Chương 2: RÈN KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGTRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
2.2.2. Một số phương pháp dạy học có khả năng rèn kỹ năng bảo vệ môi trường trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học
2.2.2.4. Phương pháp trò chơi
Trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
Cùng với học tập và giao lưu với bạn bè, vui chơi cũng là một nhu cầu của HS.
Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: nếu biết tổ chức cho các em vui chơi một cách hợp lí, lành mạnh thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, HS không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực, trong đó có kỹ năng BVMT. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng như là một PPDH quan trọng để dạy học môn ĐĐ.
b. Tác dụng
HS sẽ biết cách thể hiện hành vi BVMT ra ngoài thực tế cuộc sống vì trong các trò chơi HS đã được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi BVMT.
Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
Qua trò chơi HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong việc BVMT.
Qua trò chơi, HS được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi nào là đúng, sai trong việc BVMT sống.
Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động;
không khô khan, nhàm chán. HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập kỹ năng BVMT một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa GV với HS.
c. Sử dụng trò chơi trong việc rèn kỹ năng BVMT cho HS
Trong giờ học ĐĐ với đặc trưng của môn học người GV có thể tổ chức trò chơi vào bất cứ lúc nào, tuỳ từng nội dung rèn kỹ năng BVMT mà GV lựa chọn trò chơi phù hợp. Tuy nhiên thường thì chúng ta lựa chọn, tổ chức trò chơi ở cuối tiết 2, phần củng cố bài học. Sau khi HS đã nỗ lực tự giác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu GV chuyển sang một hình thức học tập mới (trò chơi) thì các em sẽ được chuyển từ trạng thái "căng thẳng" sang một trạng thái "hưng phấn" phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Thông qua trò chơi việc rèn luyện kỹ năng BVMT cho HS được tiến hành nhẹ nhàng sinh động. HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi căng thẳng trong quá trình học tập. Giờ học ĐĐ sẽ nhẹ nhàng hơn, không còn khô khan cứng nhắc nữa. Nội dung rèn luyện mà GV truyền đạt tới HS sẽ được các em tiếp thu dễ dàng hơn.
Để vận dụng phương pháp trò chơi một cách có hiệu quả và dễ dàng để rèn kỹ năng BVMT cho HS, GV cần tiến hành theo các bước sau:
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn thử trò chơi có nội dung phù hợp với việc rèn luyện kỹ năng BVMT.
Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi
+ Mục đích rèn luyện của trò chơi: Qua trò chơi HS làm được những việc cụ thể nào để góp phần BVMT?
+ Các phương tiện phục vụ cho viêc tổ chức trò chơi (tuỳ thuộc vào trò chơi) nêu lên những phương tiện vật chất.
+ Các giải thưởng (nếu có).
Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi Bước 3: Đặt vấn đề
- Nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi - Nêu yêu cầu của trò chơi
Bước 4: Phổ biến luật chơi
- Nêu rõ cách chơi , hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc.
- Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá.
- Công bố trọng tài (có thể là GV cùng với HS trong lớp) Bước 5: Tiến hành trò chơi
Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
Giai đoạn thứ 3:Kết thúc trò chơi
Bước 6: Trọng tài tập hợp HS để nhận xét, đánh giá chung - Làm một số động tác thư giãn (nếu chơi trò chơi vận động) - Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
Bước 7: Tuyên dương HS và rút ra kết luận Trao phần thưởng (nếu có)
Bước 8: GV định hướng HS vận dụng các hoạt động có liên quan đến BVMT có trong trò chơi vào thực tế cuộc sống
Căn cứ vào các trò chơi HS đã tham gia trên lớp, GV nêu một số hoạt động HS cần vận dụng vào thực tế cuộc sống nhằm rèn kỹ năng BVMT ở gia đình, địa phương.
d. Lưuý
Để tổ chức tốt trò chơi trong giờ dạy ĐĐ GV cần:
- Lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung bài, với yêu cầu cần giáo dục.
Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện phù hợp với đặc điểm trình độ HS, với quỹ thời gian với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS.
- Khi tổ chức cho HS chơi GV phải phổ biến rõ luật chơi để HS nắm đợc quy tắc và nhắc nhở HS tôn trọng luật chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
- GV cần phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho mọi HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: Từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi đến đánh giá sau khi thực hiện xong.
- Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lý, để không gây nhàm chán cho HS.
- Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
Trên đây là một số điểm quan trọng mà người giáo viên cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập nhằm rèn kỹ năng BVMT cho HS qua môn ĐĐ. Điều này bản thân tôi đã đúc rút được qua thực tế. Tôi nghĩ nếu chúng ta thực hiện tốt những điểm cần lưu ý trên thì chắc chắn chất lượng của mỗi trò chơi nói riêng và việc rèn kỹ năng BVMT cho HS nói chung sẽ đạt kết quả tốt .
e. Ví dụ minh họa
BÀI 14: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (Đạo đức lớp 1)
Hoạt động 3: Trò chơi “ Em tập làm vườn”
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn thử trò chơi có nội dung phù hợp với việc rèn luyện kỹ năng BVMT.
Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi
+ Mục đích rèn luyện của trò chơi: Qua trò chơi HS được rèn kỹ năng làm những việc như: tưới cây, nhổ cỏ,… để góp phần BVMT.
+ Các phương tiện phục vụ cho viêc tổ chức trò chơi: Các mẫu hành vi mà GV ghi sẵn vào giấy, hình ảnh minh họa cho mẫu hành vi.
+ Các giải thưởng (nếu có).
Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi Bước 3: Đặt vấn đề
- Nêu tên trò chơi: “Em tập làm vườn”
- Giải thích qua ý nghĩa của trò chơi: Qua trò chơi, các em sẽ được rèn kỹ năng làm một số việc vừa sức góp phần bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, BVMT xung quanh.
- Nêu yêu cầu của trò chơi: GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 HS.
Bước 4: Phổ biến luật chơi
Mỗi nhóm cử ra 1 HS lên bốc 1 mẫu giấy mà GV đã chuẩn bị. Khi GV hô:
“Bắt đầu” thì HS xem tên hành vi và sau đó dùng hành động để diễn tả hành vi nêu trong giấy, đồng thời GV đặt đồng hồ bấm giây. Các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ quan sát và đoán xem bạn diễn tả điều gì và đưa tay trả lời, mỗi nhóm chỉ có quyền trả lời 1 lần. GV đưa đáp án đúng qua hình ảnh minh họa. Trả lời đúng được 10 điểm,
trả lời sai 0 điểm. Trường hợp các nhóm bằng điểm nhau thì xếp vị trí theo thời gian trả lời sớm hay muộn. Nếu người diễn tả dùng ngôn ngữ nói thì phạm quy và nhóm đó không có điểm. GV là trọng tài trong trò chơi này.
Bước 5: Tiến hành trò chơi
Hô hiệu lệnh dứt khoát cho từng nhóm tiến hành diễn tả hành vi:
Hành vi 1: Tưới nước cho cây
Hành vi 2: Đóng rào bảo vệ cây xanh Hành vi 3: Nhổ cỏ
Hành vi 4: Bón phân cho cây
Hành vi 5: Tỉa cành, bắt sâu cho cây
Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
Giai đoạn thứ 3:Kết thúc trò chơi
Bước 6: Trọng tài tập hợp HS để nhận xét, đánh giá chung - GV cho HS cả lớp diễn tả lại từng mẫu hành vi - Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả Bước 7: Tuyên dương HS và rút ra kết luận
- GV tuyên dương các nhóm điểm cao, giữ trật tự khi chơi
- GV rút ra kết luận: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành,mát mẻ. Các em cần chăm sóc cây và bảo vệ hoa. Các em có quyền được sống trong MT trong lành, an toàn. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Bước 8: GV định hướng HS vận dụng các hoạt động có liên quan đến BVMT có trong trò chơi vào thực tế cuộc sống
+ Tưới nước cho cây
+ Đóng rào bảo vệ cây xanh + Nhổ cỏ
+ Bón phân cho cây
+ Tỉa cành, bắt sâu cho cây
BÀI 14: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (Đạo đức lớp 3) Hoạt động 2: Trò chơi “Nhà nông nghiệp giỏi”
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn thử trò chơi có nội dung phù hợp với việc rèn luyện kỹ năng BVMT.
Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi
+ Mục đích rèn luyện của trò chơi:Qua trò chơi HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi, góp phần BVMT.
+ Các giải thưởng (nếu có).
Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi Bước 3: Đặt vấn đề
- Nêu tên trò chơi: “Nhà nông nghiệp giỏi”
- Giải thích qua ý nghĩa của trò chơi: Qua trò chơi, các em sẽ được rèn kỹ năng làm một số việc vừa sức góp phần chăm sóc cây trồng vật nuôi, BVMT xung quanh.
- Nêu yêu cầu của trò chơi: GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 8 HS.
Bước 4: Phổ biến luật chơi
Mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất và tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn mình cho tốt. Sau 7 phút, các nhóm lên trình bày dự án sản xuất theo các bước sau:
1. Tên trang trại của mình
2. Mình là chủ trại gì? (chủ trại gà, chủ vườn hoa cây cảnh, chủ vườn cây, chủ trại bò, chủ ao cá…)
3. Mình đã chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trang trại của mình như thế nào?
4. Mình đã làm gì để bảo vệ trại, vườn cho tốt, hợp vệ sinh, làm trong lành MT sống.
5. Khi GV hô: “Bắt đầu” thì các nhóm tập trung lại và chuẩn bị dự án của nhóm mình.
GV cùng lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao.
Bước 5: Tiến hành trò chơi
Hô hiệu lệnh dứt khoát cho từng nhóm tiến hành. GV chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
Giai đoạn thứ 3:Kết thúc trò chơi
Bước 6: Trọng tài tập hợp HS để nhận xét, đánh giá chung
- GV cùng lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao.
- Công bố kết quả.
Bước 7: Tuyên dương HS và rút ra kết luận
- GV tuyên dương các nhóm điểm cao, giữ trật tự khi chơi.
- GV rút ra kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong MT trong lành.
Bước 8: GV định hướng HS vận dụng các hoạt động có liên quan đến BVMT có trong trò chơi vào thực tế cuộc sống
+ Chăm sóc cây cảnh ở gia đình + Chăm sóc vật nuôi ở gia đình
BÀI 14: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Đạo đức lớp 5)
Hoạt động 3: Trò chơi “ Người cán bộ truyền thông môi trường”
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị
Bước 1: Chọn thử trò chơi có nội dung phù hợp với việc rèn luyện kỹ năng BVMT.
Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi
+ Mục đích rèn luyện của trò chơi: Qua trò chơi HS được rèn kỹ năng tuyên truyền với những người xung quanh những vấn đề môi trường hiện nay và những việc cần làm để góp phần BVMT.
+ Các phương tiện phục vụ cho viêc tổ chức trò chơi: Các đề tài mà GV ghi sẵn vào giấy.
+ Các giải thưởng (nếu có).
Giai đoạn thứ 2: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi Bước 3: Đặt vấn đề
- Nêu tên trò chơi: “Nhà truyền thông môi trường”
- Giải thích qua ý nghĩa của trò chơi: Trò chơi này sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng tuyên truyền cho mọi người xung quanh có ý thức BVMT từ những kiến thức học được ở nhà trường và hiểu biết của bản thân.
- Nêu yêu cầu của trò chơi: Cả lớp chia thành 4 độ Bước 4: Phổ biến luật chơi
Mỗi nhóm cử ra 4 HS lên bốc 1 mẫu giấy mà GV đã chuẩn bị. Khi GV hô:
“Bắt đầu” thì HS xem tên chủ đề và và có thời gian chuẩn bị trong 1 phút, 3 phút còn lại các thành viên trong đội sẽ tuyên truyền cho mọi người trong lớp chủ đề của nhóm mình:
HS1: Giới thiệu tên đội, các thành viên trong đội và đề tài của nhóm mình HS 2: Nói về thực trạng
HS 3: Nói về các biện pháp mọi người cần làm để giải quyết những tồn tại HS 4: Nói về vai trò của HS
Sau khi trình bày xong, cả đội cùng hô lên…của đội mình. Đội nào tuyên truyền thuyết phục nhất, được bình chọn nhiều nhất là đội chiến thắng.
GV và HS cả lớp là trọng tài trong trò chơi này.
Bước 5: Tiến hành trò chơi
- GV hô hiệu lệnh dứt khoát cho từng nhóm tiến hành:
Chủ đề 1: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Chủ đề 2: Bảo vệ các công trình công cộng Chủ đề 3: Tiết kiệm điện
Chủ đề 4: Bảo vệ rừng
- GV chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
Giai đoạn thứ 3:Kết thúc trò chơi
Bước 6: Trọng tài tập hợp HS để nhận xét, đánh giá chung
- GV cho HS cả lớp bình chọn nhóm tuyên truyền hay nhất, thuyết phục nhất - GV nhận xét từng nhóm và công bố nhóm thắng cuộc
Bước 7: Tuyên dương HS và rút ra kết luận
- GV tuyên dương các nhóm thắng cuộc, giữ trật tự khi tham gia trò chơi
- GV rút ra kết luận: Bảo vệ TNTN là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. TNTN nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí. Có nhiều cách bảo vệ TNTN. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ TNTN phù hợp với khả năng của mình.
Bước 8: GV định hướng HS vận dụng các hoạt động có liên quan đến BVMT có trong trò chơi vào thực tế cuộc sống
+ Tuyên truyền người thân và những người xung quanh tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
+ Tuyên truyền người thân và những người xung quanh bảo vệ các công trình công cộng
+ Tuyên truyền người thân và những người xung quanh tiết kiệm điện + Tuyên truyền người thân và những người xung quanh bảo vệ rừng
Tiểu kết chương 2
Rèn kỹ năng BVMT cho HS Tiểu học là quá trình chuyển tải những giá trị, những kiến thức, kỹ năng BVMT thành niềm tin, tình cảm, hành vi BVMT cho HS.
Điều đó chỉ có kết quả tốt khi HS hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Do đó, GV cần sử dụng các biện pháp tích cực nhằm tạo cơ hội cho HS thực hành các chuẩn mực hành vi và điều quan trọng là GV biết lựa chọn PPDH tối ưu với quan điểm lấy HS làm trung tâm.
Các PPDH ĐĐ rất phong phú, đa dạng. Bao gồm các PPDH hiện đại và các PPDH truyền thống, mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và hạn chế riêng. Để rèn kỹ năng BVMT cho HS, GV cần sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại: PPDH theo dự án, PPDH rèn luyện, PPDH đóng vai, trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho HS được học tập tích cực, chủ động, đi vào thực tế. Với PPDH theo dự án, HS tự quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt động của bản thân. HS tập giải quyết vấn đề MT của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người lớn. Khi GV sử dụng PPDH đóng vai, HS sẽ được hóa thân vào vai diễn để thể hiện cách ứng xử, thái độ của mình trong tình huống, nhờ đó kỹ năng BVMT được rèn luyện nhẹ nhàng trong không khí lớp học sôi nổi. Vận dụng PPDH rèn luyện để rèn kỹ năng BVMT là biện pháp tối ưu, cũng như PPDH dự án, HS được đi vào thực tế, tham gia làm những việc vừa sức để góp phần BVMT. Trò chơi học tập luôn là hoạt động lôi cuốn HS, đây là điều kiện thuận lợi để GV tiến hành rèn kỹ năng BVMT, giúp HS tiếp thu một cách dễ dàng.
GV cần căn cứ vào nội dung rèn kỹ năng BVMT của bài học, điều kiện thời gian, cơ sở vật chất của lớp học cũng như đặc điểm HS từng khối lớp mà lựa chon sử dụng biện pháp phù hợp nhất, mang lại hiệu quả trong việc rèn kỹ năng BVMT cho HS.