Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao hiệu quả quản lý thi công xây dựng tại công ty cp xây dựng sonadezi (sonacons) (Trang 24 - 31)

1.2. Nội dung quản lý thi công xây dựng

1.2.2. Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh

a. Khái niệm.

Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh xây dựng là sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân, quá trình và những hoạt động trong doanh nghiệp xây dựng nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.

Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh xây dựng gồm hai phần:

− Tổ chức cơ cấu (phần tĩnh): bao gồm cơ cấu tổ chức của chủ thể quản lý và cơ cấu công việc sản xuất kinh doanh (đối tượng bị quản trị).

− Tổ chức quá trình (phần động): bao gồm quá trình quản trị của chủ thể quản trị và quá trình công việc sản xuất kinh doanh của đối tượng bị - quản trị.

Nội dung trên được mô tả ở hình 1-2 và hình 1-3.

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Hình 1- 2: Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh xây dựng

Tổ chức cơ cấu (phần tĩnh)

Tổ chức cơ cấu bộ máy của chủ thể quản trị kinh

doanh xây dựng

Tổ chức quá trình (phần động) (

Tổ chức cơ cấu công việc sản xuất kinh doanh xây

dựng (đối tượng bị quản

trị)

Tổ chức quá trình quản trị của chủ thể quản trị kinh doanh xây dựng

Tổ chức quá trình công việc sản xuất – kinh doanh (đối tượng bị

quản trị) Tổ chức hoạt động

Quản trị kinh doanh xây dựng

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ Hệ thống sản xuất – kinh doanh

của doanh nghiệp xây dựng

Bộ phận chủ thể quản trị doanh nghiệp xây dựng Bộ máy quản trị

(phần tĩnh)

Quá trình quản trị (phần động) Cơ cấu tổ

chức bộ máy quản trị

Chức năng quản trị

Cán bộ quản trị

Quá trình quản trị trung

tâm (quyết định)

Quá trình quản trị công việc sản xuất – kinh doanh

Quá trình quản trị con

người lao động

Bộ phận sản xuất kinh doanh xây dựng (bị quản trị)

Tập thể những người lao động và phương thức kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng

Cơ cấu sản xuất - kinh doanh (phần tĩnh)

Quá trình sản xuất - kinh doanh (phần động)

Sản phẩm xây dựng

Thị trường đầu ra

Hình 1-3: Hệ thống sản xuất kinh doanh xây dựng– b. Tổ chức bộ phận chủ thể quản trị doanh nghiệp xây dựng.

− Một số mô hình tổ chức:

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

• Cơ cấu theo trực tuyến:

Hình 1- 4: Mô hình tổ chức cơ cấu theo trực tuyến

Thường dùng cho các tổ xây dựng, đội xây dựng. Có ưu điểm là đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, do đó dễ dàng qui trách nhiệm cho các cấp.

Nhược điểm là tập trung gánh nặng vào quản lý cấp cao, đội trưởng, các tổ trưởng, đòi hỏi họ phải có những hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực và chuyên môn khác nhau; Khi qui mô công việc tăng lên thì các bộ phận trực thuộc cũng tăng lên dẫn đến việc khó kiểm soát.

Cơ cấu theo chức năng.

Hình 1-5: Mô hình tổ chức cơ cấu theo chức năng

QUẢN LÝ 1

QUẢN LÝ 3.1 QUẢN LÝ 3.2 QUẢN LÝ 3.3

QUẢN LÝ 2.1 QUẢN LÝ 2.2 QUẢN LÝ 2.3

MARKETING SẢN XUẤT TÀI CHÍNH

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÔNG TY A CÔNG TY B CÔNG TY C

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Nguyên tắc của cơ cấu theo chức năng là tổ chức ra các phòng ban hay bộ phận chức năng, các bộ phận này sẽ trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc phạm vi chức năng của mình, nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý cấp cao. Cơ cấu theo chức năng chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp có tính đặc thù cao, khi các hoạt động giữa các bộ phận tương đối độc lập với nhau.

Ưu điểm:

 Phản ánh hợp lý các chức năng nhiệm vụ.

 Tuân theo nguyên tắc chuyên môn hoá ngành nghề, phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng, do đó tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo.

 Tạo ra được các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.

Nhược điểm:

 Các cấp dưới nhận nhiều mệnh lệnh từ cấp trên dẫn đến không có sự thống nhất về các quyết định.

 Các bộ phận chức năng có thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn đến có sai lầm xảy ra thì khó qui trách nhiệm cho ai.

Cơ cấu trực tuyến chức năng.

Hình 1-6: Mô hình tổ chức cơ cấu trực tuyến - chức năng

QUẢN LÝ 1

QUẢN LÝ 2.1 QUẢN LÝ 2.2 QUẢN LÝ 2.3

CHỨC NĂNG 1 CHỨC NĂNG 2 CHỨC NĂNG 3

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Là kiểu cơ cấu trong đó có nhiều cấp quản lý và các bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho các nhà quản lý cấp trung và cao.

a. Quan hệ quản lý trực tuyến từ trên xuống dưới vẫn tồn tại, nhưng để giúp người quản lý ra các quyết định đúng đắn còn có các bộ phận chức năng giúp việc trong các lĩnh vực chuyên môn.

b. Các đơn vị này không ra quyết định trực tiếp mà tham mưu cho người quản lý cấp cao trong việc chuẩn bị ban hành và thực hiện các qui định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.

Ưu điểm:

 Đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh.

 Giảm bớt gánh nặng cho người quản lý.

 Qui định rõ trách nhiệm cho người thực hiện.

Nhược điểm:

 Có nhiều tranh luận xảy ra.

 Hạn chế một phần chuyên môn.

 Xu hướng can thiệp của các đơn vị chức năng.

Loại cơ cấu này được dùng phổ biến cho mọi loại hình tổ chức doanh nghiệp xây dựng, vì nó thể hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản trị.

Cơ cấu theo dự án.

Hình 1-7: Mô hình tổ chức cơ cấu theo dự án

DỰ ÁN 1 DỰ ÁN 2 DỰ ÁN 3

QUẢN LÝ 1

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Đối với các doanh nghiệp xây dựng có nhiều công trường, mỗi công trường có giá trị xây lắp lớn và thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau thì bộ máy quản lý tổ chức theo kiểu dự án. Trong mỗi dự án, tuỳ theo qui mô có thể lựa chọn cơ cấu theo kiểu trực tuyến – chức năng.

Ưu điểm:

 Linh hoạt trong điều động nhân sự.

 Thúc đậy sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức.

 Phát huy vai trò ra quyết định, thông tin và giao tiếp.

Nhược điểm:

 Có sự mâu thuẫn về quyền hạn trong tổ chức.

 Có khả năng có sự không thống nhất về mệnh lệnh theo chiều dọc và chiều ngang.

Cơ cấu theo kiểu dự án phù hợp với những tổng công ty lớn.

Cơ cấu theo ma trận.

Các cấp quản lý phía dưới vừa chịu sự quản lý theo chiều dọc từ trên trên xuống, đồng thời chịu sự quản lý theo chiều ngang.

Hình 1-8: Mô hình tổ chức cơ cấu theo ma trận

CHỨC NĂNG 1

QUẢN LÝ 1

BỘ PHẬN 2 BỘ PHẬN 3

CHỨC NĂNG 2 CHỨC NĂNG 3

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

 Các bộ phận chức năng được thiết kế để giúp người quản lý cấp cao trong các công việc thuộc chức năng đó ở qui mô toàn doanh nghiệp lớn.

 Các bộ phận trực thuộc được tổ chức tương đối độc lập, trong mỗi bộ phận này thì cũng chỉ có các đơn vị chức năng nhưng chỉ ở phạm vi của bộ phận đó, tuỳ theo qui mô mà tổ chức theo kiểu trực tuyến hay chức năng.

Cơ cấu này thường áp dụng để thực hiện các dự án xây dựng của doanh nghiệp xây dựng.

Cơ cấu khung.

Chỉ duy trì một bộ phận lực lượng cốt cán làm khung thường xuyên, còn một bộ phận sẽ được tuyển dụng tạm thời tuỳ theo tình hình công việc xây dựng. Loại cơ cấu này được áp dụng phù hợp với ngành xây dựng.

Chỉ từ việc chọn lựa phương pháp quản lý thích hợp, doanh nghiệp xây dựng mới mong đạt được hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao hiệu quả quản lý thi công xây dựng tại công ty cp xây dựng sonadezi (sonacons) (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)