HỆ THỐNG CÁC BÀI HỌC CÓ NỘI DUNG PHÙ HỢP ĐỂ RÈN KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học (Trang 39 - 42)

Chương 2: RÈN KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGTRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC

2.1. HỆ THỐNG CÁC BÀI HỌC CÓ NỘI DUNG PHÙ HỢP ĐỂ RÈN KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC

2.1.1. Hệ thống các bài học có nội dung phù hợp để rèn kỹ năng bảo vệ môi trường trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học

Lớp Bài Nội dung rèn kỹ năng BVMT

1 Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ

- Hình thành thói quen vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân, vệ sinh MT xung quanh.

- Phân biệt được thế nào là gọn gàng, sạch sẽ;

chưa gọn gàng, sạch sẽ.

- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ khi đến lớp, sắp xếp góc học tập ngăn nắp.

1

Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng

- Không ngắt hoa, bẻ cành nơi công cộng; không dẫm lên cây, hoa…

- Chăm sóc cây và hoa nơi công cộng bằng một số việc làm như: tưới nước cho cây, nhổ cỏ, bắt sâu, vun xới đất…

- Ngăn chặn, lên án những hành vi phá hoại cây trồng.

2 Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp

- Phân biệt được thế nào là gọn gàng, ngăn nắp;

chưa gọn gàng, ngăn nắp.

- Giữ gìn ngăn nắp, gọn gàng chỗ học, chỗ chơi bằng một số việc cụ thể: quét nhà, xếp gọn mền chiếu sau khi ngủ dậy, sắp xếp sách vở sau khi học…

2 Bài 4: Chăm làm việc nhà

- Tham gia một số việc nhà phù hợp với lứa tuổi như: Tưới cây, tưới hoa, quét nhà sạch sẽ, cho gà ăn, nhặt rau, lau bàn ghế…

2

Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp

- Tham gia trực nhật, dọn vệ sinh lớp học theo sự phân công của GV.

- Tham gia lao động, dọn vệ sinh trường học cùng các bạn theo sự phân công của nhà trường.

- Trồng cây, tưới nước cho cây, hoa trên sân trường và trong phòng học.

- Bỏ rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế.

- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái.

2 Bài 8: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng

- Tham gia dọn vệ sinh một số nơi công cộng như: trường học, khu vực Uỷ ban xã, Nhà Văn hóa…

- Trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở nơi công cộng.

- Không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, đi vệ sinh đúng nơi quy định…

- Ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái

2 Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích

- Nhận biết những loài vật có ích cho con người và môi trường.

- Phân biệt hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.

- Chăm sóc, bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày bằng những việc cụ thể: cho gà ăn, không phá tổ chim…

- Ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái.

3

Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường

- Tích cực tham gia những công việc chung để giữ trường lớp xanh sạch đẹp.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa về BVMT do nhà trường tổ chức: các cuộc thi vẽ tranh thiên nhiên, làm pano…

- Vận động các bạn cùng tham gia.

3

Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

- Phân biệt được nguồn nước sạch và nguồn nước nhiễm bẩn.

- Sử dụng nước tiết kiệm: khóa vòi nước sau khi sử dụng, sử dụng nước vừa đủ dùng…

- Bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm: không vứt rác thải xuống ao hồ, kênh rạch, đi vệ sinh đúng nơi quy định, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà, xử lý nước thải đúng cách…

- Ngăn cản những hành vi lãng phí nước, làm ô nhiễm nguồn nước.

3

Bài14:Chăm sóc cây trồng vật nuôi

- Tham gia chăm sóc cây trồng ở nhà, ở trường bằng những việc làm: tưới cây, nhổ cỏ,vun xới đất quanh gốc cây…

- Tham gia chăm sóc vật nuôi ở nhà, ở trường bằng những việc làm: cho vật nuôi ăn,…

- Ngăn chặn những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.

4 Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng

- Tôn trọng, giữ gìn các công trình công cộng.

- Ngăn chặn những hành vi phá hoại các công trình công cộng như: ném đất đá vào biển báo giao thông,…

4

Bài 14:Bảo vệ môi trường - Bảo vệ MT đất, nước, không khí bằng những việc vừa sức, phù hợp với lứa tuổi.

5

Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Sử dụng hợp lí TNTN nhằm phát triển MT bền vững.

- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm TNTN.

- Ngăn chặn, lên án những hành vi lãng phí, phá hoại, khai thác quá mức nguồn TNTN.

2.1.2. Nhận xét nội dung rèn kỹ năng bảo vệ môi trường trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học

2.1.2.1. Chương trình môn Đạo đức lớp 1, 2, 3

Một điều đặc biệt chú ý đó là HS ở giai đoạn đầu (lớp 1,2,3) lứa tuổi Tiểu học do nhận thức còn thấp, tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, hay bắt chước cũng như kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, kỹ năng đọc viết chưa thành thạo, các em chưa đủ năng lực nhận thức các chuẩn mực hành vi ĐĐ trên bình diện lý luận. Cho nên các chuẩn mực ĐĐ nhằm rèn kỹ năng BVMT được đưa ra dưới dạng những mẫu hành vi cụ thể (Gọn gàng sạch sẽ, bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, gọn gàng ngăn nắp, chăm làm việc nhà, giữ gìn trường lớp sạch đẹp, giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia việc lớp việc trường, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, chăm sóc cây trồng vật nuôi).

2.1.2.2. Chương trình môn Đạo đức lớp 4,5

Đến cuối bậc tiểu học (lớp 4,5) nhận thức của các em có phát triển hơn, kinh nghiệm sống có phát triển hơn, nhưng vẫn chưa thoát ly khỏi đối tượng và định hướng cụ thể. Cho nên chương trình vẫn đưa ra các chuẩn mực ĐĐ dưới dạng những mẫu hành vi, song đã chứa đựng những nội dung tương đối khái quát cho nhiều tình huống (Giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)