Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Vẽ tranh lớp 4

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 4

2.2. YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 4

2.3.2. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Vẽ tranh lớp 4

- Giúp cho học sinh biết cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ, màu sắc…để làm rõ nội dung.

- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, tìm hiểu thế giới xung quanh, vẽ tranh theo ý thích.

- Biết thể hiện cảm nhận thế giới xung quanh, bồi đắp tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

2.3.2.2. Đặc trưng của phân môn Vẽ tranh

Đặc trưng của môn Vẽ tranh ở Tiểu học là thông qua một đề tài cho trước (trong cuộc sống, thiên nhiên), học sinh sẽ lựa chọn những hình tượng tiêu biểu phù hợp với đề tài để vẽ. Học sinh có thể vẽ màu theo ý thích, có đậm nhạt, có nóng lạnh.

Trong mỗi đề tài có nhiều cách thể hiện hay nói cách khác người vẽ có thể vẽ nhiều tranh về một đề tài. Thông qua những hình tượng điển hình, người vẽ sẽ diễn tả tư tưởng chủ đề, ý đồ của mình. Do đó, dựa vào tranh vẽ, giáo viên có thể có đánh giá được hiểu biết của học sinh về nhiều mặt của cuộc sống. Đây cũng là cơ hội cho các em tự do tìm hiểu về thế giới xung quanh.

2.3.2.3. Các phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học phân môn Vẽ tranh lớp 4 Trong tiết dạy, giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan như: Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh tĩnh vật, tranh chân dung, sự minh họa trực tiếp cách vẽ, bố cục, màu sắc của giáo viên bằng phấn lên trên bảng, tranh của các học sinh khóa trước, biểu bảng gợi ý các bước tiến hành, một số đồ dùng dạy học phục vụ cho các hoạt động( trò chơi, thi vẽ…).

2.3.2.4. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn Vẽ tranh lớp 4 Trong dạy học phân môn này, giáo viên phải sử dụng các phương tiện trực quan như đã trình bày ở trên để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung về tranh mẫu, cách thể hiện các đối tượng chính, phụ, màu sắc được sử dụng để làm nổi bật chúng. Để tiết học có hiệu quả, giáo viên nên kết hợp với các phương pháp dạy học khác.

2.3.2.5. Ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học phân môn vẽ tranh lớp 4 Thông qua tranh, ảnh, hình vẽ minh họa, học sinh có thể dễ dàng hình dung ra đề tài chủ đề, bố cục, cách xây dựng hình tượng chính phụ. Những bài vẽ của học sinh khóa trước, giúp các em có cái nhìn phù hợp với lứa tuổi, khích lệ các em vẽ đẹp hơn.

Khi giáo viên phác hình minh họa bằng phấn lên trên bảng, học sinh sẽ hiểu bài hơn, có mong muốn vẽ được những bức tranh theo ý thích của mình.

Ví dụ khi dạy Vẽ tranh (lớp 4) bài 33: Đề tài vui chơi trong ngày hè. Ở hoạt động giới thiệu bài mới, giáo viên cho học sinh xem một số bức ảnh và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

Hoạt động tắm biển

GV: Hoạt động tắm biển thường diễn ra vào mùa nào trong năm?

HS: Mùa hè.

GV: Mùa hè là khoảng thời gian diễn ra rất nhiều hoạt động bổ ích như: Du lịch, cắm trại, vui chơi, tham gia các lẽ hội, thăm quan bảo tàng, về quê thăm ông bà…Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em có thể vẽ được những bức tranh về hoạt động vui chơi mùa hè theo ý thích của mình.

Để giúp học sinh chọn được đề tài để vẽ, giáo viên cho học sinh xem một số bức tranh về những hoạt động trong ngày hè thường gặp như:

+ Tắm biển + Thả diều + Cắm trại + Du lịch

Những hoạt động vui chơi trong mùa hè.

GV: Các bức tranh trên vẽ về những hoạt động gì?

HS:

Bức tranh 1: Tắm biển Bức tranh 2: Thả diều Bức tranh 3: Cắm trại, Bức tranh 4: Tắm biển

GV: Em hãy cho biết các hình ảnh chính trong bức tranh?

GV: Màu sắc trong tranh như thế nào?

Hs: Màu sắc tươi sáng

- Khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh, giáo viên vẽ lên bảng hoặc vẽ ra giấy ghim lên trên bảng các bước cho học sinh quan sát để dễ dàng hình dung theo 4 bước:

+ Bước 1: Tìm bố cục

+ Bước 2: Vẽ hình bằng những nét khái quát + Bước 3: Vẽ chi tiết

+ Bước 4: Vẽ màu

Bước 1: Tìm bố cục Bước 2: Vẽ hình bằng những nét k hái quát

Bước 3: Vẽ chi tiết Bước 4: Vẽ màu

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ tranh phong cảnh quê hương của học sinh các khóa trước. Đồng thời, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét các bài vẽ theo các tiêu chí về: Cách chọn cảnh, cách sắp xếp bố cục( hình ảnh chính, phụ), cách vẽ màu để rút kinh nghiệm bài vẽ của mình.

Bài vẽ của học sinh các khóa trước.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 4 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)