Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo liên quan đến âm nhạc

Một phần của tài liệu Sáng tác ca khúc theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Sáng tác ca khúc trong các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo liên quan đến âm nhạc

V.l.Lênin chỉ ra rằng: Lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em là một trong những lĩnh vực tri thức, từ đó hình thành nên lí luận chung về nhận thức và phép biện chứng. [2,17]

Qua sự phát triển của trẻ em, có thể rút ra quy luật phát triển nói chung và đồng thời người ta nhận thấy đây là giai đoạn phát cảm của trẻ.

Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triển khá nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy trẻ dễ nhận ra những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đối ới thuổi thơ rất mạnh mẽ. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định năng khiếu âm nhạc được nảy sinh từ tuổi ấu thơ. Hai nhà tâm lý học Đức là V. Hec - cơ và I.Xle - hen đã nghiên cứu 411 nhạc sĩ và thấy rằng: có 401 người (90%) bộc lộ năng khiếu trước 10 tuổi.

Một trong những đặc điểm của các cơ quan chức năng của não ở trẻ em là hệ thần kinh còn mềm dẻo, do đó có khả năng bù trừ rất cao. Ví dụ: Người kém thị giác thường phát triển chức năng thính giác và xúc giác…Dựa vào đặc điểm này, người ta có thể tiến hành phục hồi chức năng cho những trẻ bị khiếm hoặc khuyết một chức năng nào đó, mặt khác khai thác và phát triển chức năng không bị khiếm khuyết một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.

Ví dụ: Dạy nhạc cho những trẻ em bị mù, khả năng tiếp nhận khá thuận lợi.

Tính hình tượng của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh gần như chi phối hoạt động tâm lý làm cho các em dễ gần gũi với nghệ thuật. Hoạt động vui chơi của trẻ em gần gũi với hoạt động sáng tạo sự vật trong tính toàn vẹn của nó chứ không tách ra từng mảnh, từng bộ phận. Những thuộc tính cụ thể, cảm tính sinh động của âm thanh có tác động mạnh mẽ lên giác quan và ghi dấu ấn đậm trong tâm trí trẻ.

Tính chất ước lệ tượng trưng trong cách nhìn của trẻ rất gần gũi với các loại hình nghệ thuật cổ truyền như chèo, tuồng…nhờ tưởng tượng. Ở đây, óc tưởng tượng là một trong những thành phần cơ bản trong haotj động vui chơi của trẻ và tưởng tượng là điều không thể thiếu được đối với nghệ sĩ. Do quan niệm của trẻ đối với thế giới xung quanh không bị gò bó nên khi trẻ có chiếc

gậy thì lúc này sử dụng làm ngựa để phi, lúc khác làm đàn để gẩy…Vì vậy ca cảnh thể loại khá phù hợp với trẻ mẫu giáo.

Sự ra đời của chức năng kí hiệu tượng trưng chứng tỏ trẻ đã bước sang một lọai hình mới của việc nhận thức hiện thực: đó là nhận thức thông qua một hệ thống kí hiệu trong đó có kí hiệu âm nhạc. Âm nhạc được dùng làm phương tiện giao tiếp giữa người với người, chủ yếu là thể hiện tình cảm, tái tạo những mặt khác nhau của hiện thực.

Sự phát triển mạnh những cảm xúc cảm thẩm mĩ kết hợp với trí nhớ máy móc vốn có ở trẻ khiến lứa tuổi này rất nhạy cảm với văn học nghệ thuật.

Những nét tâm lý đặc trưng của truổi mẫu giáo là tiền đề tiếp thu , giáo dục âm nhạc. Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hòa tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện chính bản thân mình.

1.3.1.2. Đặc điểm sinh lý

Từ cuối thế kỷ XIX, hai nhà sinh lý học Nga I.M. Do ghen và I.R.

Tackhanop đã nghiên cứu thí nghiệm xác nhận điều mà trong thực hành hằng ngày mọi người đều biết: “ Âm nhạc rõ ràng ảnh hưởng đến hô hấp, đến tuần hoàn máu và các quá trình sinh lý khác”.[2,12]

Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể thực của trẻ, giúp trẻ củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, giúp trẻ đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, hô hấp, hình thành giọng hát ở trẻ…, tạo sự liên hệ nhạy bén giữa các giác quan. Hát còn ảnh hưởng đến tư thể của trẻ, khi học hát, trẻ luôn được nhắc nhở phải ngồi thẳng, đứng thẳng, không gù, đó là điều quan trọng để tạo tư thế đúng.

Cơ quan phát âm

Muốn thực hiện tốt phương pháp dạy trẻ ca hát, cần căn cứ vào đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ. Trẻ biết nói trước khi biết hát. Hai tuổi trẻ có thể nói sõi, có trẻ còn ngọng do vòm họng cứng, chưa linh hoạt . Âm thanh phát ra

yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi thở ngắn, nông, chưa điều khiển được hệ cơ thanh quản và hơi thở, do đó giọng trẻ cao và yếu hơn người lớn, đồng thời sự phối hợp giữa tai và giọng chưa chủ động, khoang ngực chưa phát triển, tỉ lệ đầu so với thân mình nên giọng trẻ vang, tiếng trong.

Trong quá trình giáo dục âm nhạc, hát tạo sự phối hợp giữa tai nghe và giọng:

tai nghe âm thanh- giọng bắt chước. Bắt chước chuẩn xác hay không do tai nghe kiểm tra. Sự hỗ trợ của người lớn giúp trẻ tái hiện chính xác những gì nghe được trong phạm vi có thế.

Muốn trẻ phát triển giọng tốt, cần rèn luyện thường xuyên, đảm bảo vừa sức, vệ sinh.

Tầm cữ giọng

- Trẻ 3 - 4 tuổi có âm vực giọng là Rê - La - Trẻ 4 - 5 tuổi có âm vực giọng là Rê - Xi

- Trẻ 5 - 6 tuổi có âm vực giọng là Đô (Rê) – Xi ( Đô ) [3, 9]

Trẻ 3 - 4 tuổi hát một cách thích thú, hồn nhiên, âm vực giọng là Rê - La.

Trẻ 4 - 5 tuổi hát một cách tình cảm, thich thú, chậm hoặc linh hoạt (âm vực Rê - Si); Biết lấy hơi giữa các đoạn ngắn; hát rõ lời, mạch lạc, kết thúc câu mềm mại, bắt vào giai điệu một cách chính xác. Hát có đệm nhạc theo hoặc không đệm theo với sự giúp đỡ của giáo viên. Cùng bắt đầu và kết thúc bài hát.

Trẻ 5 - 6 tuổi hát một cách tình cảm và không phải gắng sức, âm thanh mềm mại, nhẹ nhàng ở âm vực (Rê - Đô); Biết giữ hơi trước lúc bắt đầu hát hoặc giữa đoạn nhạc. Hát lời bài hát rõ ràng, bắt đầu và kết thúc bài hát đúng lúc, bắt vào giai điệu một cách chính xác. Hát to dần, nhỏ dần với các tốc độ khác nhau một cách tự tin khi có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm cùng với người lớn. Hát đơn ca những bài hát quen thuộc.

Một phần của tài liệu Sáng tác ca khúc theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)