Tổng quan về môn ĐĐ

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học (Trang 21 - 26)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tổng quan về môn ĐĐ

1.2.1.1. Vị trí của môn ĐĐ ở Tiểu học

a. Môn ĐĐ là một môn học gắn bó mật thiết với quá trình giáo dục ĐĐ ở Tiểu học Quá trình giáo dục học ĐĐ ở Tiểu học được thực hiện bằng hai con đường thống nhất với nhau:

- Con đường tổ chức các hoạt động giáo dục (hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, giải trí).

- Con đường dạy học các môn học, trong đó có môn ĐĐ.

Như vậy, môn ĐĐ nằm trong hệ thống các môn học ở Tiểu học. Song một trong những nét đặc thù của nó là nội dung bao gồm một hệ thống các chuẩn mực hành vi ĐĐ cần giảng dạy cho HS. Do đó, nó gắn bó mật thiết với quá trình giáo dục Tiểu học.

Cụ thể là nó sẽ giúp cho các em:

- Hình thành được ý thức ĐĐ (trí thức và niềm tin ĐĐ), định hướng giá trị ĐĐ về những chuẩn mực hành vi ĐĐ đã được quy định.

- Bước đầu có những xúc cảm, tình cảm ĐĐ

- Định hướng được và bước đầu hình thành được những hành vi và thói quen hành vi ĐĐ.

Những kết quả này sẽ được quá trình giáo dục Tiểu học kế thừa và phát triển, thông qua các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, sẽ giúp cho HS thực sự hình thành được những hành vi và thói quen hành vi ĐĐ phù hợp với các chuẩn mực hành vi đã được quy định, có tính phổ biến, có tính bền vững và có động cơ đúng đắn.

b. Môn ĐĐ là một môn học trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, có tác dụng định hướng giáo dục cho các môn học khác

Nhờ sự định hướng của môn ĐĐ, các môn học khác, tùy theo khả năng của mình mà lựa chọn những chuẩn mực hành vi ĐĐ để liên hệ, lồng ghép, hay tích hợp vào nội dung của mình cho phù hợp, không máy móc, hình thức, không làm cho bài học nặng nề quá tải.

c. Môn ĐĐ ở Tiểu học tạo tiền đề và cơ sở cho HS học tiếp nối môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở

Như chúng ta đã biết, môn ĐĐ ở Tiểu học dạy cho HS những chuẩn mực hành vi ĐĐ cụ thể. Những chuẩn mực hành vi này được lí giải với những tri thức sơ đẳng, đơn giản, dễ hiểu cho phù hợp với trình độ nhận thức và vốn sống của các em. Như vậy, suốt trong 5 năm học ở Tiểu học, các em dần dần nhận thức được những hiểu biết về các chuẩn mực hành vi ngày càng khái quát và ngày càng có độ sâu.

Trên cơ sở và tiền đề đó, khi lên trung học cơ sở, với trình độ nhận thức đã được phát triển cao hơn, các em có khả năng học tiếp nối môn Giáo dục công dân.

1.2.1.2. Những đặc điểm của môn ĐĐ ở Tiểu học

a. Môn ĐĐ ở Tiểu học đã đưa ra các chuẩn mực ĐĐ dưới dạng những chuẩn mực hành vi cụ thể

HS lớp 1,2,3 trình độ còn thấp, tư duy cụ thể còn chiếm vai trò rất quan trọng, có tính hay bắt chước, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, nên chưa đủ năng lực nhận thức các chuẩn mực ĐĐ trên bình diện lí luận. Vì vậy, các chuẩn mực ĐĐ được lựa chọn từ các chuẩn mực xã hội, được đưa ra dưới dạng các chuẩn mực hành vi ĐĐ cụ thể.

Song, so với các lớp 1, 2, 3, HS các lớp 4, 5 đã có trình độ nhận thức phát triển hơn. Nhận thức đã bắt đầu mang tính chất khái quát. Kinh nghiệm sống ở các em đã được phong phú hơn, tuy nhiên, nhận thức của các em chưa thoát li những đối tượng

và những tình huống cụ thể nên chương trình và sách ĐĐ vẫn đưa ra những chuẩn mực ĐĐ dưới dạng những chuẩn mực hành vi ĐĐ nhưng đã chứa đựng nội dung tương đối khái quát cho nhiều tình huống cụ thể.Những chuẩn mực hành vi này giúp các em có cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đa dạng phù hợp với những yêu cầu ĐĐ mà xã hội quy định.

Thực tiễn chứng tỏ rằng, được học các chuẩn mực hành vi, HS có điều kiện:

- Dễ hiểu về nội dung, ý nghĩa cá nhân, ý nghĩa xã hội và cách thực hiện - Nâng cao dần tính khái quát của những hiểu biết có liên quan

- Dễ nhớ lâu

- Và dễ thể hiện trong cuộc sống

b. Các chuẩn mực hành vi ĐĐ ở Tiểu học được quy định trong chương trình là có tính đồng tâm

Ở HS Tiểu học, trình độ nhận thức ngày càng được nâng cao, vốn kinh nghiệm ngày càng phong phú, do đó, các chuẩn mực hành vi ĐĐ được quy định trong chương trình là có tính đồng tâm.

Vì vậy, trong quá trình dạy học ĐĐ ở Tiểu học, khi dạy một loại chuẩn mực hành vi ĐĐ nào đó có tính đồng tâm thì cần tận dụng những điều có liên quan mà HS đã được học từ các lớp dưới. Và ngược lại, khi dạy loại chuẩn mực đó ở lớp dưới thì cần chuẩn bị cho các em có khả năng tiếp thu loại chuẩn mực này ở các lớp trên. Tránh tình trạng dạy lớp nào biết lớp ấy.

c. Những chuẩn mực hành vi ĐĐ được giới thiệu bằng những mẫu hành vi ĐĐ qua truyện kể ĐĐ

Cũng do đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức và vốn sống của HS Tiểu học, trong quá trình dạy học ĐĐ, người ra đưa ra những chuẩn mực hành vi ĐĐ mà những chuẩn mực hành vi này được giới thiệu cho các em bằng những mẫu hành vi ĐĐ không phải qua lí thuyết mà qua truyện kể ĐĐ.

d. Mỗi bài ĐĐ ở Tiểu học được thể hiện trong hai tiết

Cho đến nay, mỗi bài ĐĐ ở Tiểu học với chủ đề về chuẩn mực hành vi ĐĐ nào đó đều bắt buộc dạy trong hai tiết.

Tiết 1:

Nhiệm vụ cơ bản của tiết này là:

- Bước đầu giúp cho HS nắm được những tri thức sơ đẳng về chuẩn mực hành vi ĐĐ theo chủ đề của bài học: Tên, nội dung, ý nghĩa cá nhân, ý nghĩa xã hội, cách thực hiện chuẩn mực hành vi.

- Từ đó bắt đầu giúp cho các em chuyển hóa những tri thức vừa được lĩnh hội thành niềm tin về tính đúng đắn, về sự cần thiết phải thực hiện chuẩn mực hành vi ĐĐ vừa được học. Như vậy là đã giúp các em bước đầu hình thành được ý thức về chuẩn mực hành vi ĐĐ đó.

- Bước đầu tạo ra cho các em những cảm xúc ĐĐ tốt đẹp có liên quan đến chuẩn mực hành vi ĐĐ được học.

- Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng cho các em năng lực định hướng giá trị về chuẩn mực hành vi ĐĐ được học, chuẩn bị chuyển hóa ý thức về chuẩn mực hành vi ĐĐ thành hành vi ĐĐ.

Tiết 2:

Nhiệm vụ cơ bản của tiết này là:

- Tổ chức cho HS luyện tập những kỹ năng làm cơ sở cho hành vi.

- Định hướng cho các em rèn luyện sao cho chuyển hóa được những kỹ năng thành những hành vi tương ứng phù hợp với những chuẩn mực hành vi được học.

- Bước đầu tập một số thao tác, hành động theo chuẩn mực hành vi, thực hiện các hành vi ĐĐ, tiến đến rèn luyện hành vi và thói quen trong cuộc sống. Qua đó góp phần củng cố tri thức, hình thành thái độ, tình cảm ĐĐ đúng đắn cho HS.

Hai tiết học này liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau: Tiết 1 chuẩn bị cho tiết 2 và tiết 2 củng cố, phát triển kết quả của tiết 1.

1.2.1.3. Chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học

a. Chương trình môn ĐĐ ở Tiểu học là một văn bản được nhà nước ban hành, trong đó quy định rõ

- Những mục tiêu về tri thức, thái độ, kỹ năng và hành vi ĐĐ - Nội dung của môn học

- Phân bố thời gian cho từng năm học, từng bài học - Giải thích chương trình

- Hướng dẫn thực hiện chương trình

b. Chương trình môn ĐĐ ở Tiểu học được xây dựng trên những nguyên tắc sau:

b1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục Tiểu học

Việc xây dựng chương trình môn ĐĐ phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học và phải góp phần thực hiện mục tiêu này, nghĩa là phải góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất ĐĐ, được thể hiện bằng những hành vi và thói quen hành vi ĐĐ.

b2. Đảm bảo cho học sinh hình thành được những hành vi ứng xử trong các mối quan hệ hàng ngày

Chương trình môn ĐĐ ở Tiểu học cần được xây dựng với nội dung bao gồm những hành vi ứng xử trong các mối quan hệ hằng ngày.

b3. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong hành vi ứng xử

- Lựa chọn và đưa vào nội dung môn ĐĐ những chuẩn mực hành vi ĐĐ truyền thống đến nay vẫn có ý nghĩa, nhằm tạo cơ hội kế thừa và phát triển trong điều kiện xã hội đang đổi mới.

- Lựa chọn và đưa vào nội dung môn ĐĐ những chuẩn mực hành vi ĐĐ hiện đại phù hợp, một mặt làm cho nội dung môn học ngày càng phong phú và một mặt giúp cho các em có thể thích ứng với cách ứng xử trong hoàn cảnh xã hội hiện nay.

b4. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính nhân loại trong hành vi ứng xử - Lựa chọn và đưa vào nội dung môn ĐĐ những chuẩn mực hành vi ĐĐ có tính dân tộc tích cực, đảm bảo cho nội dung môn học này mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Lựa chọn và đưa vào nội dung môn ĐĐ những chuẩn mực hành vi ĐĐ nhân loại phù hợp, làm cho nội dung môn học này được phong phú hơn, nhưng không bị

“lai căng”, không bị mất bản sắc dân tộc.

b5. Đảm bảo tính cụ thể và tính vừa sức của các chuẩn mực hành vi ĐĐ

- Tính cụ thể: Tính cụ thể của các chuẩn mực hành vi ĐĐ giúp cho các em dễ hiểu, dễ nhận biết, dễ hình thành biểu tượng, dễ thực hiện.

- Tính vừa sức: Tính vừa sức của chuẩn mực hành vi ĐĐ thể hiện sự phù hợp của chuẩn mực với đặc điểm sinh - tâm lý, trình độ nhận thức và vốn sống ở HS, đồng thời thể hiện khả năng thực thi của các em đối với chuẩn mực đó.

b6. Đảm bảo tính phát triển theo cấu trúc đồng tâm của các chuẩn mực hành vi ĐĐ giữa lớp dưới và lớp trên

Như chúng ta đã biết, ở Tiểu học, HS các lớp dưới có trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống hạn chế so với các HS các lớp trên. Do đó, đối với một số loại chuẩn mực

hành vi ĐĐ, chúng ta đưa ra cho các lớp dưới dạng cụ thể. Sau đó, lên các lớp trên, loại chuẩn mực hành vi đó lại được lặp lại với yêu cầu cao hơn, tổng hợp hơn và khái quát hơn.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)