CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Khái quát quá trình điều tra thực trạng
Để có cơ sở thực tiễn cho việc sáng tác ca khúc, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng việc lựa chọn và sử dụng các ca khúc của giáo viên trong các hoạt động cho trẻ mẫu giáo hiện nay.
2.1.1. Mục đích điều tra
Điều tra thực trạng việc lựa chọn và sử dụng các ca khúc của giáo viên trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo. Đồng thời, điều tra những hoạt động, những chủ đề còn thiếu những bài hát phù hợp.
2.1.2. Nội dung điều tra
- Tìm hiểu chương trình những bài hát của trẻ mẫu giáo.
- Điều tra việc lựa chọn và sử dụng các ca khúc của giáo viên trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi lựa chọn và sử dụng các bài hát phù hợp.
2.1.3. Đối tượng điều tra
Giáo viên các lớp mẫu giáo của 4 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng: Trường mầm non 20-10; Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ;
Trường mầm non 19-5; Trường mầm non Tuổi Ngọc.
Hầu hết các giáo viên đều được đào tạo tại lớp chính quy tốt nghiệp cao đẳng và đại học mầm non.
2.1.4. Phương pháp tiến hành
2.1.4.1. Phương pháp điều tra (Anket) Trưng cầu ý kiến của 40 giáo viên.
- Mục đích:
Sử dụng phương pháp này nhằm khái quát chính xác việc lựa chọn và sử dụng các ca khúc trong các hoạt động cho trẻ mẫu giáo. Những thuận lợi và
khó khăn khi lựa chọn bài hát phù hợp. Đồng thời đưa ra những nhận xét cụ thể về thực trạng trên.
- Qúa trình tiến hành:
+ Xây dựng phiếu điều tra:
Mở đầu phiếu điều tra chúng tôi trình bày rõ mục đích của cuộc điều tra.
Chúng tôi đưa ra những câu hỏi nhằm ghi nhận những nhận định, đánh giá của giáo viên về khái niệm ca khúc, những thuận lợi, khó khăn của việc lựa chọn ca khúc, cũng như đề xuất những biện pháp giúp phong phú kho tàng âm nhạc cho trẻ.
Yêu cầu quan trọng nhất của phương pháp điều tra Anket là phải thu được câu hỏi khách quan, trung thực của đối tượng. Do vậy các câu hỏi chúng tôi đưa ra đều ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, vừa tạo điều kiện cho đối tượng trả lời thoải mái, trung thực.
- Cách tiến hành: Phát phiếu cho các giáo viên dạy các lớp mẫu giáo.
Yêu cầu họ đánh dấu vào câu trả lời họ cho là đúng, phù hợp với thực tế.
- Cách xử lý: Thu lại phiếu điều tra, phân tích nội dung, xác lập nhận định, khó khăn, thuận lợi, đóng góp ý kiến.
Các số liệu thăm dò tính theo tỉ lệ % 2.1.4.2. Phương pháp đàm thoại
Mục đích: Trò chuyện với giáo viên nhằm thu thập thông tin có liên quan làm sáng tỏ hơn về nhận thức về ca khúc, những thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong lựa chọn và sử dụng các ca khúc cũng như đưa ra những ý kiến quý báu góp phần làm phong phú ca khúc cho trẻ mẫu giáo.
Cách tiến hành: Tiếp xúc, trò chuyện với 40 giáo viên dạy các lớp mẫu giáo, trao đổi và tìm hiểu về thuận lợi, khó khăn, biện pháp đề xuất.
2.1.4.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các cô giáo tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Mục đích: Nhằm nắm bắt thực trạng các cô lựa chọn và sử dụng ca khúc trong các hoạt động đó. Đồng thời, có cơ sở thực tiễn để so sánh, đối chiếu với kết quả thu được từ phiếu Anket. Mặt khác, xác định những khó khăn để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành quan sát dự giờ ghi chép trực tiếp cách tổ chức hoạt động có lồng ghép các bài hát theo chủ đề của giáo viên.
- Cách xử lý:
+ Phân tích các ca khúc sử dụng trong các hoạt động.
+ Khi quan sát phải ghi chép.
2.1.4.4. Thời gian điều tra
Từ 20/2/2014 đến 16/4/2014
2.1.4.5. Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê tính tỉ lệ phần trăm 2.1.4.6. Tiêu chí và thang đánh giá
Tiêu chí 1: Số lượng ca khúc mới được bổ sung cho trẻ mẫu giáo Tiêu chí 2: Phù hợp chủ đề
Tiêu chí 3: Phù hợp với các hoạt động giáo dục cho trẻ
Tiêu chí 1: Số lượng ca khúc mới được bổ sung cho trẻ mẫu giáo:
+ Mức độ 1 (3 điểm): Số lượng ca khúc mới được bổ sung cho trẻ mẫu giáo rất nhiều.
+ Mức độ 2 (2 điểm): Số lượng ca khúc mới được bổ sung cho trẻ mẫu giáo không nhiều.
+ Mức độ 3 (1 điểm): Ít ca khúc được bổ sung cho trẻ mẫu giáo.
Tiêu chí 2: Phù hợp chủ đề
+ Mức độ 1 (3 điểm): Tất cả các ca khúc đều có chủ đề rõ ràng.
+ Mức độ 2 (2 điểm): Một số ca khúc có chủ đề phù hợp, bên cạnh đó cũng có một số ca khúc không phù hợp chủ đề.
+ Mức độ 3 (3 điểm): Các ca khúc không phù hợp theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.
Tiêu chí 3: Phù hợp với các hoạt động giáo dục cho trẻ.
+ Mức độ 1 (3điểm): Các ca khúc phù hợp với chủ đề hoạt động giáo dục cho trẻ.
+ Mức độ 2 (2 điểm): Một số ca khúc chưa phù hợp với hoạt động giáo dục cho trẻ.
+ Mức độ 3 (1 điểm): Ca khúc không phù hợp với hoạt động giáo dục trẻ.
Thang đánh giá:
Dựa vào các tiêu chí đánh giá các ca khúc cho trẻ mẫu giáo, chúng tôi phân loại thang điểm như sau:
Tốt: 7-9 điểm Khá: 4-6 điểm