lớn đã phần nào tôn trọng, để các em tự do hơn trước. Tuy vậy, các em vẫn chưa phải là người trưởng thành, và chưa thể ngang hàng với người lớn.
Trong khi đó các em lại muốn bình quyền với người lớn.
Mâu thuẫn giữa nội dung ý thức và hành vi của các em. Nhiều khi ý muốn và hành động của các em trái ngƣợc hẳn nhau, đây là biểu hiện của tính kém ổn định, là một trong những nguyên nhân mà người lớn chưa công nhận sự trưởng thành của các em. Trong thời kỳ này, những thay đổi gây ấn tƣợng về ngoại hình và ý nghĩa quan trọng gia tăng sự chấp nhận của bạn bè cùng trang lứa có thể khiến mối quan tâm đến hình ảnh thân thể của mình ở các em sâu sắc thêm.[35]
Khó khăn của các em về mặt tình cảm. Bước vào lứa tuổi này tình cảm của các em rất sâu sắc. Sự mất mát đối với các em là rất nặng nề, khó vƣợt qua nổi nếu không được sự nâng đỡ của người lớn. Nhiều em đã quá đau khổ, buồn bã và có những biểu hiện khác thường.
- Một số khó khăn trong quan hệ với cha mẹ: Với sự phát triển về mọi mặt của các em ở lứa tuổi này, quan hệ của các em với cha mẹ bắt đầu có nhiều thay đổi so với những lứa tuổi trước đó.
- Một số khó khăn trong quan hệ với thầy cô giáo: đó là những mâu thuẫn, xung đột giữa các em với thầy cô. Học sinh muốn được đối xử như người lớn, trong khi đó thầy cô chƣa kịp thay đổi kiểu ứng xử, từ đó dẫn đến tình trạng bất hòa giữa học sinh và giáo viên. Một số thầy cô còn lạm dụng quyền của mình để ngăn cấm, hạn chế tính tích cực của các em, thiếu sự đồng cảm với học sinh.
- Một số khó khăn nảy từ quan hệ bạn bè: bạn bè có ý nghĩa rất lớn đối vởi trẻ lứa tuổi thành niên. Chính vì vậy mà những vấn đề trục trặc nẩy sinh trong quan hệ bạn bè có thể bùng phát thành những xung đột lớn. Sự bất hòa trong quan hệ với bạn, sự thiếu bạn thân hoặc tình trạng bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề, đƣợc đánh giá nhƣ một bi kịch cá nhân. Đƣa đến cho các em sự khó chịu hơn cả là sự phê phán của bạn bè. Hình phạt nặng nề nhất là sự tẩy chay công khai bí mật của nhóm bạn. Sự đơn độc là trải nghiệm nặng nề và hầu nhƣ không chịu đựng nổi đối với trẻ. Điều này đã đẩy các em đến chỗ đi tìm những người bạn mới. [35]