Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
BÀI 13: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC - Sau khi chấm bài kiểm tra, kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra lần 1
Nhóm lớp
Lớp Số HS
Điểm
1 – 2 3 – 4 5 – 6 7 – 8 9 – 10
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ % Thực
nghiệm
3/2 40 0 0 0 0 2 5 14 35 24 60
Đối chứng
3/9 42 0 0 0 0 5 11,9 21 50 16 38,1
Bảng 3.2. Phân loại trình độ HS lần 1
Nhóm lớp Lớp Số HS
Xếp loại
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ % Thực
nghiệm
3/2 40 0 0 0 0 2 5 14 35 24 60
Đối chứng 3/9 42 0 0 0 0 5 11,9 21 50 16 38,1
Biểu đồ 3.1. Phân loại trình độ HS lần 1
Qua số liệu thu được từ hai lớp thực nghiệm và đối chứng cho thấy mức độ nắm bài học và nhớ kỹ năng xử lý tình huống ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó có nghĩa rằng, trong quá trình dạy học môn ĐĐ có sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng BVMT thì khả năng ghi nhớ hành vi cao hơn là ở lớp học chỉ sử dụng các PPDH truyền thống. Nếu GV theo dõi, quan sát HS sẽ nhận ra kỹ năng BVMT của các em được nâng cao, HS sẽ làm được nhiều việc tốt góp phần BVMT.
BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Sau khi chấm, kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra lần 2
Nhóm lớp Lớp Số HS
Điểm
1 – 2 3 – 4 5 - 6 7 – 8 9 – 10
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ % Thực
nghiệm 4/1 44 0 0 0 0 7 15,9 13 29,5 24 54,6
Đối chứng 4/5 43 0 0 2 4,7 11 25,6 18 41,9 12 27,5
0 10 20 30 40 50 60
Kém Yếu Trung
bình
Khá Giỏi
Thực nghiệm Đối chứng
Bảng 3.4. Phân loại trình độ HS lần 2
Nhóm lớp Lớp Số HS
Xếp loại
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ % Thực
nghiệm 4/1 44 0 0 0 0 7 15,9 13 29,5 24 54,6 Đối chứng 4/5 43 0 0 2 4,6 11 25,6 18 41,9 12 27,9
Biểu đồ 3.2. Phân loại trình độ HS lần 2
Như vậy tỉ lệ các em hiểu bài và nắm bắt được bài học ở lớp thực nghiệm là tương đối cao so với lớp đối chứng. Chúng ta có thể khắc phục để tất cả các em HS đều đạt được mức học tập cao hơn và kỹ năng BVMT của các em sẽ tốt hơn nếu chúng ta áp dụng những phương pháp rèn kỹ năng này một cách thường xuyên, vì rèn kỹ năng BVMT cần có một khoảng thời gian dài và sự kiên trì của GV. Do không có điều kiện nên tôi chỉ kiểm tra được kỹ năng BVMT của các em qua bài lý thuyết. Nhưng tôi tin chắc rằng, với những gì được rèn luyện qua bài học, các em sẽ áp dụng rất tốt trong thực tế.
0 10 20 30 40 50 60
Kém Yếu Trung
bình
Khá Giỏi
Thực nghiệm Đối chứng
Tiểu kết chương 3
Sau quá trình thực nghiệm, với những kết quả thu được, tôi nhận thấy các biện pháp có thể áp dụng vào quá trình rèn kỹ năng BVMT là có tính khả thi cao và có thể áp dụng được. Bởi việc thực hiện các biện pháp này đều tuân thủ tính chất khoa học và sư phạm mà trong mục tiêu dạy học đã được đề cập trong quá trình dạy học.
Qua thực nghiệm, tôi nhận thấy HS rất hứng thú với hoạt động đóng vai xử lý tình huống, các em bị lôi cuốn vào quá trình rèn luyện kỹ năng BVMT một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Việc sử dụng PPDH rèn luyện, PPDH theo dự án GV đã giúp HS tham gia vào hoạt động BVMT. Đây là hai phương pháp đặc trưng nhằm rèn kỹ năng BVMT qua môn ĐĐ, phát huy vai trò của tiết 2 - tiết thực hành, luyện tập. Đồng thời phát huy tính tích cực của HS và rất hiệu quả trong việc rèn kỹ năng BVMT cho HS.
Tuy nhiên, để áp dụng thành công hai phương pháp này vào dạy học, GV cần có sự đầu tư, lên kế hoạch, giao nhiệm vụ rõ ràng, theo sát HS trong quá trình các em thực hành. Và vấn đề hạn chế thời gian cũng là một khó khăn trong việc sử dụng hai phương pháp trên. Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi không thể thực nghiệm hết tất cả các bài học trong chương trình. Hơn nữa, quá trình rèn luyện không thể thấy được hiệu quả trong chốc lát mà phải qua một quãng thời gian nhất định mới thấy rõ hiệu quả của nó. Vì vậy, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ thực hiện điều này một cách thường xuyên trong quá trình giảng dạy sau này.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ