Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 80 - 123)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài

Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm còn hạn hẹp, nên tôi chỉ tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4. Sau này, khi đã là giáo viên Tiểu học, tiếp xúc thực tế nhiều hơn, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài theo hướng sâu hơn, ví dụ như: “Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Vẽ theo mẫu”, “Sử dụng phương pháp trực quan nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4”. Tôi nghĩ, trong quá trình tìm hiểu đó, sẽ mang lại cho bản thân những kinh nghiệm quý báu và những kỹ năng giảng dạy tốt, đồng thời hiểu rõ hơn nữa về tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình giảng dạy học của mình để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đàm Văn Thọ, Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật, 2007

[2] Nguyễn Ngọc Quang, Lí luận dạy học đại cương, tập 2, NXB Giáo dục, 1999.

[3] Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học Tiểu học, NXB ĐHSP Hà Nội, 2004.

[4] Lê Thị Phi, Bài giảng Tâm lý học Tiểu học, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, 2005

[5] Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, 2006.

[6] Phạm Thị Thu Hà, Lí luận dạy học ở Tiểu học, Đhdn - Đhsp, 2007.

[7] Nguyễn Quang Uẩn, Giáo trình tâm lí học đại cương, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2008

[8] Nguyễn Cương, Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng dạy học, Nxb Hà Nội, 1995.

[9] Phan Trọng Ngọ, Vấn đề trực quan trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

[10] Trịnh Thiệp- Ưng Thị Châu, Mĩ thuật và phương pháp dạy học - Tập một, Nxb Giáo dục – 1999.

[11] Trịnh Thiệp - Ưng Thị Châu, Mĩ thuật và phương pháp dạy học - Tập hai, Nxb Giáo dục - 1999.

[12] Nguyễn Quốc Toản, Một số vấn đề Mĩ thuật , Nxb Văn hóa- 1985.

[13] Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật, Nxb Giáo dục - 1998.

[14] Hồ Văn Thùy, Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật, Đại học Huế, 2004.

[15]Www goole.com.vn.

[16] Bộ GD&ĐT, Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, 2006 [17] Bộ GD&ĐT, Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4, NXB Giáo dục, 2008

[18] Bộ GD&ĐT, Sách giáo viên Khoa học lớp 4,, NXB Giáo dục, 2008

PHỤ LỤC I. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

1. Giáo án thực nghiệm lớp 4/7 bài: Vẽ trang trí lọ hoa..

2. Giáo án thực nghiệm lớp 4/5 bài: Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương.

II. GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG

1. Giáo án thực nghiệm lớp 4/5 bài: Vẽ trang trí lọ hoa.

2. Giáo án thực nghiệm lớp 4/7, bài: .Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương III. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH..

IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY THỰC NGHIỆM V. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI

CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tuần : 26 Thứ 3 ngày 6 tháng 3 năm 201 3 Lớp : 4/7 Người soạn: Phạm Thanh Tâm Môn : Mĩ thuật Người dạy: Phạm Thanh Tâm

Bài 28: Vẽ trang trí:

TRANG TRÍ LỌ HOA I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs thấy được vẽ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa.

2. Kĩ năng:

- Biết cách vẽ một số loại lọ hoa.

- Biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích.

3. Thái độ:

- Yêu thích học môn Mĩ thuật

- Quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Một và lọ hoa có hình dáng(cao, thấp), màu sắc và cách trang trí khác nhau.

- Hình gợi ý cách trang trí lọ hoa.

- Một số bài vẽ của học sinh các năm trước.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.

III. Hoạt động dạy học:

Nội dung bài dạy

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ổn định lớp:

- Bắt bài hát cho cả lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động 1:

Thảo luận nhóm đôi.

- Kiểm tra bài vẽ hôm trước của học sinh - Kiểm tra dụng cụ vẽ của học sinh.

- Nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh.

- Cho học sinh chơi trò chơi khởi động: Giáo viên che bức ảnh chụp lọ hoa bằng 4 mảng màu có đánh số từ 1 đến 4. Trả lời 4 câu hỏi là học sinh sẽ mở được bức hình. Đó cũng là nội dung của bài học.

Câu 1: Các em thấy hoa hồng thường nở vào mùa nào?

Câu 2: Hoa cúc thường nở vào mùa nào?

Câu 3: Để cho hoa được lâu, ta thường làm như thế nào?

Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.

2

3 4

- GV bày các lọ hoa ở trên bàn hoặc treo tranh, ảnh, lọ hoa trên bảng, đặt câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu về vẻ đẹp của lọ hoa và sự phong phú, đa dạng, phong phú về hình dáng , cách trang trí và màu sắc:

- Hs lắng nghe

- Mùa hè

- Mùa thu

- Cắm hoa vào trong lọ hoa.

- Hs quan sát.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Lọ hoa gồm những bộ phận nào?

Câu 2: Hình dáng của các lọ hoa như thế nào?

Câu 3: Có những họa tiết nào được dùng?

Câu 4: Các em có nhận xét gì về bố cục, màu sắc của các bài vẽ này?

- Gv gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Gv gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Học sinh quan sát mẫu, tìm hiểu theo gợi ý nêu trên để tìm ra đặc điểm riêng của mỗi chiếc lọ.

Gv dẫn dắt gợi mở để học sinh miêu tả về hình dáng, đặc điểm , màu sắc và các họa tiết trang trí trên lọ hoa và vẻ đẹp của chúng.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày kết quả - Miệng, cổ, thân, đáy…

- Có nhiều hình dáng khác nhau: to, nhỏ, cao,

thấp…)

- Hoa, lá, tranh phong cảnh, các con vật...

- Bố cục hợp lí, màu sắc phù hợp với lọ hoa.

- Hs lắng nghe.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe

- Gv nhấn mạnh : để vẽ được lọ hoa đẹp cần chọn một họa tiết đơn giản, đẹp, tìm vị trí và sắp xếp họa tiết cho phù hợp với hình dáng lọ hoa, vẽ màu theo ý thích nhưng phải đẹp, rõ chủ đề trang trí.

Hoạt động 2:

a. Hướng dẫn cách vẽ cho học sinh

b. Cách vẽ

- Gv yêu cầu Hs nêu cách vẽ trang trí lọ hoa?

- Gv nhận xét

- Gv chốt lại: Vẽ trang trí lọ hoa theo các bước:

+ Vẽ khung hình để tạo dáng cho lọ hoa.

+ Chọn vị trí để trang trí (ở miệng lọ, ở thân hoặc chân lọ).

+ Vẽ các họa tiết (hoa, lá côn trùng, chim, phong cảnh).

+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt( vẽ như các bài trang trí cơ bản).

* Giáo viên cần mở rộng hiểu biết cho học sinh: Không nhất thiết phải sắp xếp đăng đối, xen kẽ hay nhắc lại. Học sinh có thể cách trang trí đăng đối, xen kẽ nhưng cũng có thể vẽ tự do theo ý thích.

- Vừa vẽ vừa hướng dẫn từng bước cụ thể:

+ Vẽ hình dáng lọ hoa.

+ Dựa vào hình dáng lọ để phác mảng (Lưu ý: ở các bộ phận khác nhau, các em phác mảng hình khác nhau).

- Hs trả lời.

+ Vẽ khung hình để tạo dáng cho lọ hoa.

+ Chọn vị trí để trang trí.

+ Vẽ các họa tiết.

+ Vẽ màu theo ý thích.

- HS quan sát và lắng nghe

+ Tìm hoạ tiết và vẽ vào các mảng

+ Vẽ màu theo ý thích.

Trước khi Hs thực hành giáo viên cho học sinh xem một số tranh vẽ trang trí của học sinh khóa trước . Qua đó các em có thể tham khảo, rút kinh nghiệm, có mong muốn vẽ được những bài vẽ như các anh chị, có cái nhìn phù hợp với lứa tuổi.

Hoạt động 3:

Hướng dẫn HS thực hành.

- Thực hành

GV nêu yêu cầu vẽ bài.

- Cả lớp cùng vẽ và trang trí lọ hoa theo ý mình.

- GV bao quát lớp, nhắc nhở:

+ HS khá giỏi tự tạo kiểu dáng, lọ hoa để vẽ hoạ tiết trang trí sáng tạo, phù hợp với kiểu dáng lọ hoa, vẽ màu theo ý thích…

+ Có thể cho một số học sinh xé dán lọ hoa và trang trí.

+ Vẽ ít màu như cách vẽ bài trang trí cơ bản.

- Khi HS làm bài, giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn:

+ Cách vẽ hình, cách xé dán hình, lọ ( cân đối và trang trí đẹp)

+ Cách vẽ màu hoặc chọn giấy màu cho hình lọ họa tiết.

- Kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi.

- HS lắng nghe

- HS tiến hành vẽ trang trí lọ hoa theo cảm nhận riêng, vẽ màu theo ý thích…

Hoạt động 4:

Nhận xét đánh giá.

- GV chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:

- Hình dáng lọ (đẹp, cân đối).

- HS quan sát, nhận xét.

- HS trả lời, đưa ra nhận

4. Dặn dò:

- Màu sắc( có đậm, nhạt, dùng ít màu)

- GV nhận xét tiết học :

+ GV bổ sung, nhận xét và xếp loại bài.

+ Tuyên dương học sinh tích cực: Ý thức học tập tốt, hoàn thành sản phẩm tốt.

+ Động viên những học sinh vẽ chưa đẹp.

- Nhắc nhở học sinh cẩn thận với đồ dùng trong gia đình

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau:

+ Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài An toàn giao thông.

+ Mang đầy đủ dụng cụ vẽ.

- Chọn bài mình thích và giải thích.

- Lắng nghe

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tuần : 27 Thứ 2 ngày 13 tháng 3 năm 2013 Lớp : 4/5 Người soạn: Phạm Thanh Tâm Môn : Mĩ thuật Người dạy : Phạm Thanh Tâm

Bài 8: VẼ TRANH ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS quan sát, nhận biết, tìm hiểu vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.

- Biết cách vẽ tranh phong cảnh đơn giản.

2. Kĩ năng:

- Tập vẽ tranh đề tài phong cảnh theo cảm nhận riêng.

- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

3. Thái độ:

- Yêu phong cảnh thiên nhiên, quê hương, đất nước.

- Biết mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương, môi trường xung quanh .

* Tích hợp:

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.

- Ý thức bảo vệ cảnh đẹp quê hương, đất nước.

- Mở rộng kiến thức về biển đảo, từ đó giúp học sinh có ý thức biết giữ gìn, xây dựng biển đảo quê hương.

- Gọn gàng, sạch sẽ.

- Bảo vệ môi trường.

1.Giáo viên:

- Một số tranh, ảnh phong cảnh quê hương.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh:

- Tranh, ảnh phong cảnh.

- Bút chì, tẩy, vở tập vẽ, giấy A4. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Nội dung

bài dạy

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn

định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới.

- Bắt bài hát cho cả lớp hát

- Kiểm tra bài vẽ hôm trước của học sinh.

- Kiểm tra dụng cụ vẽ của học sinh.

- Nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và hỏi tranh vẽ gì

? Trong tranh có những hình ảnh nào?

Khắp đất nước ta, đâu đâu cũng có phong cảnh đẹp, song mỗi nơi đều có những nét đẹp riêng. Đôi khi chỉ là

- Học sinh hát.

- Hs lắng nghe.

- Suối - Lũy tre - Cây đa - Nhà cửa

- HS lắng nghe

Hoạt động 1:Thảo luận nhóm 4.

một hình ảnh đơn sơ, mộc mạc như cây đa, giếng nước, sân đình, một cổng làng với lũy tre xanh, một góc phố với những hàng cây…cũng có thể tạo được nên một bức tranh đẹp về phong cảnh quê hương. Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay “Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương”.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:

Tranh phong cảnh

Tranh phong cảnh quê hương vẽ những gì?

- Học sinh thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Tranh phong cảnh quê hương có thể vẽ những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước.:

- Trong tranh phong cảnh vẽ cái gì là chính?

- Màu sắc trong tranh phong cảnh như thế nào?

- Tranh vẽ cảnh biển (thôn quê, phố thị,…) có những hình ảnh nào?

- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Gọi nhóm khác bổ sung.

- Giáo viên rút ra kết luận:

+ Tuy cùng một đề tài phong cảnh nhưng nội dung, hình ảnh, màu sắc không giống nhau.

+ Đề tài phong cảnh rất phong phú về nội dung, hình ảnh. Tranh phong cảnh vẽ về cảnh vật thiên nhiên là chính, ngoài ra có thể vẽ thêm hình ảnh phụ như người, con vật… nhằm giúp bức tranh sinh động và chặt chẽ.

Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số tranh phong cảnh mà các em biết.

đồng, đồi núi, biển cả, cây cối....

Ơ

- Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính, có thể vẽ người hoặc không vẽ người. Người trong tranh phong cảnh là phụ.

{{

- Gần gũi với thiên nhiên.

+ Cảnh biển có núi, mặt biển, tàu thuyền, mây trời,

…; cảnh thôn quê có nhà tranh, cây xanh, ao …

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

ƠƠ

- Học sinh kể tên:

cảnh miền núi,

GV cho học sinh xem một số tranh, ảnh phong cảnh đẹp quê hương:

Cảnh đẹp quê hương

Để học sinh tập trung vào cảnh đẹp thân quen, giáo viên đặt câu hỏi khơi gợi sự tưởng tượng của các em.

Chỗ các em ở có cảnh gì đẹp không?

Hằng ngày đi học các em thấy phong cảnh xung quanh như thế nào?

Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở những đâu?

Phong cảnh ở đó như thế nào?

Ngoài khu vực ở và nơi đã tham quan, em đã thấy cảnh đẹp ở đâu nữa?

Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích?

hải đảo, biển…

-

- Hằng ngày đi học thấy phong cảnh xung quanh đẹp.

- Biển, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh…

- Trên tivi, sách báo…

- Hs tả lại cảnh đẹp mà các em yêu

*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.

Gv cho Hs xem một số tranh phong cảnh quê hương để gợi ý đề tài cho các em.

Tranh phong cảnh miền núi

Tranh miền biển

Giáo viên nêu: Có 2 cách vẽ đó là quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp (vẽ ngoài trời: công viên, sân trường, đường phố,…).

- Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng quan sát.

* Giới thiệu cách vẽ

- Nêu quy trình các bước vẽ:

biển, miền núi, đồng quê.

- Học sinh quan sát

+ Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.

+ Chọn hình ảnh chính cho bức tranh.

+ Sắp xếp hình ảnh chính.

+ Vẽ thêm hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lí, rõ nội dung.

+ Vẽ màu.

+ Lưu ý học sinh vẽ hết phần giấy và tô màu cho kín nền.

Có thể vẽ nét trước rồi mới vẽ màu sau nhưng cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp.

+ Trước khi học sinh vẽ, có thể cho học sinh xem tranh phong cảnh của các học sinh khóa trước gợi ý các em biết cách chọn cảnh và thể hiện.

- Giáo viên có thể vẽ lên bảng từng bước để học sinh quan sát:

- B1: Nhớ lại các hình ảnh định vẽ, vẽ phác hình ảnh chính phụ cho rõ nội dung̣.

- B2: Vẽ chi tiết hình ảnh chính phụ.

- B3: Vẽ màu theo ý thích.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh quan sát

- HS lắng nghe

Giáo viên có thể vẽ lên bảng bằng phấn màu, phấn trắng hoặc vẽ bằng giấy, sau đó treo lên bảng cho học sinh quan sát.

Vẽ phác hình ảnh chính phụ cho rõ nội dung ̣.

Vẽ chi tiết hình ảnh chính phụ

- Học sinh quan sát

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành

Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá.

4.Củng cố - Dặn dò:

Vẽ màu theo ý thích:

- Gv nêu yêu cầu vẽ bài.

- Yêu cầu học sinh chọn cảnh vật quen thuộc, dễ vẽ, phù hợp với khả năng, tránh chọn cảnh vật phức tạp, khó vẽ.

- Nhắc học sinh chọn vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm, có vẽ thêm người hoặc con vật cho sinh động.

- Trong khi học sinh vẽ, giáo viên đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, bổ sung.

- Khuyến khích học sinh vẽ màu tự do theo ý thích.

Chọn bài vẽ hoàn thành để nhận xét.

- Yêu cầu hs đọc các tiêu chí nhận xét:

+ Cách chọn cảnh( đơn giản, phù hợp) + Cách sắp xếp hình ảnh, bố cục.

+ Cách vẽ màu.

- Gv chọn một số bài để treo trên bảng.

* Nhận xét chung: Hoàn thành A

* Nhận xét riêng: Hoàn thành tốt A+.

- Nhấn mạnh những điểm tốt cần phát huy, những điểm chưa tốt cần nhấn mạnh.

- Hs lắng nghe - Hs vẽ tranh theo đề tài đã chọn.

Nêu ý kiến nhận xét theo các tiêu chí:

+ Sắp xếp bố cục cân đối.

+ Hình vẽ rõ nội dung đề tài.

+ Chọn và vẽ màu phù hợp.

- Học sinh tuyên dương nhóm có nhiều bài vẽ đẹp.

- Làm vệ sinh sạch

Gv chia lớp thành 4 tổ, các tổ trình bày sản phẩm của các bạn ở trong nhóm, nhóm nào có nhiều bài vẽ đẹp hơn sẽ được tuyên dương, khen ngợi.

* GDBVMT:

- Để trường lớp, nhà ở luôn sạch đẹp các em nên làm gì?

- Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với quê hương, đất nước?

- Chúng ta phải làm gì để giữ gìn cảnh đẹp của quê hương, đất nước, biển đảo của Tổ quốc?

GVKL: Để trường lớp, nhà ở luôn sạch đẹp ta phải biết giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi…Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, địa phương tổ chức. Có ý thức bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

- Nhận xét chung tiết học.

+ Tuyên dương những học sinh hoàn thành sản phẩm tốt + Động viên những học sinh còn yếu.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Tập nặn, tạo các hình dáng quen thuộc.

- Chuẩn bị đất nặn.

quét dọn, không xả rác bừa bãi.

[ ơ

- HS trả lời

- Có ý thức giữ gìn cảnh đẹp của quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

- Hs lắng nghe.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 80 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)