Chương 2: RÈN KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGTRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
2.2.2. Một số phương pháp dạy học có khả năng rèn kỹ năng bảo vệ môi trường trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học
2.2.2.2. Phương pháp dạy học dự án
PPDH dự án là phương pháp trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kết quả.
Như vậy, học tập dựa trên dự án là học tập trong hành động. Nó thu hút người học để họ không còn là vật chất chứa đựng thông tin một cách bị động mà là người tích cực giành lấy kiến thức.
b. Tác dụng
PPDH dự án tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút HS vào những dự án trong thế giới thực, HS sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng các kiến thức và kỹ năng BVMT của mình.
Học tập dựa trên dự án là phương pháp học có ý nghĩa thúc đẩy mong muốn học tập của HS, tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và mong muốn được đánh giá. Khi HS có cơ hội kiểm soát được việc học của chính mình, giá trị của việc học của các em cũng tăng lên. Cơ hội lựa chọn và kiểm soát, cũng như cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp cũng làm tăng hứng thú học tập của các em.
Giúp HS bước đầu làm quen với cách tiếp thu kỹ năng BVMT theo cách học của
“người lớn” là học và trình diễn kiến thức.
Thúc đẩy sự cộng tác giữa HS và GV và giữa các HS với nhau trong quá trình tìm hiểu về MT, tìm các giải pháp BVMT; nhiều khi, sự cộng tác đã được mở rộng đến cộng đồng.
c. Sử dụng PPDH dự án trong việc rèn kỹ năng BVMT cho HS
PPDH dự án được coi là phương pháp đặc trưng của bộ môn ĐĐ để rèn kỹ năng BVMT cho HS một cách hiệu quả. Mỗi bài học ĐĐ có 2 tiết, ở tiết 1 các em được hình thành kiến thức và kỹ năng BVMT thông qua nội dung bài học trong sách giáo khoa, tranh, ảnh, phim...Cũng ở tiết 1, GV thực hiện bước lập dự án và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án trong thời gian 1 tuần, ở tiết 2 các em sẽ trình bày sản phẩm, GV và HS các nhóm khác là những người đánh giá. Sản phẩm có thể là bài thu hoạch, báo cáo về tình trạng MT ở địa phương em và hướng giải quyết; tranh, ảnh, pano với chủ đề BVMT; một vở kịch, một buổi trình diễn văn nghệ nhằm tuyên truyền BVMT.
Vậy, việc sử dụng PPDH dự án tạo điều kiện cho HS tham gia những việc cụ thể góp phần BVMT, qua đó các kỹ năng được học ở tiết 1 được củng cố, rèn luyện. HS tự quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt động của bản thân.
HS tập giải quyết vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người lớn. Thông thường HS hợp tác trong nhóm trong suốt quá trình thực hiện dự án. Cuối mỗi dự án, HS hoàn thành việc học của mình với các sản phẩm cụ thể và cuối cùng các em phải trình bày và bảo vệ sản phẩm.Tóm lại người học sẽ đi từ việc chỉ làm theo mệnh lệnh đến tự giác thực hiện các hoạt động học một cách có định hướng. Đặc biệt người học sẽ tự mình phát hiện ra kiến thức, hiểu kiến thức đó và áp dụng những kiến thức đó vào thực tế, người học được trao quyền tự xây dựng kiến thức cho mình và chủ động thực hiện - người học là trung tâm của quá trình dạy học.
Với PPDH dự án, GV không còn điều khiển tư duy HS nữa. Vai trò của GV lúc này là một người hướng dẫn, người huấn luyện, người tư vấn cho HS các kiến thức về MT và là người bạn cùng học của HS. GV phải tập trung hơn vào việc tạo cơ hội học tập, tiếp cận với thông tin, làm mẫu và hướng dẫn HS. Bên cạnh đó, GV phải tạo MT thúc đẩy phương pháp học tập hợp tác.
Như vậy GV trong lớp học theo dự án không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung trong các môn học nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề MT hiện nay (ô nhiễm và thiếu nước sạch, chặt phá rừng bừa bãi...). Từ đó hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học.
Để tiến hành rèn kỹ năng BVMT cho HS thông qua PPDH dự án, GV cần thực hiện theo quy trình sau:
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn dự án có nội dung phù hợp để rèn kỹ năng BVMT cho HS
Bước này thực chất là việc đưa ra các ý tưởng về dự án, có thể nói đây là giai đoạn hết sức quan trọng nhưng cũng cực kì khó khăn. Bởi lẽ, để có được dự án khả thi có thể đáp ứng được mục tiêu của môn học thì GV trước tiên phải nắm thật chắc nội dung kiến thức của môn học mình phụ trách, khó khăn hơn nữa là GV phải có kiến thức liên môn để xâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức đó tổ chức thành một dự án phù hợp với điều kiện thực tiễn là điều quan trọng là dự án phải mang tính xã hội, thời sự sâu sắc.
Một dự án tốt có khả năng mang lại hiệu quả là một dự án nghiên cứu sâu về các chủ đề thực tế và các vấn đề mà HS thực sự muốn tìm hiểu. Trong thực tiễn dạy học, có một số loại dự án thường được tổ chức như sau:
Học thông qua việc phục vụ cộng đồng: Những dự án này thường gắn với cộng đồng địa phương và cho phép HS áp dụng bài học trong lớp học vào tình huống thực tế. Chẳng hạn, xây dựng kế hoạch để làm sạch đường xá ở địa phương...
Xây dựng và thiết kế: Những dự án này dựa trên nhu cầu thực tế hay có thể được tạo nên bởi chuỗi sự kiện đáng tin cậy. Các dự án này đòi hỏi HS phải lập kế hoạch đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế.
Giải quyết vấn đề: Có một số dự án yêu cầu HS đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế. Các dự án này có thể gồm các chuỗi sự kiện đáng tin cậy hay những vấn đề
đang tranh cãi trên thực tế. Có thể là những vấn đề của lớp học hay trong nhà trường như vệ sinh lớp học, hay vấn đề lớn hơn như sự nóng lên của trái đất...
Bước 2: Lập dự án
Có thể hiểu đây là bước chuẩn bị của GV trước khi HS bắt tay vào thực hiện dự án. Bước này có vai trò lớn trong việc quyết định đến sự thành công của toàn bộ dự án.
Về cơ bản, khâu lập dự án bao gồm các nhiệm vụ sau:
1. Chọn đề tài
GV căn cứ vào nội dung rèn kỹ năng BVMT của bài ĐĐ, trình độ HS, điều kiện thời gian, phương tiện kỹ thuật dạy học, cơ sở vật chất để chọn đề tài và hình thức thể hiện đề tài cho phù hợp.
1. Xác định mục tiêu của dự án
Việc xác định mục tiêu yêu cầu GV phải xác định rõ HS cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào qua dự án này. Tổ chức thực hiện dự án có thực sự là cách tốt nhất để rèn kỹ năng BVMT cho HS hay không?
2. Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện
Ở đây, GV cần xây dựng các tình huống để tạo nhiều cơ hội học tập phong phú cho người học nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Bằng nghiệp vụ sư phạm của mình, GV dự kiến các phương án khuyến khích HS tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ học tập để trả lời các câu hỏi khung, liên hệ được với cuộc sống bên ngoài lớp học và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống thực.
Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, trong bước lập kế hoạch thực hiện dự án, GV cần tìm kiếm các tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy của bản thân và cho quá trình học của HS.
4. Lập kế hoạch đánh giá
Mục đích đầu tiên của việc đánh giá trong lớp học hiện nay là thúc đẩy việc học và cải tiến việc dạy. Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại, nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt dự án. Đánh giá liên tục và định kì là khâu cốt yếu của dạy học dự án, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người học thể hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau. Đánh giá trở thành một công cụ giúp cho việc cải thiện hơn là bài kiểm tra độ thông minh hay là sự tích lũy các sự kiện. Nhờ đánh giá định kì thông qua các hướng dẫn trong bài học, GV biết nhiều hơn về nhu cầu của người học cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp HS đạt kết quả tốt hơn.
Để triển khai thành công các chiến lược dạy học này, việc đánh giá cần tập trung vào các khâu cụ thể như:
- HS hướng đến các mục tiêu học tập như thế nào?
- HS sử dụng những kĩ năng tư duy nào?
- HS tích hợp và sử dụng thông tin mới hiệu quả đến mức nào?
Trong đánh giá dựa trên việc lấy HS làm trung tâm, HS sẽ được tham gia nhiều hơn vào các quá trình đánh giá, cần thêm nhiều cơ hội để học tập và thực hành hơn.
Khi tham gia vào quá trình đánh giá ở mức độ này, HS sẽ được khích lệ, kiểm soát được việc học, tự khẳng định thành công của bản thân. Để giúp HS thành công, GV cần cung cấp:
- Các chuẩn rõ ràng.
- Các Phương pháp thu thập phản hồi để chia sẻ với bạn học, kết hợp những phản hồi từ bạn học để tăng hiệu quả công việc.
- Thời gian đủ để hoàn thành công việc và các sản phẩm.
Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS thực hiện dự án
Bước 3: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Trước khi tổ chức cho HS thực hiện dự án, GV cần dành ra một buổi học để triển khai dự án đến HS. Lúc này GV cần:
+ Giới thiệu tên dự án và nội dung tóm tắt của dự án. Ở đây, GV cần giúp HS nắm được: em cần làm gì? Yêu cầu cụ thể về sản phẩm sau khi thực hiện dự án là gì?
- Thảo luận với HS về các giai đoạn thực hiện dự án.
- Phổ biến tiêu chí đánh giá và bản hướng dẫn thực hiện tới HS.
- Nhắc nhở HS một số vấn đề khác: thời gian hoàn thành, tinh thần, thái độ làm việc,...
Bước 4: HS thực hiện dự án
Sau khi đã nắm được nội dung của dự án, các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết.
Các nhóm HS thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc đến từng thành viên trong nhóm và các em độc lập giải quyết từng nhiệm vụ trong dự án.
Khi dự án đang tiến triển, GV gặp các nhóm định kì để xem xét các kế hoạch hành động và đảm bảo là các em đi đúng hướng. Yêu cầu mỗi nhóm nộp lại một kế hoạch hành động hoàn chỉnh để GV nắm được. Sau khi gặp riêng lẻ các nhóm, GV tổ
chức cho các nhóm gặp nhau để trao đổi ý kiến. Yêu cầu HS sử dụng các loại phiếu mà GV thiết kế để đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm bạn.
Giai đoạn 3: Kết thúc dự án Bước 5: Trình bày sản phẩm
Hết thời hạn thực hiện dự án, GV tổ chức một buổi để các nhóm HS trình bày sản phẩm về dự án của mình. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thực hiện dự án của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả làm việc của nhóm bạn đồng thời đưa ra đánh giá (bằng điểm số) theo các tiêu chí đã nêu trong các phiếu đánh giá.
Bước 6: Tổng kết, đánh giá
Đến đây GV kết hợp mọi quá trình đánh giá: tự đánh giá của nhóm thực hiện, đánh giá của nhóm bạn, đánh giá của GV để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án của các nhóm HS, của từng HS. Lúc này GV cần đưa ra những nhận xét:
- Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, các cá nhân trong quá trình thực hiện dự án.
- Nhận xét về chất lượng sản phẩm thực hiện dự án của các nhóm. Công bố điểm số của từng nhóm; thưởng điểm cho những cá nhân xuất sắc, có đóng góp lớn cho thành công của nhóm mình.
- Chọn ra sản phẩm của nhóm xuất sắc để lưu lại trong thư viện của trường để tham khảo và trình bày trước toàn thể HS trong trường.
Bước 7: GV định hướng cho HS một số đề tài có nội dung tương tự với dự án vừa thực hiện góp phần rèn kỹ năng BVMT ở gia đình, địa phương
Căn cứ vào các dự án HS đã thực hiện, GV nêu một số đề tài phù hợp, khả thi để HS có thể rèn kỹ năng BVMT ở gia đình, địa phương.
Để vận dụng thành công PPDH dự án nhằm rèn kỹ năng BVMT trong dạy học tiết 2 môn ĐĐ ở Tiểu học, cần đi theo quy trình 9 bước như trên. Tuy nhiên, tuỳ từng đối tượng HS cũng như khả năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV trong quá trình vận dụng, GV có thể linh hoạt biến đổi sao cho phù hợp.
d. Lưu ý
- Dự án phải phù hợp với nội dung rèn kỹ năng BVMT của bài học. Nội dung dự án đưa ra không quá khó cũng không quá dễ đối với HS. Đặc biệt các dự án phải phù hợp với chủ đề, nội dung bài học và gần gũi đối với cuộc sống của các em.
- Mục đích dự án phải rõ ràng và có tính thực tiễn, tính khả thi.
- Cần tạo cơ hội để tăng cường sự tham gia của HS trong dự án, tuy nhiên phải phù hợp với trình độ và khả năng của các em.
- GV cần có sự kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án của HS trong suốt quá trình thực hiện dự án.
e. Ví dụ minh họa
BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Đạo đức lớp 4) Hoạt động 4: Dự án: “Tình nguyện xanh”
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn dự án có nội dung phù hợp để rèn kỹ năng BVMT cho HS Kiểu dự án xây dựng và thiết kế
Bước 2: Lập dự án 1. Chọn đề tài
GV và HS thống nhất chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình MT ở một số nơi”
Hình thức thể hiện: Điều tra thực tế và hoàn thành vào phiếu bài tập 2. Xác định mục tiêu của dự án
Qua dự án này, HS cần đạt được những mục tiêu sau:
Kiến thức: HS biết được tình trạng MT ở xóm/khu phố mình đang ở, trường học, lớp học của mình và những việc mọi người đang làm để BVMT, những tồn tại chưa được giải quyết.
Kỹ năng: HS đưa ra các giải pháp để góp phần giải quyết những tồn tại trong vấn đề BVMT
Thái độ: HS có ý thức BVMT xung quanh 3. Lập kế hoạch dự án, phiếu đánh giá
- GV cùng HS lập kế hoạch dự án:
+ Thời gian bắt đầu
+ Thời gian tiến hành dự án
+ Thời gian trình bày sản phẩm và tổng kết
- GV cùng HS lập phiếu tự đánh giá dự án dành cho HS Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS thực hiện dự án
Bước 3: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ GV giới thiệu tên dự án: Dự án “Tình nguyện xanh”
+ Nội dung tóm tắt của dự án: Các nhóm tiến hành điều tra, tìm hiểu thực tế tình hình MT ở khu vực xóm/phố, trường học, lớp học, những hoạt động BVMT, những vấn đề tồn tại và cách giải quyết.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình môi trường ở xóm/phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề tồn tại và cách giải quyết.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình môi trường trường học, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề tồn tại và cách giải quyết.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình môi trường lớp học, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề tồn tại và cách giải quyết.
- Các em tiến hành điều tra, tìm hiểu thực tế và hoàn thành theo phiếu bài tập sau:
TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG…
Tình hình MT
Các hoạt động BVMT
Những vấn đề tồn tại Cách giải quyết
3.Các giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn 1: HS tìm hiểu thực tế về tình hình MT, các hoạt động BVMT, những vấn đề tồn tại ở MT mình đang tìm hiểu.
Giai đoạn 2: Từ những điều tìm hiểu được, HS tìm cách giải quyết những vấn đề tồn tại.
Giai đoạn 3: Hoàn thành dự án và trình bày sản phẩm 4.GV phổ biến tiêu chí đánh giá
- Hoàn thành đúng thời gian
- Thái độ, tinh thần tham gia dự án của nhóm - Chất lượng sản phẩm của dự án
Bước 4: HS thực hiện dự án
Sau khi đã nắm được nội dung của dự án, các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết.
Các nhóm HS thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc đến từng thành viên trong nhóm và các em độc lập giải quyết từng nhiệm vụ trong dự án.