Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học (Trang 27 - 32)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.2. Tìm hiểu thực tế việc rèn kỹ năng BVMT trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học

1.2.2.5. Kết quả điều tra

Qua các phương pháp điều tra đã sử dụng, tôi thu được những kết quả như sau:

Tổng số phiếu phát ra: 25 Tổng số phiếu thu lại: 25

Để tìm hiểu GV nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc giảng dạy môn ĐĐ cho HS, tôi đưa ra câu hỏi 1: “Theo thầy (cô) môn ĐĐ trong chương trình có quan trọng không?”.

Bảng 1.1. Kết quả mức độ nhận thức tầm quan trọng của giảng dạy môn ĐĐ Nội dung Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Kết quả

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

25 100 0 0 0 0

Biểu đồ 1.1. Kết quả mức độ nhận thức tầm quan trọng của giảng dạy môn ĐĐ

0 20 40 60 80 100

Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Qua số liệu nói trên, tôi nhận thấy 100% GV cho rằng việc giảng dạy môn ĐĐ trong nhà trường có mức độ quan trọng. Điều này cho thấy môn ĐĐ là môn học được nhiều GV quan tâm, coi trọng trong quá trình dạy học.

Để tìm hiểu mức độ rèn kỹ năng BVMT trong dạy học môn ĐĐ, tôi đưa ra câu hỏi 2:

“Trong quá trình dạy học môn ĐĐ thầy (cô) có rèn kỹ năng BVMT cho HS không?”.

Bảng 1.2. Kết quả mức độ rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng

Kết quả SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

11 44 14 56

Biểu đồ 1.2. Kết quả mức độ rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ

Qua điều tra, tôi nhận thấy 100% GV đã rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ. Đây là một điều rất đáng mừng, cần duy trì. 44% GV thường xuyên rèn kỹ năng BVMT cho HS, 56% GV rèn luyện cho HS kỹ năng này ở mức độ thỉnh thoảng.

Để nhận tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ, tôi đưa ra câu hỏi 3: “Theo thầy (cô) việc rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ có ý nghĩa như thế nào?”

Bảng 1.3. Kết quả mức độ nhận thức tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ

Nội dung Quan trọng Bình thường Không quan trọng Kết quả SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

25 100 0 0 0 0

0 20 40 60

Thường xuyên Thỉnh thoảng

Biểu đồ 1.3. Kết quả mức độ nhận thức tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ

Qua số liệu nói trên, hầu hết tất cả GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng BVMT cho HS qua môn ĐĐ. 100% GV cho rằng việc rèn kỹ năng BVMT chiếm một vị trí quan trọng trong việc dạy học, điều này thể hiện nhận thức đúng đắn của GV trong việc rèn kỹ năng BVMT cho HS Tiểu học.

Việc lựa chọn các PPDH có vai trò rất quan trọng trong rèn kỹ năng BVMT cho HS, để biết các PPDH mà GV thường lựa chọn sử dụng, tôi đưa ra câu hỏi 4: “Thầy (cô) thường sử dụng những phương pháp nào để rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ?”

Bảng 1.4. Kết quả mức độ sử dụng các PPDH Phương

pháp dạy học

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiểm khi Không bao giờ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

Dự án 0 0 7 28 14 56 4 16

Rèn luyện 0 0 4 16 15 60 6 24

Đóng vai 25 100 0 0 0 0 0 0

Trò chơi 25 100 0 0 0 0 0 0

0 20 40 60 80 100

Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Biểu đồ 1.4 Kết quả mức độ sử dụng các PPDH

Ở trường Tiểu học hiện nay, đa số GV còn sử dụng PPDH truyền thống, không phù hợp với tinh thần đổi mới PPDH.Qua điều tra về việc sử dụng các PPDH nhằm rèn kỹ năng BVMT cho HS, tôi thấy GV hiếm khi sử dụng các PPDH theo dự án, PPDH học rèn luyện. Đa số GV thường xuyên sử dụng phương pháp đóng vai và trò chơi học tập.

Nhằm tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của GV trong quá trình rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ, tôi đưa ra câu hỏi 5: “Trong quá trình rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ thầy (cô) gặp những thuận lợi và khó khăn gì?”

Thông qua điều tra, tôi thu được một số ý kiến sau:

Thuận lợi:

- 96% GV cho rằng khả năng rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ cao hơn những môn học khác vì mục tiêu của quá trình dạy học ĐĐ là hình thành ở các em xúc cảm, tình cảm ĐĐ và tổ chức cho các em rèn luyện những thói quen, hành vi ĐĐ. Ở những môn học khác GV chỉ có cơ hội giáo dục ý thức BVMT cho HS.

Hơn nữa, mỗi bài học ĐĐ có hai tiết và nhiệm vụ cơ bản của tiết 2 là tổ chức cho HS luyện tập những kỹ năng làm cơ sở cho hành vi. Đây là cơ hội tốt để GV rèn kỹ năng BVMT cho HS.

- Đa số các HS đều yêu thích môn học ĐĐ, HS có ý thức học tập tốt, thích tìm tòi, khám phá những điều mới, điều hay. HS đã có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về MT xung quanh từ nhà trường, gia đình và những người xung quanh. Đó là cơ sở để GV dễ dàng rèn cho các em kỹ năng BVMT. Ngoài ra, sức ảnh hưởng của các phương

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Dự án Rèn luyện Đóng vai Trò chơi

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, tivi...giúp tăng vốn hiểu biết của các em về MT và ý thức BVMT.

- Nhà trường có trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu, ti vi. Qua phim, ảnh…các em có thể hiểu và bắt chước những việc làm đúng đắn để BVMT.

Bên cạnh những thuận lợi trên thì quá trình rèn kỹ năng BVMT cũng gặp không ít khó khăn:

- HS Tiểu học, đặc biệt là các em khối lớp 1, lớp 2 vốn sống chưa phong phú, diễn đạt còn yếu, việc trao đổi giữa cô và trò rất hạn hẹp dẫn đến hạn chế nhiều cho khả năng ghi nhớ nên khó hình thành kỹ năng BVMT.

- 92% GV cho rằng khuôn viên nhà trường quá chật hẹp, thời gian hạn chế nên không có đủ điều kiện để tổ chức cho các em thực hành nhằm kiểm tra các kỹ năng vừa học và rèn luyện các kỹ năng đó. Hơn nữa, nếu tổ chức thực hành, một số em sẽ gây ồn ào làm ảnh hưởng đến việc học của các lớp khác.

- Lớp học đông HS nên GV không thể kiểm tra và rèn kỹ năng BVMT cho tất cả HS.

- Khi GV giao cho các nhóm thực hiện những dự án để chuẩn bị cho tiết 2 của bài ĐĐ thì GV không có thời gian trực tiếp kiểm tra, giúp đỡ các em nên tiết học khó đạt hiệu quả cao.

Cô Châu Thị Hồng, GV chủ lớp 5/1 trường Tiểu học Trần Cao Vân cho biết:

“Để rèn kỹ năng BVMT cho HS thì việc kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội rất quan trọng. Nếu ở trường các em được học kiến thức, hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ năng, nhưng ngoài nhà trường, gia đình và những người xung quanh không nhắc nhở, rèn luyện thêm cho các em thậm chí không thực hiện việc BVMT thì những kỹ năng các em được hình thành ở trường là vô ích. Vậy gia đình, xã hội cần có kỹ năng BVMT thật tốt để hỗ trợ các em, làm gương cho các em."

Tuy nhiên, vẫn còn những lí do chủ quan như: một số em HS không có hứng thú khi học tập môn học vì các em xem nó là môn phụ, ý thức và kỹ năng BVMT của một số em chưa cao. Vì vậy, GV cần tổ chức nhiều hoạt động sinh động hơn để lôi cuốn các em, làm các em yêu thích môn học. Đồng thời nên có nhiều biện pháp giúp các em nâng cao ý thức, kỹ năng BVMT.

Việc rèn luyện kỹ năng BVMT bên cạnh những mặt thuận lợi còn có nhiều hạn chế, vì đây là một công việc không đơn giản với GV nhất là đối tượng mà các GV hướng đến lại là những em HS tuổi còn rất nhỏ, mọi việc học tập đến với các em rất ngẫu hứng và vô tư, phải biết phương pháp hướng dẫn phù hợp và quá trình rèn luyện

cần diễn ra trong một thời gian khá dài với sự nhẫn nại và kiên trì của những người làm công tác giáo dục, những nhà sư phạm.

Như vậy, tất cả các GV đều có những quan tâm nhất định, hiểu được ý nghĩa của việc rèn kỹ năng BVMT cho HS Tiểu học trong dạy học môn ĐĐ. GV đã biết sử dụng những PPDH giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp lí thuyết với thực tiễn, thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong việc rèn luyện kỹ năng BVMT.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)