Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 4

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 4

2.2. YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 4

2.3.1. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 4

Mục tiêu của phân môn là dạy cho học sinh biết cách quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp để nắm được đặc điểm, cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc, chất liệu của đồ vật, biết thể hiện sự quan sát đối tượng trên tờ giấy.

2.3.1.2. Đặc trưng của phân môn Vẽ theo mẫu

Đặc trưng của của phân môn vẽ theo mẫu là: Vẽ mẫu thật, vẽ từng bước theo mẫu cơ bản, vẽ cái mà người vẽ nhìn thấy và cảm nhận được. Đây cũng là phân môn

“khô” nhất trong các phân môn, tương đối khó dạy. Đa số học sinh không “thích” bằng vẽ trang trí hay vẽ tranh đề tài.

2.3.1.3. Các phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 4

Các phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ, bài vẽ đẹp của học sinh năm trước, hình gợi ý các bước vẽ, cách diễn tả đậm nhạt, đồ dùng dạy học phục vụ các hoạt động học tập.

2.3.1.4. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 4 Như trên đa trình bày, Vẽ theo mẫu là vẽ mẫu thật, vẽ cái mà người vẽ nhìn thấy và cảm nhận được. Vì vậy, trong dạy học phân môn này, việc sử dụng những vật mẫu là không thể thiếu vì vật mẫu liên quan đến nội dung bài học. Giáo viên có thể trình bày một mẫu cho cả lớp cùng quan sát hoặc có mẫu riêng cho từng nhóm quan

sát. Qua mẫu vật, học sinh quan sát để tìm ra “ kiến thức”, điều này rất quan trọng, quyết định đến kết quả của bài vẽ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu và nhận xét từ bao quát đến chi tiết để vẽ khung hình chung, vẽ khung hình từng đồ vật, tìm tỉ lệ bộ phận, đánh dấu các điểm chính, vẽ phác nét cơ bản. Từ đó vẽ chi tiết, vẽ màu hoặc vẽ đậm nhạt.

Để việc quan sát của học sinh có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý đến việc đặt mẫu, việc này có ý nghĩa quyết định đến bố cục bài vẽ đẹp hay xấu. Mẫu phải đặt ở vị trí ngang tầm mắt học sinh, có thể nhìn từ nhiều hướng. Ngoài cung cấp cho các em những kiến thức về hình dáng, đường nét, hình khối, tỉ lệ đậm, nhạt của vật mẫu, giáo viên còn phải giúp các em yêu thích vật mẫu, làm phấn chấn tinh thần học tập, tạo điều kiện cho học sinh cảm thụ và vẽ có hiệu quả.

Đồng thời, giáo viên có thể vẽ trực tiếp bằng phấn lên trên bảng từng bước để học sinh dễ thấy và hiểu hơn:

+ Minh họa về hình mảng.

+ Minh họa về bố cục.

+ Minh họa về hình vẽ.

+ Minh họa về đường nét.

+ Minh họa về độ đậm nhạt.

+ Minh họa về màu sắc.

Đối với tiết học vẽ đậm nhạt giáo viên có thể sử dụng các đèn cá nhân để chiếu sáng vào mẫu, như vậy học sinh sẽ thấy rõ độ đậm nhạt trên vật mẫu. Trong khi hướng dẫn học sinh cách vẽ giáo viên nên vẽ lên giấy, treo lên trên bảng để độ đậm nhạt có hiệu quả và học sinh dễ thấy.

Bên cạnh đó, giáo viên sử dụng trực quan là một số bài vẽ của học sinh lớp trước để học sinh quan sát, rút kinh nghiệm.

2.3.1.5. Ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 4

Việc giáo viên sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu giúp cho học sinh dễ dàng hình dung ra hình dáng, đường nét, hình khối, tỉ lệ

đậm, nhạt của mẫu vật. Đồng thời, chúng còn giúp các em yêu thích vật mẫu, cảm thụ và vẽ có hiệu quả.

Ví dụ: Vẽ theo mẫu( lớp 4), bài 10: Đồ vật có dạng hình trụ. Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu có dạng hình trụ:

Giáo viên đặt mẫu cho học sinh quan sát

Sau đó yêu cầu học sinh dựa vào mẫu đã quan sátnhận xét về hình dáng chung cả vật mẫu (cao, thấp, rộng, hẹp…), các bộ phận của vật mẫu( có những bộ phận nào), đặc điểm của vật mẫu (hình dáng thân, miệng, quai…). Giáo viên có thể cho cá nhân hoặc nhóm nhận xét. Sau đó, giáo viên chỉ dẫn các bước vẽ cho học sinh.

- Ước lược và so sánh tỉ lệ (chiều cao, chiều ngang của cái bình kể từ tay cầm để vẽ phác khung hình cho vừa với tờ giấy, sau đó phác trục của cái bình.

Chiều dọc Chiều ngang

Ba phần bằng nhau Ba phần

bằng nhau Ba phần bằng nhau Ba phần bằng nhau

+ Giáo viên vẽ trực tiếp các bước lên bảng hoặc vẽ lên giấy và dán lên bảng theo các bước:

.Vẽ khung hình .Vẽ trục

.Vẽ phác nét chính .Vẽ chi tiết

.Sửa, hoàn thiện hình vẽ .Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu

Giáo viên vẽ minh họa các bước vẽ trên giấy.

+ Sau đó giáo viên cho học sinh quan sát một số bài Vẽ theo mẫu của học sinh khóa trước. Trong khi quan sát, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét nhằm:

. Rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình

. Khích lệ các em có mong muốn vẽ được những bài vẽ như các bạn . Có cái nhìn phù hợp với lứa tuổi

+ Những bài vẽ ở đây là: Những bài vẽ đẹp, đúng

Bàivẽ của học sinh khoá trước .

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)