Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.3. Tìm hiểu thực tế việc học môn ĐĐ có nội dung rèn kỹ năng BVMT
1.2.3.5. Kết quả điều tra
Qua các phương pháp điều tra đã sử dụng, tôi thu được những kết quả như sau:
Tổng số phiếu phát ra: 425 Tổng số phiếu thu lại: 425
Để tìm hiểu hứng thú của HS khi học các bài của môn ĐĐ, tôi đưa ra câu hỏi 1: “Em có thích học môn ĐĐ không?”
Bảng 2.1. Kết quả mức độ hứng thú học môn ĐĐ của HS Nội dung
Khối lớp
Thích Bình thường Không thích SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 84 100 0 0 0 0
2 76 95 4 5 0 0
3 80 91,9 7 8,1 0 0
4 77 89,5 9 10,5 0 0
5 74 84,1 14 15,9 0 0
Biểu đồ 2.1. Kết quả mức độ hứng thú học môn ĐĐ của HS
Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng trên tôi nhận thấy rằng hầu hết các em có hứng thú khi được học các bài học của môn ĐĐ, một số HS thấy bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho GV khi rèn kỹ năng BVMT cho HS.
Để có thể đưa ra biện pháp rèn kỹ năng BVMT cho HS một cách thiết thực, hiệu quả tôi lần lượt đưa ra câu hỏi 2 đến câu hỏi 5.
Mỗi hoạt động dạy học đều có những ưu điểm riêng, để tìm hiểu hứng thú của HS đối với hoạt động dạy học rèn luyện, tôi đưa ra câu hỏi 2: “Trong tiết 2 của bài ĐĐ, em có thích làm những công việc cụ thể để BVMT (nhặt rác trong sân trường, trồng cây, tưới cây…) không?”
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Thích
Bình thường Không thích
Bảng 2.2. Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học rèn luyện Nội dung
Khối lớp
Thích Bình thường Không thích SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 82 97,6 0 0 2 2,4
2 65 81,3 8 10 7 8,7
3 77 88,5 8 9,2 2 2,3
4 72 83,7 10 11,6 4 4,7
5 70 79,5 11 12,5 7 8
Biểu đồ 2.2. Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học rèn luyện Với kết quả như trên, tôi thấy đa số HS yêu thích làm những việc cụ thể để BVMT. Như vậy các em đã ý thức rất tốt về việc BVMT và việc hình thành kỹ năng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ HS không cảm thấy hứng thú hoặc không thích hoạt động này. GV cần động viên, tạo điều kiện để các nhóm thi đua để lôi cuốn các em tham gia hoạt động này.
Nhằm tìm hiểu hứng thú của HS với hoạt động dạy học dự án, tôi đưa ra câu hỏi 3:
“Em có thích thầy (cô) giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà thực hiện các công việc như: Diễn một vở kịch, làm một chương trình triển lãm tranh với nội dung BVMT;
trồng cây, trồng hoa làm mát sân trường, đường làng, ngõ xóm…”.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Thích
Bình thường Không thích
Bảng 2.3. Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học dự án Nội dung
Khối lớp
Thích Bình thường Không thích SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 82 97,6 2 2,4 0 0
2 75 93,7 5 6,3 0 0
3 68 78,2 10 11,5 9 10,3
4 72 83,7 14 16,3 0 0
5 60 68,2 20 22,7 8 9,1
Biểu đồ 2.3. Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học dự án Phần lớn HS thích được tham gia các dự án BVMT, đặc biệt là các HS khối lớp 1 và 2. GV cần dựa vào khả năng, độ tuổi của HS mà giao nhiệm vụ cho các em để các dự án được hoàn thành tốt.
Với hoạt động trò chơi, mức độ hứng thú của HS ra sao, tôi đưa ra câu hỏi 4: “Em có thích tham gia trò chơi không?”
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Thích
Bình thường Không thích
Bảng 2.4. Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học trò chơi Nội dung
Khối lớp
Thích Bình thường Không thích SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 84 100 0 0 0 0
2 80 100 0 0 0 0
3 87 100 0 0 0 0
4 84 97.7 2 2,3 0 0
5 78 88,6 10 11,4 0 0
Biểu đồ 2.4. Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học trò chơi Gần như 100% HS thích tham gia trò chơi. Đây là cơ hội để GV rèn kỹ năng BVMT bằng hình thức trò chơi. Biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
Với hoạt động đóng vai xử lí tình huống, mức độ hứng thú của HS ra sao, tôi đưa ra câu hỏi 5: “Em có thích tham gia đóng vai xử lí tình huống không?”
Bảng 2.5. Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động đóng vai Nội dung
Khối lớp
Thích Bình thường Không thích SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 75 89,3 4 4,8 5 5,9
2 80 100 0 0 0 0
3 79 90,8 8 9,2 0 0
4 82 95,3 4 4,7 0 0
5 66 75 16 18,2 6 6,8
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Thích
Bình thường Không thích
Biểu đồ 2.5. Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động đóng vai
Đa số HS thích tham gia đóng vai xử lí tình huống. Đây là điều kiện thuận lợi khi GV sử dụng PPDHđóng vai xử lí tình huống để rèn kỹ năng BVMT cho HS. Tuy nhiên, với một số ít HS không cảm thấy hứng thú có thể vì còn rụt rè, nhút nhát. GV cần tạo điều kiện để các em tham gia cùng các bạn, khuyến khích, tuyên dương sự tiến bộ của các em.
Nhằm làm rõ thắc mắc: “HS đã được rèn kỹ năng BVMT từ đâu?”. Tôi đưa ra câu hỏi 6: Em được rèn kỹ năng BVMT chủ yếu từ:
Nhà trường Gia đình Những người xung quanh
Qua điều tra, tôi được biết các em chủ yếu được rèn kỹ năng BVMT từ nhà trường, tiếp theo là những người xung quanh, cuối cùng là gia đình. Như vậy, vai trò của nhà trường vô cùng quan trọng trong việc rèn kỹ năng BVMT cho HS, đòi hỏi mỗi GV phải có trách nhiệm, ĐĐ vì MT, không ngừng nỗ lực, cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất để rèn kỹ năng BVMT cho các em. Tuy nhiên, để các kỹ năng này được hình thành bền vững và chuyển thành hành vi ĐĐ thì cần sự hỗ trợ từ xã hội, gia đình các em.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Thích
Bình thường Không thích
Tiểu kết chương 1
Kỹ năng BVMT là một trong những kỹ năng đang được quan tâm và chú trọng rèn luyện trong nhà trường. Các GV đã nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của kỹ năng BVMT đối với việc hình thành hành vi BVMT của HS. Khi có được kỹ năng BVMT các em phân biệt hành động nào làm ảnh hưởng đến MT, việc làm nào có lợi cho MT trường, làm được những việc thiết thực vì MT. Sau này, khi rời khỏi ghế nhà trường, mỗi em sẽ lựa chọn những nghề nghiệp phù hợp. Nhiều em trở thành nhà quản lý MT, nhà MT học, kỹ sư MT, những doanh nhân…Các em sẽ biết cách đưa ra những biện pháp để BVMT, các dự án BVMT, biện pháp xử lý nước thải…làm MT thêm xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Hay đơn giản, những cô công nhân, những bác nông dân cũng biết cách làm cho MT trong lành. Nói cách khác, nếu có được kỹ năng BVMT, tất cả mọi người sẽ thành công trong công tác BVMT. Qua điều tra tình hình thực tế ở trường phổ thông, tôi thấy rằng các em HS cũng rất thích thú với môn ĐĐ, thông qua các số liệu điều tra, tôi thấy có nhiều những bất cập trong quá trình thực hiện việc rèn kỹ năng BVMT với cơ sở vật chất của nhà trường. Điều đó đã cản trở một phần nào quá trình rèn luyện các kỹ năng cho HS nhất là kỹ năng BVMT một cách liên tục và thường xuyên hơn. Mặt khác, một số GV chưa tiếp cận với những PPDH nhằm phát huy tính tích cực của HS như: PPDH dự án, phương pháp rèn luyện. Đây là hai phương pháp khá mới mẻ với GV, họ hiếm khi sử dụng để rèn kỹ năng BVMT cho HS nguyên nhân một phần là do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không đáp ứng, thời gian bị giới hạn. Mặc dù có những khó khăn nhất định, song các GV về cơ bản đã sử dụng những phương pháp rèn kỹ năng BVMT đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng vẫn chưa tác động đến từng em HS một cách sâu xát và vẫn còn một số HS chưa yêu thích môn học cũng như chưa được rèn kỹ năng này một cách hiệu quả.