KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm:

- Dạy bài 1: Vẽ trang trí lọ hoa.

Lớp thực nghiệm: 4/7. Ngày dạy: 20/4/2013.

Lớp đối chứng: 4/5. Ngày dạy: 20/4/2013.

- Dạy bài 2: Vẽ tranh phong cảnh đề tài quê hương.

Lớp thực nghiệm: 4/5. Ngày dạy: 24/4/2013.

Và kết quả thực nghiệm là:

Mức độ Lớp

Hoàn thành tốt

(A+) Hoàn thành A Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

Thực nghiệm

(lớp 4/7) 20 em 45.45% 22 em 50% 2 em 4.55%

Lớp đối chứng

(lớp 4/5) 15 em 34.1 % 24 em 54.54% 5 em 11.36%

Bảng3.1: Kết quả thực nghiệm Vẽ trang trí lọ hoa

Biểu đồ 3.1: So mức độ hoàn thành sản phẩm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở bài 1

Giáo viên dạy Mĩ thuật ở hai lớp này cho biết học lực môn Mĩ thuật của hai lớp là tương đương nhau. Tuy nhiên, qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác nhau về mức độ hoàn thành sản phẩm. Ở lớp thực nghiệm có: 95,45% học sinh hoàn thành sản phẩm, trong đó số học sinh hoàn thành tốt là 20 em - chiếm 45.45 %, số học sinh hoàn thành sản phẩm là 22 em chiếm 50%, chỉ có 2 học sinh chưa hoàn thành, con số này không đáng lo ngại. Qua việc hỏi giáo viên bộ môn cũng như cô giáo chủ nhiệm về chúng tôi được biết rằng hai em đó là học sinh yếu của lớp, không những môn Mĩ thuật mà ở tất cả các môn khác. Bên cạnh đó, ở lớp đối chứng thì kết quả thu được có sự chênh lệch so với lớp thực nghiệm: 88.64% học sinh hoàn thành sản phẩm, trong đó có 15 em hoàn thành tốt – chiếm 34,1%( ít hơn 5 học sinh – 12.5% so với lớp thực nghiệm), 24 em hoàn thành sản phẩm chiếm 54.54%, 5 em chưa hoàn thành sản phẩm – chiếm 11.36 %, nhiều hơn 3 học sinh so với lớp

thực nghiệm – 6.82%. Kết quả thực nghiệm thu được ở trên rất khả quan, đây là dấu hiệu tích cực của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4. Tỉ lệ và mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điều này cho thấy việc sử dụng phương pháp trực quan đã giúp cho học sinh tri giác cụ thể hơn đối tượng của bài học, hiểu bài dễ hơn, tạo được sự hứng thú, tập trung trong học tập, kích thích được trí tưởng tưởng, sáng tạo.

Mức độ

Lớp

Hoàn thành tốt

(A+) Hoàn thành A Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

Thực nghiệm

(lớp 4/5) 18 em 40.91% 23 em 52.27% 3 em 6.82%

Lớp đối chứng

(lớp 4/5) 16 em 36.36 % 20 em 45.46% 8 em 16.18%

Bảng3.2: Kết quả thực nghiệm Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương.

0 10 20 30 40 50 60

L p 4/5 L p 4/7

Hoàn thành xuất sắc

Hoàn thành sản phẩm

Chưa hoàn thành

Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ hoàn thành sản phẩm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở bài 2.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: Ở lớp thực nghiệm có: 93.18% học sinh hoàn thành sản phẩm. Như vậy mức độ học sinh hoàn thành sản phẩm của bài vẽ

%. Tuy nhiên con số này không đáng lo ngại vì mức độ bài Vẽ tranh phong cảnh có sự phức tạp hơn so với bài Vẽ theo mẫu, đòi hỏi học sinh phải mất nhiều thời gian để hoàn thành bài vẽ. Cụ thể: có 18 học sinh hoàn thành tốt - chiếm 40.91%, 23 học sinh hoàn thành sản phẩm, chiếm 52.57%, 3 học sinh chưa hoàn thành, chiếm 6.82 %. Ba em này cũng là học sinh yếu của lớp và không mang đầy đủ dụng cụ học tập. Ở lớp đối chứng– chiếm 36.36%( ít hơn 2 học sinh – 4.55% so với lớp thực nghiệm), 20 em hoàn thành sản phẩm chiếm 45.46%, 8 em chưa hoàn thành sản phẩm – chiếm 16.18%. Kết quả thực nghiệm thu được ở trên rất đáng mừng. Tỉ lệ và mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh ở lớp thực nghiệm cao cũng cao hơn so với lớp đối chứng. Điều này cũng nói lên được vai trò của phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4 đối với mức độ hiểu bài của học sinh, hiệu quả của bài giảng của giáo viên.

Ngoài kết quả khả quan thu được về mặt định lượng ở trên, chúng tôi cũng thu được một số kết quả định tính như sau: Trong các tiết học giáo viên có sử dụng triệt để phương pháp trực quan, học sinh học tập tích cực, tự giác hơn, hứng thú hợp tác với mọi người xung quanh, tiết học sôi nổi. Biểu hiện cụ thể là các em đều tỏ ra hứng thú và hăng hái phát biểu, xây dựng bài. Các em đã chủ động nêu lên những chỗ mình còn thắc mắc, trao đổi ý kiến với bạn bè để cho bài vẽ của mình hoàn thiện hơn. Như vậy, bước đầu áp dụng việc tìm hiểu phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật đã có những chuyển biến tích cực đối với việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.

Qua đó ta thấy được việc sử dụng phương pháp trực quan đem lại hiệu quả cao trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4.

Kết luận chương 3:

Để xác định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học, chúng tôi đã có sự điều chỉnh mức độ và sự kết hợp phương pháp trực quan với các phương dạy học khác trong các tiết dạy. Ở lớp thực nghiệm, chúng tôi lấy phương pháp trực quan làm trọng tâm, sử dụng nhiều phương tiện trực quan, như các mẫu vật, tranh ảnh nghệ thuật… ngoài ra chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp và hình thức khác như: Kết hợp với phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, kết hợp giữa trò chơi và học tập… nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, nâng cao tinh thần học tập và chất lượng hiệu quả giờ học.

Nhìn chung kết quả thu được rất khả quan ở hầu hết các tiết dạy. Tuy nhiên, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi cũng gặp những khó khăn: Trong quá trình quan sát một số em còn mất trật tự, làm cho tiết học trở nên ồn ào, ảnh hưởng đến tiến trình

bài dạy. Có những em nói chuyện riêng, dẫn đến không hoàn thành sản phẩm khi tiết học kết thúc. Về phương tiện trực quan dạy học của nhà trường còn thiếu nên đòi hỏi chúng tôi phải tự chuẩn bị trước khi lên lớp, tốn nhiều thời gian và chi phí.

Từ thực nghiệm và kết quả thực nghiệm trên cho thấy phương pháp trực quan là phương pháp đặc trưng trong dạy học Mĩ thuật lớp 4. Tuy nhiên, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Vì vậy, để mang lại hiệu quả cao trong dạy học, giáo viên phải biết vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp khác nhau một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo. Trong quá trình thực nghiệm này, khi chúng tôi áp dụng phương pháp trực quan vào trong bài dạy thì kết quả thu được rất khả quan: Học sinh rất hứng thú với tiết dạy, tỉ lệ học sinh hoàn thành sản phẩm ở mức xuất sắc rất cao. Thông qua các phương tiện trực quan, học sinh dễ dàng tri giác đối tượng (hình thành các biểu tượng sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng) hiểu bài nhanh, có thể liên hệ kiến thức với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)