Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng xuân mai (Trang 74 - 78)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

2.3. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm hiện có thì công tác quản lý dự án tại công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

Thứ nhất, công tác quản lý và huy động vốn chưa đạt hiệu quả. Do đó, trong nhiều dự án, công việc đang được thi công phải tạm dừng vì thiếu vốn đầu tư, gây ra sự chậm trễ trong hoạt động thực hiện dự án. Ngoài ra, việc quản lý vốn còn lỏng

lẻo gây tác động không nhỏ tới kết quả và hiệu quả đầu tư do hiện tượng lãng phí và thất thoát vốn đầu tư còn thường xảy ra.

Thứ hai, một số cán bộ quản lý dự án có kiến thức chuyên môn rất tốt, bên cạnh đó cũng có một số cán bộ còn yếu về chuyên môn, cần được đào tạo bồi dưỡng thêm, nâng cao trình độ của một cán bộ quản lý dự án.

Thứ ba, công cụ kỹ thuật sử dụng trong công tác quản lý dự án còn lạc hậu, ví dụ hiện nay công ty vẫn chưa sử dụng các công cụ kỹ thuật quản lý dự án tiên tiến mà thực hiện thủ công trên phần mềm Excel và khá đơn giản.

Thứ tư, về cơ chế quản lý dự án, việc tiến hành các thủ tục hành chính, thanh quyết toán công trình còn khá phức tạp có liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau trong công ty gây ra chậm trễ trong thanh quyết toán cho nhà thầu, ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung của dự án. Khâu lưu trữ dữ liệu vẫn chưa thực hiện đồng bộ và thống nhất, gây khó khăn cho việc tìm kiếm thông tin khi cần thiết.

2.3.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

- Từ khả năng huy động vốn và năng lực tài chính của công ty: Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý dự án dự án đầu tư.

Vốn đầu tư của Công ty chủ yếu tập trung từ các nguồn: vốn tự có, vốn góp của của các đối tác tham gia dự án, vốn vay của các ngân hàng thương mại, vốn ứng trước của khách hàng có nhu cầu và các nguồn vốn khác. Do mỗi một nguồn vốn đều có những đặc điểm cũng như phương pháp quản lý và huy động khác nhau. Nhìn chung, khả năng huy động vốn từ 3 nguồn này đều gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với nguồn vốn vay, việc huy động vốn từ nguồn này thường bị kéo dài.

- Từ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án tại công ty: Công tác quản lý dự án là một công tác mang nhiều yếu tố chủ quan của con người. Vì vậy trình độ và năng lực của cán bộ thực hiện công tác này đóng vai trò quyết định đối với sự thành công hay thất bại của dự án. Tuy nhiên trên thực tế tại Công ty các chuyên gia có kinh nghiệm cao hiện vẫn còn ít, các kỹ sư về xây dựng, kiến trúc mặc dù đã tốt nghiệp đại học chính quy nhưng năng lực, kinh nghiệm chuyên môn

còn hạn chế, chưa theo kịp với diễn biến của quá trình cạnh tranh gay gắt trên thị trường xây dựng.

- Khả năng cập nhật thông tin tại công ty: Trong giai đoạn hiện nay mọi hoạt động kinh doanh đều đòi hỏi phải có lượng thông tin chính xác và nhanh nhạy. Hoạt động quản lý dự án cũng vậy, nó đòi hỏi các cá nhân tham gia quá trình quản lý dự án phải thu thập thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác, đặc biệt là các thông tin liên quan đến cung cầu thị trường như giá cả, nhà cung cấp, địa điểm xây dựng…Ngoài ra cá nhân tham gia quá trình quản lý dự án cũng cần cập nhật nắm bắt được các thay đổi của luật pháp và các quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng. Ở Việt Nam hiện nay hệ thống cung cấp thông tin còn nghèo nàn, các kênh thu thập thông tin còn nhiều thiếu sót và chưa đồng bộ, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và công tác lập dự án nói riêng. Chính thực tế này đã không cho phép dự báo được những rủi ro tiềm tàng có thể nảy sinh bất cứ lúc nào, ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của dự án. Hiện nay, công ty cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: qua báo chí, qua hệ thống internet, qua các tổ chức tư vấn đầu tư, các công ty xây dựng, kinh doanh bất động sản trong cùng ngành. Tuy nhiên do còn thiếu tính đồng bộ và tính thường xuyên cũng như kinh phí nên các thông tin thu thập được còn rời rạc, chưa bắt kịp được với xu hướng biến động nhanh chóng của thị trường ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý dự án của công ty.

b. Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân từ phía các văn bản quy phạm pháp luật: Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự đi sâu, đi sát thực tế. Nhiều văn bản ban hành còn trùng lặp, chồng chéo nhau gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý dự án của công ty nói riêng và tình hình kinh doanh nói chung.

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp xây dựng là thi công các công trình ở ngoài trời với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nên cũng ảnh hưởng một phần đến tiến độ thi công trên công trường.

Kết luận chương 2

Trên những cơ sở lý luận, thực tiễn của chương 1 và kinh nghiệm thực tế công tác tại Ban Quản lý dự án CT2 Trung tâm hành chính mới quận Hà Đông - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai, tác giả đã trình bày những vấn đề còn bất cập, còn tồn tại trong công tác quản lý dự án tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai.

Hiện nay ở các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng nói chung và công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai nói riêng đang có rất nhiều bất cập cần phải chấn chỉnh kịp thời rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác quản lý dự án, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ kiến thức đã được học và kinh nghiệm qua công tác thực tế, học viên xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý dự án tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai, để công ty có thể làm cơ sở thực hiện công tác quản lý dự án trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng xuân mai (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)