Chương 2: RÈN KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGTRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
2.2.2. Một số phương pháp dạy học có khả năng rèn kỹ năng bảo vệ môi trường trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học
2.2.2.1. Phương pháp dạy học đóng vai
Phương pháp đóng vai là cách thức tổ chức, hướng dẫn HS thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống ĐĐ giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp này mà hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó.
b. Tác dụng
Đóng vai là PPDH tích cực và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của các em HS Tiểu học. Thông qua đóng vai, các em được trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, được vận dụng các tri thức ĐĐ, kỹ năng BVMT đã được học ở tiết 1 vào việc giải quyết các tình huống ĐĐ, cũng như được trực tiếp thể hiện các cách ứng xử trong các tình huống ĐĐ thường gặp trong cuộc sống của các em. Từ đó, kỹ năng BVMT được củng cố và khắc sâu một cách nhẹ nhàng, sinh động.
Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong giờ dạy đã tạo ra cho lớp học một không khí luôn sôi nổi, hào hứng. Các em tham gia vào giờ học một cách hứng thú say mê, không bị gò bó mà tư duy chủ động, sáng tạo. Các em được trao đổi, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập. Các em luôn cảm thấy muốn học, muốn tìm tòi, đào sâu và sáng tạo nhiều vấn đề mà không phải chịu sự áp đặt, chỉ đạo của GV. Sự tìm tòi, chủ động, sáng tạo; sự tự giác tích cực trong các hoạt động của HS để thực hiện các nhiệm vụ học tập là rất phù hợp với tinh thần đổi mới PPDH hiện nay. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp đóng vai trong giờ thực hành ĐĐ là hoàn toàn phù hợp với hình thức tổ chức cho các em tự suy nghĩ, thiết kế, tự xây dựng các tình huống, “kịch bản”, đồng thời giúp các em được tham gia trực tiếp các hoạt động học tập. Từ đó, mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy và việc rèn kỹ năng BVMT cho HS.
c. Sử dụng phương pháp đóng vai để rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học tiết 2 ĐĐ ở Tiểu học không chỉ chú ý nhấn mạnh đến vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS mà còn phải nhấn mạnh đến vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV. Đối với HS là đối tượng ở lứa tuổi Tiểu
học, thì vai trò của GV lại đặc biệt cần thiết và quan trọng. Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của HS Tiểu học diễn ra theo quy luật "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn", “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Nên tổ chức dạy học theo phương pháp đóng vai trong tiết 2 ĐĐ ở Tiểu học là rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong việc rèn kỹ năng BVMT cho HS. Đây là hình thức tổ chức dạy học mang tính tích cực, phát huy tối đa hoạt động nhận thức của HS dựa trên sự điều khiển, tổ chức, hướng dẫn của GV.
Khi thực hành đóng vai, HS được phân công sắm vai những nhân vật trong tình huống và HS phải vận dụng những tri thức, kỹ năng BVMT đã học để thể hiện các cách ứng xử trong tình huống. Từ đó, các tri thức, kỹ năng BVMT được củng cố, khắc sâu một cách nhẹ nhàng, sinh động.
Mặt khác, trong quá trình đóng vai có sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh nhân vật, hành động nhân vật và lời nói với nhau trong tình huống ĐĐ, chúng tạo thành phương tiện để phản ánh hiện thực. Khi đóng vai các em sống bằng các hành động và tình cảm của các nhân vật, các em hành động phù hợp với các nhân vật mà chúng sắm vai trong tình huống.
Để vận dụng phương pháp đóng vai một cách có hiệu quả và dễ dàng nhằm rèn kỹ năng BVMT cho HS, tôi đề xuất cách thức tiến hành theo các bước sau:
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn tình huống có nội dung phù hợp để rèn kỹ năng BVMT cho HS Bước 2: Chuẩn bị tổ chức cho HS đóng vai
+ Xác định mục đích rèn luyện của tình huống: Qua tình huống, HS biết cách xử lý như thế nào cho đúng trong những tình huống thường gặp trong cuộc sống, biết làm những việc cụ thể để góp phần BVMT.
+ Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức đóng vai + Các giải thưởng (nếu có)
Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS đóng vai
Bước 3: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm
Đây là bước đầu tiên, rất quan trọng trong khi sử dụng phương pháp đóng vai.
Có thể xem đây là bước giao nhiệm vụ học tập cho HS.
Đầu tiên, GV nêu chủ đề HS sắp đóng vai. Tùy số tình huống và số nhân vật trong từng tình huống mà GV chia nhóm cho phù hợp về số lượng và trình độ, năng khiếu của HS. Sau đó, GV giao nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ học tập ở đây là:
- Yêu cầu HS đóng vai thể hiện các cách ứng xử trong một tình huống ĐĐ giả định mà GV đưa ra. Tình huống ĐĐ này phù hợp với chủ đề, kỹ năng BVMT HS cần chiếm lĩnh.
- Yêu cầu HS đặt lời thoại và đóng vai theo tình huống GV đã xây dựng.
- Yêu cầu HS xây dựng một tình huống ĐĐ, đặt lời thoại trong tình huống và đóng vai thể hiện các cách ứng xử trong tình huống đó. Ở đây GV chỉ cần nêu yêu cầu xây dựng tình huống để đóng vai với chủ đề cụ thể nào đó trong bài học ĐĐ.
Bước 4: HS thảo luận nhóm, hoàn chỉnh "kịch bản" và phân công đóng vai
Đây là bước HS làm việc theo nhóm của mình. Sau khi có nhiệm vụ học tập, các nhóm thảo luận, hoàn chỉnh "kịch bản" và phân công đóng vai. Thảo luận nhóm, hoàn chỉnh lời thoại và phân công vai diễn (nếu tình huống cần đóng vai đã được giáo viên dàn dựng); hoặc liệt kê các cách ứng xử, đặt lời thoại cho các cách ứng xử đó và phân công vai diễn (nếu tình huống cần đóng vai chưa được dàn dựng); hoặc xây dựng tình huống theo chủ đề, liệt kê các cách ứng xử, đặt lời thoại cho các cách ứng xử đó và phân công vai diễn (nếu tình huống chưa được xây dựng).
Bước 5: HS thực hiện đóng vai
Đây là bước diễn xuất, bước biểu diễn của các vai diễn thể hiện các cách ứng xử trong tình huống. Đây là bước trọng tâm, cơ bản trong các bước khi sử dụng phương pháp đóng vai. Ở bước này, HS sẽ thể hiện các vai diễn, thể hiện các cách ứng xử trong tình huống. Bằng các hành động, cử chỉ, nói năng, bằng khả năng diễn xuất truyền cảm, các em được luyện tập, thực hành trực tiếp hoặc được theo dõi trực tiếp các thao tác hành vi ĐĐ. Qua đó có tác dụng củng cố, khắc sâu những tri thức, kỹ năng BVMT mà các em đã được học ở tiết 1. Một điều rất quan trọng là trong bước này, các em được hành động, được luyện tập, thực hành các thao tác hành vi, các kỹ năng BVMT. Từ đó hình thành thói quen BVMT. Mặt khác, những cách ứng xử, những hành vi ĐĐ xấu sẽ được loại bỏ.
Giai đoạn 3: Tổng kết, đánh giá
Bước 6: HS cả lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung
Đây là bước khá quan trọng, trong bước này, các em sẽ được nhận xét, đánh giá cách ứng xử của các vai diễn trong tình huống phù hợp hay chưa phù hợp? Và vì sao lại phù hợp? Chưa phù hợp ở chỗ nào?
Một điều khá quan trọng trong bước này là HS được nhận xét, đánh giá và nói lên cảm xúc của mình khi thực hiện đúng, hay các cách ứng xử cũng như cảm xúc khi nhận được cách ứng xử sai, không hay trong tình huống.
Mặt khác, đây cũng là bước để HS nhận xét, đánh giá và bổ sung cho nhau về cách diễn xuất và rút ra những kinh nghiệm từ những lần diễn xuất trước, phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm của bạn trong quá trình thực hiện đóng vai.
Bước 7: GV tuyên dương HS và kết luận cách ứng xử cần thiết trong tình huống Đây là bước tổng kết và là kết luận cuối cùng của GV với mục đích chốt lại cách ứng xử đúng nhất, hay nhất trong tình huống.
Bước 8: GV định hướng cho HS các hoạt động có thể rèn kỹ năng BVMT ở gia đình và địa phương
Căn cứ vào các tình huống HS đã đóng vai trên lớp, GV định hướng một số hoạt động HS có thể rèn kỹ năng BVMT ở gia đình, địa phương.
Như vậy, để vận dụng thành công phương pháp đóng vai nhằm rèn kỹ năng BVMT trong dạy học tiết 2 môn ĐĐ ở Tiểu học, cần đi theo quy trình 10 bước như trên. Tuy nhiên, tuỳ từng đối tượng HS cũng như khả năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV trong quá trình vận dụng, GV có thể linh hoạt biến đổi nhằm làm cho giờ học sinh động, liền mạch và tạo hứng thú cho HS.
d. Lưu ý
Khi sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy tiết 2 ĐĐ ở Tiểu học nhằm rèn kỹ năng BVMT cho HS, cần lưu ý những điều sau:
- Tình huống phải cụ thể, phù hợp với nội dung rèn kỹ năng BVMT của bài học. Các tình huống đưa ra không quá khó cũng không quá dễ đối với HS. Đặc biệt các tình huống phải phù hợp với chủ đề, nội dung bài học và gần gũi đối với cuộc sống của các em.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.
- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia và trong mỗi tình huống cần cho nhiều lượt HS ở các nhóm khác nhau lên đóng vai để nhiều HS được tập dượt các thao tác ứng xử, để cả lớp có thể so sánh, nhận xét các cách ứng xử khác nhau trong cùng một tình huống, từ đó rút ra cách ứng xử đúng nhất.
- Đối với lớp lớn, GV có thể chỉ cần đưa ra chủ đề đóng vai còn tình huống do HS xây dựng.
- Để đảm bảo đủ thời gian cho tiết dạy, ngay từ cuối tiết 1, GV có thể cho HS
"kịch bản" của các tình huống, để các em đọc thuộc lời thoại để sang tiết 2, các em thực hiện đóng vai tốt hơn.
- Trước khi HS đóng vai, GV có thể gợi ý đặc điểm của từng vai (về ngoại hình, điệu bộ) để HS dễ thực hiện. Khi HS đóng vai, yêu cầu cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá cách ứng xử trong vai diễn có phù hợp với chuẩn mực ĐĐ đã học hay không và phù hợp hoặc chưa phù hợp ở điểm nào.
- Cần phải thiết kế, chuẩn bị đầy đủ kế hoạch cũng như nội dung lẫn cách thức tổ chức thực hiện các bài giảng khi sử dụng phương pháp đóng vai.
- Phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ phục vụ cho giờ học có sử dụng phương pháp đóng vai. Các phương tiện, dụng cụ phải phong phú và đa dạng nhưng yêu cầu phải phù hợp với HS Tiểu học.
e. Ví dụ minh họa
Bài 14: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Đạo đức lớp 2)
Hoạt động 2: Đóng vai xử lý tình huống Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn tình huống có nội dung phù hợp để rèn kỹ năng BVMT cho HS Bước 2: Chuẩn bị tổ chức cho HS đóng vai
+ Xác định mục đích rèn luyện của tình huống: Qua tình huống, HS biết cách xử lý như thế nào cho đúng trong những tình huống thường gặp trong cuộc sống, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
+ Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức đóng vai: Tình huống cho HS đóng vai
+ Các giải thưởng (nếu có)
Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS đóng vai
Bước 3: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm
+ GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ
+ GV nêu tình huống: An và Huy, Nhân rất thân nhau. Chiều nay tan học về, Huy rủ:
- Các bạn ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi!
An: Nguy hiểm lắm Huy ơi! Nếu ngã xuống sẽ bị thương đấy!
Huy: Chúng mình sẽ lấy cây phá tổ cho chim non rơi xuống.
Nhân: Nhưng cô giáo đã dạy chúng mình không nên phá tổ chim hay bắt chim vì đó là loài vật có ích cho cuộc sống.
Huy: Nhưng mình sẽ chăm sóc chúng cẩn thận.
Nhân: Chim non xa mẹ dễ chết lắm Huy à!
Huy: Mình hiểu rồi! Lần sau mình sẽ không làm như vậy nữa!
Thế là các bạn nắm tay nhau vui vẻ về nhà trong khúc ca “..Con chim non trên cành cây, hót líu lo…hót líu lo…”
GV nêu yêu cầu đóng vai cho các tổ: Các nhóm phân vai, học thuộc lời thoại và đóng vai thể hiện các cách ứng xử trong tình huống trên.
Bước 4: HS thảo luận nhóm để phân vai và học thuộc lời thoại + Nhắc lại yêu cầu của GV
+ Đọc thuộc lời thoại + Phân công vai diễn Bước 5: HS thực hiện đóng vai
GV yêu cầu các nhóm khác chú ý và nhận xét nhóm bạn Giai đoạn 3: Tổng kết, đánh giá
Bước 6: HS cả lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung + Các bạn đã thuộc lời thoại chưa?
+ Hành động, cử chỉ, nét mặt đã phù hợp với vai diễn chưa?
+ Em có bổ sung gì cho nhóm bạn?
+ Theo em, nhóm nào diễn hay nhất?
+ Em rút ra bài học gì qua tình huống trên?
Bước 7: GV kết luận cách ứng xử cần thiết trong tình huống
Nếu thấy bạn bắt chim non hay phá tổ chim, em cần ngăn cản bạn và giải thích cho bạn hiểu đó là việc làm sai trái. Nếu bạn không nghe, em sẽ báo với cô hoặc bố mẹ bạn.
Bước 8: GV định hướng cho HS những hoạt động có thể rèn kỹ năng BVMT ở gia đình và địa phương
+ Chăm sóc, bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày bằng những việc cụ thể: cho gà ăn, không phá tổ chim…
+ Ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái.
Bài 13: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC Hoạt động 2: Sắm vai xử lý tình huống
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn tình huống có nội dung phù hợp để rèn kỹ năng BVMT cho HS Bước 2: Chuẩn bị tổ chức cho HS đóng vai
+ Xác định mục đích rèn luyện của tình huống: HS làm được một số việc góp phần tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức đóng vai: Tình huống cho HS đóng vai
Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS đóng vai
Bước 3: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm
+ GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ + GV nêu tình huống:
Tình huống 1: Lâm và Nam đang cùng nhau đi học trên đường làng. Bỗng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc trừ sâu định quẳng xuống sông cho nó trôi bập bềnh.
Nam nói: “ Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳng việc gì phải lo”. Nếu là Lâm em sẽ làm gì ? ( Hoặc nói gì ? )
Tình huống 2:Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện một chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Theo em, hai bạn sẽ làm gì?
GV nêu yêu cầu đóng vai cho các nhóm:
+ Nhóm 1, 3 viết lời thoại và đóng vai thể hiện các cách ứng xử trong các tình huống 1
+ Nhóm 2, 4 viết lời thoại và đóng vai thể hiện các cách ứng xử trong các tình huống 2
Bước 4: HS thảo luận nhóm, hoàn chỉnh "kịch bản" và phân công đóng vai + Liệt kê các cách ứng xử, viết lời thoại cho tình huống
+ Đọc thuộc lời thoại + Phân công đóng vai Bước 5: HS thực hiện đóng vai
GV yêu cầu các nhóm khác chú ý và nhận xét nhóm bạn Giai đoạn 3: Tổng kết, đánh giá
Bước 6: HS cả lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung
+ Cách ứng xử của các bạn trong tình huống đã đúng chưa?
+ Hành động, cử chỉ, nét mặt đã phù hợp với vai diễn chưa?
+ Em có bổ sung gì cho nhóm bạn?
+ Theo em, nhóm nào diễn hay nhất?
+ Em rút ra bài học gì qua tình huống trên?
Bước 7: GV kết luận lại cách ứng xử cần thiết trong tình huống
Hai bạn cần báo cho người sửa ống nước biết để sữa chữa hoặc báo cho người lớn biết để xử lý.
Bước 8: GV định hướng cho HS những hoạt động có thể rèn kỹ năng BVMT ở gia đình và địa phương
+ Sử dụng nước tiết kiệm: khóa vòi nước sau khi sử dụng, sử dụng nước vừa đủ dùng…
+ Bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm: không vứt rác thải xuống ao hồ, kênh rạch, đi vệ sinh đúng nơi quy định, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà, xử lý nước thải đúng cách…
+ Ngăn cản những hành vi lãng phí nước, làm ô nhiễm nguồn nước.
Bài 14: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Hoạt động 2: Sắm vai xử lý tình huống
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn tình huống có nội dung phù hợp để rèn kỹ năng BVMT cho HS Bước 2: Chuẩn bị tổ chức cho HS đóng vai