Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 34 - 42)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.4. Tình hình sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học

1.2.4.4. Kết quả điều tra

* Điều tra trên đối tượng là giáo vên:

- Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học.

Qua phỏng vấn các giáo viên dạy Mĩ thuật lớp 4 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng( trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, trường Tiểu học Trần Cao Vân) chúng tôi thấy: Các giáo viên đều sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy học. Đây là điều hết sức đáng mừng. Các giáo viên cũng bày tỏ sự mong muốn được sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4. Điều đó cho thấy các giáo viên đã nhận thức được vai trò của phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và môn Mĩ thuật ở lớp 4 nói riêng. Tuy nhiên, theo các thầy(cô): Không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học có thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp này, phát huy ưu điểm của các phương pháp kia, mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Vì vậy trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật lớp 4, các giáo viên đã kết hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác như:

Phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp trò chơi, phương pháp thảo luận, đặc biệt là phương pháp quan sát. Như vậy, các giáo viên đã nhận thức được mối quan hệ giữa phương pháp trực quan và các phương pháp khác: Đó là mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ với nhau.

- Nhận thức của giáo viên về vai trò của phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ

thuật lớp 4.

Các giáo viên được phỏng vấn đều nhận thức được vai trò quan trọng của

thầy, cô dạy Mĩ thuật cho biết: Phương pháp trực quan giúp học sinh quan sát đối tượng một cách cụ thể hơn, tạo hứng thú trong học tập, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Các giáo viên giải thích rằng: Mĩ thuật là môn học trực quan, kiến thức vừa cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, đây cũng là môn học có tính thực tiễn cao. Vì vậy, giáo viên phải tạo cho học sinh hứng thú, phấn khởi, từ đó các em mong muốn tạo ra cái đẹp. Nhận thức được điều này, giúp giáo viên xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4.

* Nhận thức của giáo viên về hiệu quả của các tiết dạy Mĩ thuật lớp 4 có sử dụng phương pháp trực quan.

Các giáo viên dạy Mĩ thuật ở các trường Tiểu học cho biết việc sử dụng phương pháp trực quan mang lại hiệu quả rất cao trong dạy học. Hầu hết các giáo viên nhận thấy tiết học trở nên sôi nổi, hầu hết học sinh đều hiểu bài, mức độ hiểu bài lên tới 90% - 100%. Như vậy, có thể thấy được tác động tích cực của phương pháp trực quan đối với việc dạy và học môn Mĩ thuật lớp 4. Nếu trong cùng một nội dung bài giảng nhưng giáo viên truyền thụ một cách khô khan bằng lời thì chắc chắn hiệu quả bài giảng sẽ không cao. Như vậy, việc sử dụng phương pháp trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật lớp 4.

* Nhận thức của giáo viên về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp trực quan:

- Hầu hết các giáo viên được phỏng vấn đều cho rằng sử dụng phương pháp trực quan có ảnh hưởng tích cực trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4.

+ Giúp các em dễ dàng tiếp thu bài học, có hứng thú hơn trong học tập.

+ Kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo, giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập. Điều này rất quan trọng đối với môn Mĩ thuật.

+ Thu hút sự tập trung của học sinh vào bài học. Nếu học sinh không tập trung vào bài giảng, các em sẽ mất đi những cơ hội tiếp thu kiến thức, gây ảnh hưởng đến tiến trình bài giảng của giáo viên.

- Khó khăn:

+ Các phương tiên trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của giáo viên.

+ Đòi hỏi phải có sự đầu tư về mặt thời gian, chi phí .

+ Giáo viên có thể khó bao quát lớp nếu trong quá trình cho học sinh quan sát đồ dùng dạy học vì một số học sinh vẫn làm việc riêng.

+ Kĩ năng quan sát của học sinh Tiểu học cũng như học sinh lớp 4 còn hạn chế

+ Phòng học thường rất rộng nên có thể có một số học sinh không quan sát rõ được các đồ dùng trực quan.

* Nhận thức của giáo viên về những lưu ý khi sử dụng phương tiện trực quan.

- Phương tiện trực quan phải phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung dạy học.

- Phương tiện trực quan mà giáo viên sử dụng cần phải đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, phản ánh đúng hiện tượng sự vật.

- Dùng phương tiện trực quan đúng lúc, đúng chỗ, khi dùng xong cất ngay, tránh sự phân tán của học sinh.

* Điều tra trên đối tượng là học sinh:

Câu 1: Em có thích học môn Mĩ thuật không ?

STT Trả lời Mức độ yêu thích

Số phiếu Tỷ lệ phần trăm (%)

1 Có 136 92.51%

2 Không 11 7.49%

Bảng 1.1: Kết quả thể hiệnmức độ yêu thích môn Mĩ thuật của học sinh

Không

Biểu đồ 1.1: Thể hiện mức độ yêu thích môn Mĩ thuật của học sinh

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết học sinh Tiểu học đều thích học môn Mĩ thuật (92,51%). Điều đó cho thấy rằng, không những các em không chỉ hứng thú với việc học môn văn hóa mà các em cũng rất thích học những môn năng khiếu. Môn Mĩ thuật giúp cho các em tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật, biết được những tiêu chuẩn của cái đẹp, cảm nhận được vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa, quê hương, đất nước, phát triển được năng khiếu và khả năng sáng tạo. Kết quả còn cho thấy chỉ có 11 em không thích học môn Mĩ thuật, những em này khi tôi hỏi thì cũng không thích học các môn khác.

Câu 2: Tiết học Mĩ thuật nào dưới đây em thích học hơn?

STT Trả lời Số

lượng Tỉ lệ 1 Tiết học Mĩ thuật có sử dụng phương tiện trực quan 134 91.16%

2 Tiết học Mĩ thuật không sử dụng phương tiện trực quan 13 8.84%

Bảng 1.2: Kết quả thể hiệnmức độ yêu thích việc sử dụng các phương tiện trực quan trong các tiết học Mĩ thuật

Biểu đồ 1.2: Thể hiện mức độ yêu thích việc sử dụng các phương tiện trực quan trong các tiết học Mĩ thuật

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng: Hầu hết tất cả các em đều yêu thích tiết học Mĩ thuật có sử dụng phương tiện trực quan. Chỉ có 13 em là không thích tiết học có sử dụng phương tiện trực quan. Chúng tôi đã hỏi một số em chọn tiết học Mĩ thuật có sử dụng phương tiện trực quan, các em cho rằng những tiết học này các em thấy hấp dẫn, nhẹ nhàng hơn, dễ hình dung ra đối tượng, hiểu bài dễ dàng hơn.

Tiết học Mỹ

thuật có sử dụng phương tiện trực quan

Tiết học Mỹ

thuật không sử dụng phương tiện trực quan

Câu 3: Trong tiết học Mĩ thuật, em thấy mức độ sử dụng phương tiện trực quan của các giáo viên như thế nào?

STT Trả lời Mức độ sử dụng

Số phiếu Tỷ lệ phần trăm (%)

1 Thường xuyên 47 31

2 Thỉnh thoảng 96 65.31%

3 Không sử dụng 4 2.72%

Bảng 1.3: Kết quả thể hiệnmức độ sử dụng phương tiện trực quan của các giáo viên

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

Biểu đồ1.3: Thể hiện mức độ sử dụng phương tiện trực quan của các giáo viên

Qua bảng điều tra, chúng tôi thấy rằng: Các giáo viên đều sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Mĩ thuật nhưng ở những mức độ khác nhau (sử dụng thường xuyên chiếm 31%, sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng chiếm 65.31%, không sử dụng chiếm 2.72%). Có thể nói, theo kết quả điều tra trên đối tượng là học sinh thì việc sử dụng phương tiện trực quan của giáo viên trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4 vẫn còn hạn chế, đa số giáo viên còn sử dụng phương tiện trực quan ở mức độ thỉnh thoảng.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do phương tiên trực quan trong dạy học môn Mĩ

thuật còn thiếu, chưa được đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, mặt khác do tốn kém về mặt thời gian và chi phí.

Câu 4: Những giờ học Mĩ thuật có sử dụng phương tiện trực quan các em thấy thế nào?

STT Trả lời Số

lượng Tỉ lệ

1 Hứng thú 40 27.21%

2 Hiểu bài nhanh 50 34.01%

3 Mở rộng được hiểu biết 43 29.25%

4 Các thông tin mà giáo viên truyền đạt trở lên đáng tin

cậy hơn. 14 9.53%

Bảng 1.4: Kết quả thể hiện tác dụng của phương pháp trực quan trong giờ học Mĩ thuật đối với học sinh

Hứng thú

Hiểu bài nhanh

Mở rộng được hiểu biết

Các thông tin mà giáo viên truyền đạt trở lên đáng tin cậy hơn

Biểu đồ 1.4: Thể hiện tác dụng của phương pháp trực quan trong giờ học Mĩ thuật đối với học sinh.

Nhìn vào bảng kết quả điều tra, chúng ta thấy: Việc giáo viên sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Mĩ thuật lớp 4 giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học (chiếm 27.21%), hiểu bài nhanh hơn( chiếm 34.01%), mở rộng hiểu biết cho các em (chiếm 29.25%), cũng có những em cho rằng việc giáo viên sử dụng phương tiện trực quan giúp cho các thông tin mà giáo viên truyền đạt trở lên đáng tin cậy hơn( chiếm 9.53%). Qua đó, có thể thấy rằng phương pháp trực quan là phương pháp đặc trưng trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật lớp 4. Phương pháp trực quan có tác dụng rất lớn đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh và sự truyền đạt tri thức của giáo viên. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ

thuật lớp 4 là rất cần thiết. Các giáo viên phải vận dụng một cách thường xuyên để tiết học đạt hiệu quả.

Câu 5: Em muốn giáo viên sử dụng phương tiên trực quan ở những phân môn nào trong môn Mĩ thuật?

STT Trả lời Số

lượng Tỉ lệ

1 Phân môn Vẽ theo mẫu 19 12.93%

2 Phân môn Vẽ tự do 24 16.33%

3 Phân môn Vẽ trang trí 15 10.20%

4 Phân môn Thường thức Mĩ thuật 5 9.53%

5 Phân môn Tập nặn, tạo dáng tự do 9 6.12%

6 Tất cả các phân môn 75 51.02%

Bảng 1.5: Kết quả thể hiệnong muốn giáo viên sử dụng phương tiên trực quan ở các phân môn Mĩ thuật của học sinh

Phân môn vẽ theo mẫu Phân môn vẽ tự do Phân môn vẽ trang trí

Phân môn thường thức Mỹ thuật Phân môn tập nặn

Tất cả các phân môn

Biêu đồ 1.5: Thể hiện mong muốn giáo viên sử dụng phương tiên trực quan ở các phân môn Mĩ thuật của học sinh

Qua bảng điều tra chúng tôi thấy rằng: Đa số học sinh đều mong muốn giáo viên sử dụng phương pháp trực quan trong tất cả các phân môn trong môn Mĩ thuật lớp 4 (chiếm 51.02%). Còn lại các em mong muốn giáo viên sử dụng phương pháp trực quan trong các phân môn như: Phân môn Vẽ theo mẫu( chiếm 12.93%), phân môn Vẽ tự do (chiếm 16.33%), phân môn Vẽ trang trí( chiếm 10.20%), phân môn Thường thức Mĩ thuật( chiếm 9.53%), phân môn Tập nặn( 6.12%). Điều đó thể hiện sự yêu thích môn học; mong muốn giáo viên sử dụng phương tiện trực quan trong môn Mĩ thuật. Vì vậy, trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật lớp 4, giáo viên phải đáp ứng nguyện vọng đó để học sinh học tập tốt hơn.

Câu 6: Em có mong muốn giáo viên sử dụng phương tiên trực quan trong các môn học khác hay không?

STT Trả lời Số lượng Tỉ lệ

1 Có 139 94.56%

2 Không 8 5.44%

Bảng 1.6: Kết quả thể hiệnmong muốn giáo viên sử dụng phương tiên trực quan trong các môn học

Không

Biểu đồ 1.6: Thể hiện mong muốn giáo viên sử dụng phương tiên trực quan trong các môn học

Qua điều tra chúng tôi thấy rằng, đa số học sinh đều mong muốn giáo viên sử dụng phương pháp trực quan trong các môn học khác. Điều đó cho thấy phương pháp trực quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Vì vậy, giáo viên cần vận dụng phương pháp trực quan trong tất cả các môn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học môn Mĩ thuật lớp 4 nói riêng.

Từ việc tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp trực quan, chúng tôi nhận thấy sử dụng phương pháp trực quan mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học đặc biệt là trong dạy học Mĩ thuật lớp 4: Giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức, học sinh thấy được đối tượng một cách cụ thể. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh thuận lợi, phát triển óc quan sát, tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, giờ học trở lên nhẹ nhàng, sôi nổi hơn. Hơn nữa phương pháp trực quan rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học: Tư duy cụ thể, dễ lôi cuốn tới những gì mới mẻ, rực rỡ. Đồng thời, đây cũng là phương pháp đáp ứng mục tiêu, nội dung, yêu cầu đổi mới phương pháp trong dạy học. Chúng tôi sẽ đề xuất một số biện pháp sử dụng phương pháp trực quan nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật lớp 4.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)