CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Kết quả điều tra
Khi khảo sát 40 giáo viên thuộc 4 trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Tổng số 40 phiếu điều tra).
Với khái niệm ca khúc
Qua việc khảo sát trong 40 giáo viên thì 24 giáo viên (60%) biết được ca khúc là một bài hát có giai điệu, nội dung, lời hát theo chủ đề. Chứng tỏ, các cô đã hiểu được khái niệm một ca khúc, và hiểu được những yêu cầu cơ bản để trở thành 1 ca khúc. Bên cạnh đó, 40% giáo viên còn lại chưa nắm bắt chính xác, hoặc trả lời qua loa về ca khúc như: Ca khúc là một bài hát, hoặc ca khúc là bài nhạc có lời…
Khi hỏi đến các ca khúc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non được sử dụng dưới hình thức nào
Có 100% giáo viên lựa chọn cả 2 phương án là:
+ Dạy hát trong hoạt động giáo dục âm nhạc.
+ Tích hợp trong các hoạt động của trẻ.
Ta có thể thấy được tất cả các giáo viên đều nhận thức được và lồng ghép được các ca khúc vào các hoạt động của trẻ, ngoại trừ hoạt động nhất thiết phải sử dụng ca khúc là giáo dục âm nhạc.
Qua việc điều tra thực trạng, tần suất lựa chọn và sử dụng ca khúc trong các hoạt động cho trẻ mẫu giáo, chúng tôi có bảng 1 và 2
Bảng 1: Thực trạng việc lựa chọn và sử dụng các ca khúc trong các hoạt động cho trẻ mẫu giáo
NỘI DUNG Ý KIẾN
SL (%)
Sử dụng các ca khúc trong các hoạt động
Hoạt động đón- trả trẻ 16 40%
Hoạt động ngoài trời 26 65%
Hoạt động học 40 100%
Hoạt động góc 20 50%
Hoạt động ăn- ngủ 5 12,5%
Hoạt động vệ sinh cá nhân 4 10%
Bảng 2: Tần suất thực hiện tích hợp các ca khúc trong các hoạt động
STT HOẠT ĐỘNG
TẦN SUẤT
Thường xuyên Thỉnh
thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL %
1. Hoạt động đón- trả trẻ 5 12,5% 11 27,5% 24 60%
2. Hoạt động học 35 87,5% 5 12,5% 0 0%
3. Hoạt động ngoài trời 15 37,5% 11 27,5% 14 35%
4. Hoạt động góc 10 25% 10 25% 20 50%
5. Hoạt động vệ sinh cá nhân 10 25% 5 12,5% 25 62,5%
6. Hoạt động ăn- ngủ 3 7,5% 2 5% 35 87,5%
Qua bảng 1 và 2 trên, chúng ta có thể thấy được, 100% các cô giáo đều sử dụng các ca khúc trong hoạt động học trong đó có 87,5% các cô thường xuyên tích hợp và 12,5 % các cô thỉnh thoảng tích hợp, con số này rất đáng kể vì theo chia sẻ của các cô, hoạt động học đòi hỏi phải cung cấp kiến thức, kỹ năng, trẻ phải ghi nhớ, tập trung, vì vậy, ngoài những thủ thuật gây hứng thú khác, thì việc sử dụng các ca khúc để mở đầu, chuyển tiếp hoặc kết thúc hoạt động học sẽ giúp trẻ đỡ mệt mỏi, căng thẳng và tiếp thu kiến thức, kỹ năng tốt hơn, đồng thời giáo viên cũng cảm thấy thoải mái, dễ dàng dẫn dắt vào các hoạt động hơn.
Đứng sau hoạt động học là hoạt động ngoài trời với 26 cô giáo chọn lựa chiếm 65% và tần suất thực hiện thường xuyên đạt 25%, thỉnh thoảng đạt 25%, có tới 50% các cô giáo hiếm khi tích hợp ca khúc trong hoạt động này, đối với hoạt động góc thì 50% các cô giáo sử dụng ca khúc tích hợp trong hoạt động này, nhưng tần suất thường xuyên tích hợp thì đạt 37,5%, 27,5 % thỉnh thoảng tích hợp và có tới 35% hiếm khi thực hiện, các cô giáo thường xuyên tích hợp cho rằng sử dụng các ca khúc trong hoạt động góc và hoạt động ngoài trời cũng với mục đích là gây hứng thú mở đầu, chơi trò chơi vận động, chơi ở góc âm nhạc và kết thúc hoạt động, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có 35% các cô không tích hợp âm nhạc trong hoạt động ngoài trời, và 50%
không tích hợp ca khúc trong hoạt động góc, mà sử dụng các biện pháp khác như trò chơi, xem tranh, ảnh, video…
Có 40% giáo viên lựa chọn đã tích hợp các ca khúc trong hoạt động đón - trả trẻ, các cô thường mở nhạc cho trẻ nghe các bài hát với nhiều chủ đề khác nhau, có thể là bài mới hoặc cũ, nhưng xét ở tần suất thực hiện thì ở mức thường xuyên không cao, với 12,5% . Tuy nhiên, 60% giáo viên còn lại đã không tích hợp các ca khúc trong hoạt động này vì cho rằng không cần thiết, có thể cho trẻ chơi tự do theo ý thích của chúng, còn cô giáo thì vừa đón trẻ,
vừa cho trẻ ăn sáng, có lẻ vì vậy mà 60% giáo viên hiếm khi tích hợp ca khúc trong hoạt động đón- trả trẻ.
Đối với hoạt động ăn- ngủ thì chỉ có 12,5% cô giáo tích hợp ca khúc vào trước khi trẻ ăn, sử dụng những ca khúc tạo hứng thú cho trẻ, ca khúc báo hiệu giờ ăn đã đến, hoặc trong giờ ngủ thì sử dụng những bài hát ru có giai điệu mượt mà, êm dịu, nhẹ nhàng, để dễ dàng đưa các cháu vào giấc ngủ cũng như, lấn át những tiếng động bên ngoài, nhưng tần suất thực hiện thường xuyên chỉ có 7,5%, thỉnh thoảng chỉ 5%, quả là quá hạn chế.
Riêng đối với hoạt động vệ sinh cá nhân thì rất ít các cô giáo đã tích hợp các ca khúc (10%), còn lại tới 90% không tích hợp ca khúc trong hoạt động này vì hoạt động vệ sinh cá nhân diễn ra rất nhiều lần trong ngày, không có thời gian lồng ghép, chỉ có thể lồng ghép trong hoạt động hướng dẫn trẻ rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tuy nhiên những ca khúc về các hoạt động này còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, tần suất thực hiện thường xuyên đạt chỉ 25%, 12,5 % thỉnh thoảng thực hiện và tới 62,5 % hiếm khi thực hiện. Điều này cho thấy đa số các giáo viên không quan trọng việc tích hợp ca khúc vào hoạt động này.
Điều tra nguồn sử dụng các ca khúc cho trẻ mẫu giáo, ta có bảng 3
Bảng 3: Nguồn sử dụng các ca khúc cho trẻ mẫu giáo NGUỒN SỬ DỤNG CÁC
CA KHÚC
Ý KIẾN
SL %
Sách Trẻ mầm non ca hát 40 100%
Mạng internet 25 62,5%
Tự sáng tác, phổ nhạc 2 5%
Theo như bảng 3, ta có thể thấy rõ toàn bộ 100% giáo viên đều sử dụng các ca khúc lấy từ quyển Trẻ mầm non ca hát, các cô cho rằng vì trong quyển sách đó có các bài hát theo chủ đề và đã được bộ giáo dục chuẩn nhận, và cũng dễ hát, dễ nhớ, quen thuộc với cả cô và trẻ. Có 25 ý kiến lựa chọn ca
khúc qua mạng internet, thường thường các cô giáo trẻ hay thích tìm kiếm cái mới từ âm nhạc dành cho trẻ qua mạng internet, nhưng các cô chỉ sử dụng những bài hát này để cho trẻ nghe qua các hoạt động vui chơi, thể dục, tích hợp vào một số hoạt động dạy học, chứ không dạy các ca khúc này trong các hoạt động âm nhạc, vì các cô không biết chính xác cao độ của các nốt nhạc để dạy cho trẻ, và các bài hát này cũng chưa được chuẩn nhận là phù hợp với trẻ hay không, có khi các cô lấy các ca khúc của trẻ tiểu học, có những nốt vượt khỏi tầm cử giọng của trẻ mà trẻ vẫn cố gắng hát, như vậy sẽ ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ sau này.
Nói về mảng tự sáng tác ca khúc thì chỉ có 2 cô giáo (chiếm 5%) trong số 40 cô giáo đã từng tự sáng tác ca khúc cho trẻ mầm non, các cô giáo này có trình độ nhạc lý cơ bản tốt, nắm được yêu cầu khi viết một ca khúc cho trẻ, 2 cô đa phần phổ thơ cho trẻ hát và tự đặt lời mới cho các ca khúc quen thuộc.
Đây cũng là một sự tích cực và đáng khích lệ.
Tóm lại, kết quả khảo sát và quá trình phân tích trên, ta có thể thấy rằng hầu như tất cả các cô giáo đều có nhận thức được việc lựa chọn và sử dụng ca khúc vào các hoạt động cho trẻ là rất quan trong và cần thiết, giúp trẻ hứng thú hoạt động, đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng các ca khúc vào trong các hoạt động cho trẻ chủ yếu tập trung vào các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc với tần suất thường xuyên, thỉnh thoảng khá cao, còn trong các hoạt động khác thì rất hạn chế, bởi thiếu ca khúc, nguồn ca khúc hạt chế, chủ yếu nằm trong cuốn sách Trẻ mầm non ca hát, trong quyển này có tất cả 218 ca khúc, trong đó chỉ có 130 ca khúc dành cho trẻ hát, như vậy, nếu tính bình quân ra thì 1 chủ đề chỉ có 13 ca khúc, chưa kể ca khúc nào phù hợp với lứa tuổi nào. Qủa thật quá ít, tuy một số ít cô giáo linh hoạt lựa chọn nguồn qua mạng internet hoặc sưu tầm, nhưng lại không phù hợp với cung giọng của trẻ, cô thường cho trẻ học thuộc ca khúc bằng cách nghe ca sĩ nhí hát, nên rất nhiều khả năng trẻ hát không
chính xác, ngưng nghỉ không đúng và lời hát cũng không được phát âm rõ ràng. Thông thường một chủ đề có khoảng 3-4 chủ đề nhánh và được thực hiện từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi , thế nhưng số lượng ca khúc cho mỗi chủ đề quá hạn chế, ít ỏi, nếu lại chia 13 cho 3 hoặc 4 thì phải nói rằng thật sự rất thiếu ca khúc. nếu có nhiều ca khúc thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn, đồng thời sát với chủ đề nhánh, dễ dàng bắt nối, khơi gợi cho trẻ bước vào hoạt động trọng tâm hơn, nếu ít ca khúc quá thì việc lựa chọn trở nên khó khăn, không đáp ứng được chủ đề. Hơn nữa, phải nói rằng, trong tuyển tập mầm non ca khác, không phải ca khúc nào viết cho trẻ các cô cũng biết, cũng hát được, vì bản thân nhiều cô không có khả năng xướng âm, đàn nên các cô ngại khám phá ca khúc mới, chủ yếu tập trung vào các ca khúc quen thuộc, nhiều cô giáo đã không chọn biện pháp lấy ca khúc lồng ghép vào hoạt động vì thấy không mang lại hiệu quả gây hứng thú cao.
Khi điều tra về những thuận lợi và khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng ca khúc trong các hoạt động cho trẻ mẫu giáo
Đã có nhiều ý kiến đưa ra
+ Thuận lợi: Đa số các cô cho rằng khi lựa chọn ca khúc để tích hợp vào các hoạt động cho trẻ thì rất dễ lựa chọn ca khúc phù hợp với chủ đề, các hoạt động, đặc biệt phù hợp với tầm cỡ giọng, đặc điểm tâm sinh lý thích vui nhộn, phấn khởi, hào hứng của từng lứa tuổi. Bên cạnh đó cũng có một số cô xác định thuận lợi khi lựa chọn ca khúc như ca khúc đơn giản, dễ hát, có nhiều ca khúc để lựa chọn. Điều này chứng tỏ đa số các cô giáo đã nắm bắt được điều thuận lợi trong lựa chọn ca khúc.
+ Bên cạnh thuận lợi còn có nhiều ý kiến khó khăn, trong đó 90% cho rằng số lượng ca khúc phù hợp với một số chủ đề và hoạt động còn thiếu khá trầm trọng, dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn cũng như tích hợp ca khúc trong hoạt động. Ví dụ ở các hoạt động như : Hoạt động vệ sinh cá nhân thì có ít bài hát về rửa tay, chải tóc, lau mặt, đánh răng, một số ca khúc thường sử
dụng trong hoạt động này, chủ yếu là vệ sinh rửa tay như Rửa mặt như mèo(
Phan Văn Minh), Vì sao con mèo rửa mặt (Hoàng Long),Tập rửa mặt (Hồng Đăng), hoạt động góc chưa có nhiều bài hát mở đầu, chỉ lựa chọn những bài phù hợp với chủ đề để đi đến hoạt động góc, nhưng số lượng bài cũng không nhiều, chủ yếu những bài hát quen thuộc như ca khúc Cháu yêu cô chú công nhân (Hoàng Văn Yến) nếu là chủ đề nghề nghiệp, Em đi qua ngã tư đường phố (Hoàng Văn Yến) , Đi đường em nhớ (Hoàng Văn Yến) nếu là chủ đề giao thông... Hoạt động ăn- ngủ cũng rất hạn chế về ca khúc, gần như không có ca khúc trong chương trình dành cho hoạt động này, các cô giáo thường sưu tầm và hát theo trên mạng các bài hát như Rau xanh, Bài hát Giờ ăn đến rồi, thay đổi lời hát trên ca khúc Kìa con bướm vàng. Ngoài ra, ở các chủ đề cũng hạn chế ca khúc như: Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên như: gió, nước, cầu vồng, nắng, mưa.., ít có ca khúc nói về các hiện tượng này, các cô thường lựa chọn lặp lại với các ca khúc Cho tôi đi làm mưa với (Hoàng Hà) , Ếch ộp (Văn Chung), Trời năng, trời mưa ( Đặng Nhất Mai), Nắng sớm (Ngọc Bích) ; Chủ đề trường mầm non có một số ít ca khúc như Trường chúng cháu đây là trường mầm non (Phạm Tuyên), Hoa trường em (Dương Hưng Bang), Em yêu trường em, Ngày vui của bé (Hoàng Văn Yến) , Em đi mẫu giáo (Hoàng Long) , Trường em (Hoàng Lân)...Những bài hát này sử dụng cho lứa tuổi mẫu giáo vẫn còn rất thiếu, không phải bài nào cũng phù hợp với cả 3 lứa tuổi, tùy vào âm vực giọng của mỗi lớp khác nhau; Chủ đề trường tiểu học quả là một chủ đề khan hiếm các ca khúc, chỉ với các bài hát quá quen thuộc như Tạm biệt búp bê thân yêu, Ngày đầu tiên đi học; Chủ đề nghề nghiệp cũng thiếu ca khúc về các nghề phổ biến như nghề nông, nghề giáo viên, nghề thầy thuốc, nghề thợ may, chỉ quanh đi, quẩn lại các ca khúc quen thuộc như Cháu yêu chú bộ đội, Cháu yêu cô chú công nhân, Chú bộ đội đi xa, Làm chú bộ đội...Từ chỗ thiếu ca khúc, cho nên việc
lựa chọn các ca khúc trở nên lặp lại, dẫn đến nhàm chán, không phát huy được tác dụng của ca khúc đó đối với mục đích của hoạt động nữa.
Một khó khăn nữa mà cũng không ít giáo viên đưa ra khoảng 75%, đó là khả năng âm nhạc của cô giáo còn hạn chế, các cô chưa có kỹ năng thể hiện ca khúc, chưa hát đúng giai điệu, hát theo cảm tính, qua truyền miệng, CD, Tivi... mà không có bản nhạc và lời hát chính xác, hơn nữa rất nhiều giáo viên không biết xướng âm, thậm chí sử dụng nhạc cụ nào đó để biết được chính xác giai điệu, lời hát nên các cô rất ngại hát, đặc biệt với những bài hát mới, bài hát khó, các cô cũng không tự tin thể hiện, chỉ hát theo máy casset hoặc đĩa CD, chính vì vậy mà các cô thường chọn những bài quen thuộc để sử dụng trong các hoạt động, mà lựa chọn các bài quen thuộc thì lại dễ làm cho các cháu nhàm chán, không hứng thú và điều này cũng là khó khăn lớn nhất của việc lựa chọn ca khúc.
Ta có kết quả điều tra những chủ đề (bảng 4), những hoạt động (bảng 5) còn hạn chế các ca khúc
Bảng 4: Những chủ đề còn hạn chế các ca khúc
CHỦ ĐỀ
Ý KIẾN
SL %
Gia đình 25 62,5%
Bản thân 29 72,5%
Trường mầm non 28 70%
Giao thông 24 60%
Nghề nghiệp 31 77,5%
Nước và các hiện tượng tự nhiên 35 87,5%
Trường tiểu học 24 60%
Thế giới động vật 26 65%
Thế giới thực vật 23 57,5%
Tổng số phiếu: 40 phiếu.
Qua kết quả bảng 4 trên, từ những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, có những nhận định chính xác, đã từng trải qua nhiều thế hệ mầm non, ta có thể thấy rằng hầu như tất cả các chủ đề đều thiếu ca khúc, trên 50% ý kiến cho là thiếu. Nhiều nhất là chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên (87,5% ý kiến), bên cạnh đó, cũng có các chủ đề như Thế Nghề nghiệp (77,5% ý kiến), Chủ đề Bản thân (72,5% ý kiến), Chủ đề Đông vật thì 26 cô giáo cho là thiếu ca khúc, chủ đề Trường tiểu học (60% ý kiến cho là thiếu ca khúc) và chủ đề thực vật (57,5%) ý kiến cho còn hạn chế, kết quả này cho thấy thực trạng ca khúc ở các chủ đề hiện nay rất ít. Các cô cho rằng, nếu số lượng các ca khúc đa dạng, phong phú, sát với chủ đề, chủ đề nhánh thì việc lựa chọn lồng ghép trở nên dễ dàng, mà âm nhạc là chất xúc tác tốt nhất để kích thích hứng thú, gây sự chú ý cho trẻ.
Bảng 5: Những hoạt động còn hạn chế các ca khúc
HOẠT ĐỘNG
Ý KIẾN
SL %
Hoạt động đón - trả trẻ 30 75%
Hoạt động học 33 82,5%
Hoạt động góc 31 77,5%
Hoạt động ngoài trời 33 82,5%
Hoạt động vệ sinh cá nhân 35 87,5%
Hoạt động ăn - ngủ 32 80%
Tổng số phiếu: 40 phiếu.
Không những các chủ đề còn thiếu ca khúc, mà trong các hoạt động cho trẻ thì việc thiếu ca khúc còn trầm trọng hơn, hầu như trên 70% ý kiến cho là thiếu ca khúc. Mỗi hoạt động khác nhau, nếu có những ca khúc phù hợp sẽ rất dễ dàng trong việc dẫn dắt trẻ. Các cô chia sẻ trong từng hoạt động:
+ Hoạt động Đón - trả trẻ (75% ý kiến cho rằng thiếu ca khúc ở hoạt động này) một số cô thường mở video, casset cho trẻ xem, nghe nhạc, nhưng các ca khúc lộn xộn, không theo chủ đề, vì việc làm đĩa CD các ca khúc theo chủ đề cũng khó khăn, đòi hỏi chi phí, hơn nữa, nếu cứ cho trẻ nghe theo chủ đề thì cũng không có nhiều ca khúc, 1 tháng đến 1 tháng rưỡi mới kết thúc một chủ đề, để trẻ nghe như vậy sẽ dẫn đến nhàm chán, và không thuận tiện cho giáo viên lựa chọn ca khúc đó để tích hợp vào trong các hoạt động khác của mình, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, còn có một số cô không sử dụng ca khúc trong hoạt động này, mà cho trẻ xem phim hoạt hình, hoặc không mở gì cho trẻ nghe cả vì các cô cho rằng hoạt động đón- trả trẻ không cần thiết cho trẻ nghe các bài hát.
+ Hoạt động học (82,5% ý kiến cho rằng thiếu ca khúc ở hoạt động này):
Đối với hoạt động học thì đa số các cô giáo chia sẻ rằng lựa ca khúc để mở đầu, chuyển tiếp hoạt động, hoặc kết thúc hoạt động sẽ rất hiệu quả để tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động giáo dục. Tuy nhiên trong lúc kế hoạch tổ chức hoạt động, vì số lượng ca khúc theo chủ đề đã không nhiều, mà các ca khúc sát chủ đề nhánh lại càng hiếm hoi, 1 chủ đề nhánh được khoảng 2 ca khúc, có khi không có ca khúc nào phù hợp với chủ đề đó, nên có muốn tích hợp ca khúc cũng không có điều kiện vì không có nguồn, và nếu đã lồng ghép thì cũng được những lần đầu, còn những lần sau trẻ sẽ không hứng thú nữa, vì trẻ hát quá nhiều rồi, mà nếu trẻ không hứng thú thì càng nguy hiểm, tổ chức hoạt động sẽ khó thành công.
Ví dụ: Trong tuần thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục với chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên, chủ đề nhánh là vòng tuần hoàn của nước cho trẻ mẫu giáo lớn thì các ca khúc có trong tuyển tập trẻ mầm non ca hát như “ Cho tôi đi làm mưa với, Sau mưa”, 2 ca khúc này chỉ mới nói được 2 hiện tượng gió và mưa, thế nhưng nếu tổ chức hoạt động tìm hiểu về các hiện