1.5. Các mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.5.2. Mô hình phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Bản phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động. Mô hình 1. sau đây cho chúng ta thấy việc 5 phân tích SWOT liên quan như thế nào đến việc nghiên cứu môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.
Nghiên cứu môi trường
Phân tích Bên trong Phân tích Bên ngoài
Điểm
mạnh Điểm
yếu
Cơ hội Nguy
cơ
Ma trận SWOT
Hình 1.5 Khung phân tích SWOT :
Qua việc phân tích như vậy sẽ nhận dạng được những nhân tố bên ngoài có tác động và những nhân tố bên trong, những nhân tố ảnh hưởng tốt và những nhân tố ảnh hưởng xấu. Từ đó:
- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội.
- Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.
- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án ST thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.
- Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án SW thích hợp. Chiến lược này nhằm giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Các kết hợp này được thể hiện trên ma trận SWOT dưới đây:
SWOT
Cơ hội (O) - O1 - O2 - O3 - O4
Nguy cơ (T) - T1 - T2 - T3 - T4 Điểm mạnh (S)
- S1 - S2 - S3 - S4
Phối hợp S-O
Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.
Phối hợp S-T
Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua mối đe dọa.
Điểm yếu (W) - W1 - W2 - W3 - W4
Phối hợp W-O Tận dụng cơ hội để khắc
phục điểm yếu.
Phối hợp W-T
Giảm thiểu các điểm yếu và tránh mối đe dọa.
Hình 1.6: Ma trận SWOT Quá trình kết hợp này tạo thành 4 cặp chiến lược:
Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của tổ chức để tận dụng những cơ hội bên ngoài để bành trướng và phát triển đa dạng hóa.
- Phối hợp ST: Chiến lược maxi-mini
Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của tổ chức để tránh khỏi những hiểm họa, giảm tác động của các nguy cơ đe dọa.
- Phối hợp WO: Chiến lược mini-maxi
Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Phối hợp WT: Chiến lược mini-mini
Là chiến lược phối hợp những mặt yếu và nguy cơ. Cần thiết phải giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh các mối đe dọa từ bên ngoài bằng cách đưa ra các kế hoạch phòng thủ.
Ngoài hai mô hình phân tích nêu trên, còn có nhiều cách phân tích khác nhau được sử dụng với những mục đích cụ thể, tùy thuộc vào những ưu điểm riêng của chúng. Các mô hình nghiên cứu ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm của BCG, Mc Kinsey và của Arthur D.Litlle (ADL) nhấn mạnh đến sự phân khúc của các sản phẩm và đưa ra các chiến lược của từng phân khúc cho phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Trong khi đó, mô hình của Michael Porter thì lại đưa ra một cái nhìn chung về cấu trúc ngành kinh doanh và hệ thống cạnh tranh. Trong phạm vi luận văn này sẽ áp dụng mô hình SWOT để phân tích những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì mô hình này đảm bảo được yêu cầu xét đến cả các yếu tố tác động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Tóm tắt chương 1
Từ 6 lãnh vực tạo thế cạnh tranh liên hoàn: cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về chất lượng thời gian, không gian, dịch vụ, thương hiệu và giá cả. Doanh nghiệp sẽ biết mình phải cạnh tranh về những lãnh vực nào hay nói một cách khác đây cũng chính là các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về các nguồn lực về cạnh tranh của doanh nghiệp phải kể đến: nguồn nhân lực, nguồn vật lực và tài lực. Cả ba nguồn lực đều đóng vai trò quan trọng trong lãnh vực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để đảm bảo cho doanh nghiệp được thắng lợi trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp phải phân tích được các đối thủ cạnh tranh: trước hết phải nhận dạng được các đối thủ trên quan điểm ngành cũng như quan điểm thị trường.
Sao đó ta phải nhận dạng được chiến lược cạnh tranh của các đối thủ, mục tiêu của các đối thủ, đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và cuối cùng doanh nghiệp phải thiết kế được những chiến lược cạnh tranh cụ thể cho doanh nghiệp của mình.
Căn cứ vào những đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực xây dựng, khai thuê hải quan và kinh doanh bất động sản trong chương 2 căn cứ vào những lí thuyết về cạnh tranh đã được trình bày trong chương 1 chúng ta sẽ đi sâu về phân tích về sự cạnh tranh của công ty TNHH tư vấn xây dựng, thương mại, dịch vụ 23 4. -
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI– –
– DềCH VUẽ 23-4