Phân tích các nguồn lực về cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao năng lự ạnh tranh ủa công ty tnhh tư vấn xây dựng thương mại dịh vụ 23 4 (Trang 40 - 44)

1.4 Sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

1.4.3 Phân tích các nguồn lực về cạnh tranh

Trong việc cạnh tranh trên thị trường các nguồn lực chính của công ty

bao gồm: nguồn nhân lực, vật lực, tài lực. Các nguồn lực này sẽ tạo nên sức mạnh để cạnh tranh về sáu lãnh vực đã nêu ở trên.

1. Nguồn nhân lực:

Đây là nguồn lực lớn nhất quyết định phần lớn đến thành bại trong các lãnh vực cạnh tranh. Phải nói rằng trong lãnh vực hoạt động xây dựng đặc biệt là tư vấn xây dựng nguồn nhân lực rất quan trọng. Một công ty mạnh khi có đủ nguồn nhân lực để dảm đương các vị trí, tiếp thu kĩ thuật công nghệ mới, đưa ra chiến lược phát triển của công ty. Nếu nguồn nhân lực của công ty không đủ về số lượng, chất lượng kém thì chắc chắn công ty không thể mạnh được trong cạnh tranh so với các đối thủ.

Do vậy việc chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực của lãnh đạo được coi là tiêu chí đầu tiên quyết định đến sức mạnh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành xây dựng để chứng minh điều này:

trong rất nhiều doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam hiện nay nếu nhìn bề ngoài cơ sở vật chất đồ sộ, trang thiết bị tương đối nhiều nhưng trong cơn bão táp của thị trường xây dựng các doanh nghiệp này hoàn toàn không mạnh. Nó thể hiện quá thiế côngu ăn việc làm, hoạt động không có hiệu quả, lợi nhuận thấp v.v… như thế đã nói lên rằng nguồn nhân lực chưa xứng tầm, doanh nghiệp chưa thể coi là mạnh thậm chí còn lao đao trong cơ chế thị trường.

Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua khả năng đủ kiến thức tiếp thu và điều hành công nghệ mới. Dám nghĩ, dám làm trong việc tiếp thu công nghệ mới tiên tiến.

Đã đến lúc việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực phả theo tiêu chí i chung. Nếu chỉ chú trọng vào yếu tố chính trị thì doanh nghiệp không thể coi là mạnh. Cụ thể các DN như Vinaconex cotecons v.v… đội ngũ nhân lực đã - nắm bắt được công nghệ mới, áp dụng trong các công trình xây dựng đòi hỏi về chất lượng, tiến độ theo yêu cầu đây mới được coi là các đơn vị mạnh thực

sự đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường xây dựng.

Theo thống kê các công trình đầu tư XD tại Việt Nam hiện nay. Những công trình tầm cỡ như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Cầu Cần Thơ, các nhà máy thủy điện, khí nhiệt điện v.v… đều do các tập đoàn nước ngoài trúng thầu xây dựng. Sau đó những tập đoàn này thường chuyển nhượng cho các đơn vị vệ tinh thi công là các doanh nghiệp trong nước. Do đó một lần nữa chứng minh các doanh nghiệp XD của ta nhiều nhưng không mạnh, ngoài yếu tố nguồn vốn, một phần rất quan trọng là do nguồn nhân lực của ta không nắm bắt được các công nghệ mới không đủ tiền vốn và đấu thầu thua ngay trên sân nhà. Một lần nữa nói lên chất lượng nhân lực là khâu vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.

2. Nguồn vật lực:

Nguồn vật lực ở đây được hiểu là nhà xưởng, thiết bị máy móc dùng trong hoạt động của doanh nghiệp. Một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có nhà xưởng, máy móc thiết bị đầy đủ phù hợp với công năng được xem là một trong những yếu tố tạo thành sức mạnh tronh lĩnh vực cạnh tranh.

Cứ nhìn vào cơ sở vật chất hạ tầng: nhà xưởng, máy móc thiết bị của một doanh nghiệp ta có thể khẳng định một phần sức mạnh của nó. Một doanh nghiệp xây dựng không đủ nhà xưởng để sản xuất, thiết bị máy móc để thi công thì không thể coi là một doanh nghiệp có sức mạnh.

Thật vậy trên một công trường không có đủ máy móc thiết bị để thi công thì sẽ gây ách tắc đến tiến độ và việc đầu tiên người ta nhận xét “lực lượng thi công” là yếu kém.

Vật lực ở đây bao gồm sở hữu của doanh nghiệp cũng như trang thiết bị máy móc mà đơn vị thuê mướn. Nếu như thế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng hiện nay có rất nhiều đơn vị có nguồn vật lực mạnh nhưng không chỉ dựa vào sức riêng mình mà còn có thể liên doanh, liên kết, hợp đồng thuê

mướn.

Ngược lại ta có thể thấy cũng có nhiều doanh nghiệp có nguồn vật lực dồi dào, nhưng vẫn bị coi là yếu vì nguồn vật lực này lạc hậu không còn phù hợp với công nghệ thi công hiện nay hoặc sử dung kém hiệu quả, phi kinh tế.

Điều này các doanh nghiệp xây dựng cần lưu ý: trong điều kiện nguồn vốn của doanh nghiệp có hạn trang bị (vật lực) hạn chế thì biện pháp thuê mướn trang thiết bị phải đặt ra. Tránh tư tưởng chỉ chú ý đầu tư trang thiết bị của riêng mình mà phải biết lợi dụng các doanh nghiệp bạn có sẵn. Điều này vẫn phù hợp và không ảnh hưởng đến sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp khi đánh giá về nguồn lực của doanh nghiệp.

3. Nguồn tài lực

Đây chính là nguồn đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Để có điều kiện đầu tư doanh nghiệp phải có nguồn tài chính nhất định, nguồn tài chính của doanh nghiệp càng dồi dào thì cơ hội đầu tư của doanh nghiệp càng lớn.

Một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp chính là khả năng tài chính của doanh nghiệp. một doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp có khả năng tài chính và các chỉ tiêu về tài chính phải được đánh giá tốt theo các tiêu chí của nhà nước.

Ở nước ta về việc đánh giá thương hiệu của các đơn vị xây dựng hầu như chưa có nhưng đối với các nước tiên tiến giá trị thương hiệu là nguồn tài lực hết sức quan trọng, nó thể hiện sức mạnh cạnh tranh của các tập đoàn, doanh nghiệp.

Với đặc thù của ngành xây dựng nguồn tài chính r quan trọng trong ất khâu đánh giá sức mạnh cũng như việc đầu tư, đấu thầu công trình. Chính trong khâu này mà các doanh nghiệp xây dựng trong nước thường bất lợi so với các tập đoàn tài chính nước ngoài vì thiếu năng lực tài chính (tài lực).

Nói tóm lại, tài lực là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá sức

mạnh c nh tranh của doanh nghiệp: dựa vào nguồn tài lực (tài chính) của một ạ doanh nghiệp mà người ta có thể đánh giá sức mạnh cạnh tranh của nó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao năng lự ạnh tranh ủa công ty tnhh tư vấn xây dựng thương mại dịh vụ 23 4 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)