CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 4
2.2. YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 4
2.3.4. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Thường thức Mĩ thuật lớp 4
2.3.4.1. Mục tiêu của phân môn Thường thức Mĩ thuật
- Giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam và trên thế giới.
- Dạy cho học sinh cách tìm hiểu, phân tích, cảm nhận tác phẩm nghệ thuật.
- Qua đó giáo dục truyền thống văn hóa nghệ thuật dân tộc, giáo dục nhân cách, đạo đức tình cảm…cho học sinh.
2.3.4.2. Đặc trưng của phân môn Thường thức Mĩ thuật
Phân môn Thường thức Mĩ thuật được coi là phân môn lịch sử Mĩ thuật tóm lược. Lịch sử Mĩ thuật gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của một đất nước, một vùng hay một mốc thời gian. Học sinh sẽ được thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình thông qua một số tranh vẻ của thiếu nhi, các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
2.3.4.3. Các phương tiện trực quan sử dụng trong phân môn Thường thức Mĩ thuật lớp 4
Phương tiện trực quan là trợ thủ đắc lực cho giáo viên thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu của bài dạy. Các đồ dùng dạy học trực quan phục vụ cho dạy học Thường thức Mĩ thuật là những tranh ảnh có nội dung của bài học: Những bài giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của các họa sĩ, tranh ảnh chụp cỡ lớn (phiên bản hoặc sao chép lại), tranh ảnh trong sách giáo khoa hoặc được in trong vở tập vẽ. Những bài giới thiệu tranh thiếu nhi, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh trong tập vẽ hoặc có thể thay thế bằng những tranh thiếu nhi có cùng nội dung, có hình thức thể hiện đẹp.
2.3.4.4. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Thường thức Mĩ thuật lớp 4
Tùy vào trình độ, đặc điểm của học sinh mà giáo viên biết lựa chọn các phương tiện trực quan phù hợp. Trong dạy học phân môn Thường thức Mĩ thuật, giáo viên sử dụng phương pháp trực quan trong hoạt động hướng dẫn học sinh xem tranh, xem tượng…Thông qua tranh ảnh nghệ thuật, học sinh được tìm hiểu tên tác phẩm, tác giả, chất liệu, thể loại tranh, hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Bài Thường thức Mĩ thuật được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: Giáo viên thuyết trình và minh hoạ bằng các tác phẩm. Đồng thời, ngoài giờ học trên lớp,
giáo viên cần tổ chức cho học sinh đi tham quan cảnh đẹp hay di tích văn hoá, xem tranh ở các triển lãm, bảo tàng và tổ chức các buổi nghe giới thiệu tác phẩm, tác giả theo chuyên đề thường kỳ.
Trong tiết dạy, giáo viên có thể treo tất cả các bức tranh đã chuẩn bị cùng một lúc nhưng phân tích có trọng điểm như phân tích theo bố cục, màu sắc, hình ảnh. Giáo viên lấy dẫn chứng về bức tranh này phân tích với bức tranh kia qua đó có thể giúp học sinh rút ra được kết luận đúng đắn.
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp trực quan trong dạy học Thường thức Mĩ
thuật, giáo viên phải nghiên cứu chương trình để có kế hoạch chuẩn bị: Tìm tài liệu, sưu tầm tranh, chuẩn bị khai thác tư liệu cho bài giảng. Khâu chuẩn bị cho bài dạy Thường thức Mĩ thuật mất nhiều thời gian, đòi hỏi công phu. Chuẩn bị xong xem như đã thành công một nửa.
Ví dụ khi dạy Thường thức Mĩ thuật( lớp 4) bài 19: “Xem tranh dân gian Việt Nam”. Khi giới thiệu về tranh dân gian Việt Nam, giáo viên cho học sinh xem những bức tranh dân gian:
Tranh dân gian Việt Nam
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Tranh dân gian còn có tên gọi nào khác ( gọi là tranh Tết).
+ Em hãy kể tên vài bức tranh mà em biết.
+ Các bức tranh em xem có nội dung gì? (lao động sản xuất, lễ hội, phê phán tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, thể hiện mơ ước của nhân dân…).
- Để giúp học sinh phân biệt được 2 bức tranh Lí ngư vọng nguyệt và tranh Cá chép, giáo viên cho học sinh quan sát 2 bức tranh, sau đó dẫn dắt học sinh trả lời một số câu hỏi gợi mở:
Lí ngư vọng nguyệt Tranh Cá chép
(Tranh Hàng Trống) (Tranh Đông Hồ)
Sau khi quan sát tranh xong các em dễ dàng trả lời được các câu hỏi:
GV: Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
HS: Cá chép, đàn cá con, ông trăng, rong rêu.
GV: Tranh cá chép có những hình ảnh nào?
HS: Cá chép, đàn cá con và rong rêu.
GV: Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau?
HS: Giống nhau:
+ Cùng vẽ cá chép, có hình dáng giống nhau, thân uốn lượn như đang bơi
+ Khác nhau: Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt, màu chủ đạo là màu xanh êm dịu. Hình cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét khắc dứt khoát, khỏe khoắn, màu chủ đạo là màu nâu đỏ ấm áp.
2.3.4.5. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp trực quan trong phân môn Thường thức Mĩ thuật lớp 4
Như vậy, ta thấy được đồ dùng trực quan là một là trợ thủ đắc lực đối với người giáo viên khi giới thiệu tác phẩm nghệ thuật tới học sinh: Giúp học sinh hiểu bài, khắc sâu được kiến thức, tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn.