Cơ sở sáng tác

Một phần của tài liệu Sáng tác ca khúc theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 3. SÁNG TÁC CA KHÚC THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO

3.1. Cơ sở sáng tác

3.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí

3.1.1.1. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ mẫu giáo

Khả năng phát triển âm nhạc theo từng lứa tuổi của trẻ ở trường mầm non có những nét chung:

+ Mức độ phát triển âm nhạc tùy thuộc vào sự phát triển chung của trẻ, vào sự hình thành cơ thể trẻ ở độ tuổi.

+ Mức độ phát triển âm nhạc của trẻ ở cùng một nhóm tuổi không giống nhau, có độ chênh lệch rõ, có những trẻ rất năng khiểu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác

Điều đó cho thấy rằng, trong quá trình giáo dục âm nhạc không những phải tìm hiểu những đặc điểm lứa tuổi chung mà còn phải chú ý đến những đặc điểm ở từng độ tuổi. Cụ thể như sau:

Nhóm trẻ từ 3-4 tuổi:

Trẻ 3 tuổi thường có những biểu hiện như ngạc nhiên, thích thú, dậm chân vỗ tay khi nghe nhạc, chú ý về phía có tiếng động phát ra. Đến 4 tuổi ở trẻ xuất hiện nhu cầu âm nhạc tích cực hoạt động âm nhạc. Trẻ hứng thú với hoạt động nhạc và thích hát, trẻ biết thực hiện động tác đơn giản theo nhạc, trẻ có thể tự hát với sự hỗ trợ chút ít của người lớn, trẻ hát được một bài hát nhỏ, đơn giản, độ tuổi này trẻ làm quen với nhạc cụ, tập sử dụng nhạc cụ.

Nhóm trẻ từ 4-5 tuổi:

Trẻ 4-5 có thể xác định được âm thanh cao thấp to nhỏ, biết phân biệt tính chất âm nhạc: Vui vẻ sôi nổi, yên tĩnh êm ả, nhịp độ nhanh chậm…Âm vực độ tuổi này ổn định hơn, khả năng giữa nghe và hát cũng tốt hơn. Các cơ quan vận

động của trẻ cũng được củng cố và phát triển trẻ có khả năng ghi nhớ được có sự liên tục của các động tác khi lắng nghe âm nhạc, khả năng của mỗi trẻ cũng khác nhau, có trẻ thích hát, nhiều trẻ thích múa, một số trẻ thích trò chơi âm nhạc…

Nhóm trẻ 5-6 tuổi:

Độ tuổi này trẻ có khả năng tự phân biệt so sánh những dấu hiệu của một số phương tiện biểu hiện âm nhạc, mối quan hệ giữa chúng và tính chất chung của âm nhạc. Trẻ có thể phân biệt độ cao thấp của âm thanh giai điệu đi lên hoặc xuống, độ to nhỏ cảu âm thanh, âm sắc của nhạc cụ, giọng hát. Nhìn chung độ tuổi này giọng trẻ vang hơn, âm sắc giọng ổn hơn, tầm cỡ giọng cũng mở rộng. Sự phối hợp giữa nghe hát cũng tốt hơn. Trẻ 5-6 tuổi thể hiện được sự vận động sự mềm dẻo, nhanh nhẹn, biết di chuyển đội hình, định hướng không gian. Trẻ có thể dần dần nắm được cả kỹ năng chơi đàn đơn giản.

3.1.1.2. Đặc điểm âm vực giọng của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo:

Âm vực giọng trẻ ở từng độ tuổi cũng khác nhau:

- Trẻ 3-4 tuổi có âm vực giọng là RÊ- LA - Trẻ 4-5 tuổi có âm vực giọng là RÊ- XI

- Trẻ 5-6 tuổi có âm vực giọng là ĐÔ(RÊ)- XI(ĐÔ) 3.1.2. Căn cứ vào các hoạt động giáo dục cho trẻ theo chủ đề

Giáo viên có thể lựa chọn, thay đổi, sắp xếp các chủ đề theo trình tự sao cho phù hợp với thực tế của địa phương, trên cơ sở hệ thống các chủ đề, giáo viên lựa chọn nội dung, chương trình để đưa vào cho phù hợp. Dựa trên các hoạt động vui chơi, học tập theo các chủ đề, ta có thể sáng tác các ca khúc phù hợp, nhằm giúp giáo viên dễ dàng tích hợp âm nhạc vào hoạt động và tạo hứng thú cho trẻ trước , trong và sau khi hoạt động.

Muốn sáng tác được ca khúc cho trẻ mầm non, nhạc sĩ cần có sự nghiên cứu, quan sát, tiếp xúc, giao lưu, đặt mình vào vị trí của con trẻ, để tìm ra cảm hứng nghệ thuật, từ những hành động ngộ nghĩnh, những thắc mắc đáng yêu,

những câu trả lời vô tư, hồn nhiên, cũng có thể trở thành một phần lời ca trong ca khúc của tác giả.

3.1.3. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong các môn học ở bậc học này, đặc biệt là môn âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển đức, trí, thể, mỹ cho trẻ. Âm nhạc vừa là nội dung, vừa là phương tiện góp phần không nhỏ trong việc định hướng - phát triển thẩm mỹ và tình cảm cho trẻ. Mục đích của giáo dục âm nhạc ở trường mầm non là đưa âm nhạc đến với đời sống trẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục văn hoá âm nhạc, góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, đẩy mạnh sự phát triển trí tuệ thể chất cho trẻ. Đây là lứa tuổi mà khả năng tri giác đang phát triển. Vì vậy, sự tác động của âm nhạc là phương tiện hữu hiệu biến một bài học khô khan, khó tiếp thu thành những bài giảng hay và có ý nghĩa hơn. Các bài hát có ca từ đơn giản, tiết tấu rõ ràng, giai điệu dễ nhớ, dễ tưởng tượng đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ.

3.1.4. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng

Qua kết quả nghiên cứu ở chương 2, bằng các phương pháp quan sát, đàm thoại, điều tra ankét, ta có thể thấy rõ rằng thực tế chương trình những bài hát của trẻ mầm non còn quá hạn chế và thiếu hụt ở đa số các chủ đề, các hoạt động của trẻ, gây nên những khó khăn cho các cô giáo trong việc lựa chọn các ca khúc. Đồng thời cũng cho thấy nhận thức của giáo viên về vai trò của việc tích hợp âm nhạc trong các hoạt động là không cao, nhiều cô giáo không hoặc ít quan trọng việc tích hợp âm nhạc trong các hoạt động, lười tích hợp, ít tìm ca khúc mới từ nguồn internet, hoặc làm việc gì đó làm phong phú kho tàng ca khúc cho trẻ trong khả năng của mình vì vậy dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao, trẻ nhàm chán, không hứng thú. Chính vì vậy, tôi đã sáng

tác 18 ca khúc nhằm góp phần giúp phong phú kho tàng âm nhạc và khắc phục được ít nhiều thực trạng trên.

Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ, đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ ở mỗi lứa tuổi mẫu giáo. Tôi đã sáng tác, phổ nhạc cho thơ: 12 ca khúc, sáng tác nhạc và lời: 3 ca khúc, 1 nhạc khúc không lời, 16 tác phẩm đều có chủ đề phù hợp với các hoạt động của lứa tuổi mẫu giáo giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn ca khúc, trẻ hứng thú, hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, cũng như sáng tác là một nghệ thuật sáng tạo cần có cảm hứng vì vậy số lượng ca khúc tôi đã sáng tác không thể rải đều hết tất cả các hoạt động cũng như các chủ đề cho trẻ mẫu giáo. Sau này, tôi sẽ tiếp tục sáng tác để bổ sung thêm.

Một phần của tài liệu Sáng tác ca khúc theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)