Hạn chế rủi ro do những yếu tố tác động bên trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao hiệu quả quản lý thi công xây dựng tại công ty cp xây dựng sonadezi (sonacons) (Trang 127 - 147)

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thi công xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi (Sonacons)

3.3. Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thi công xây dựng

3.3.3. Hạn chế rủi ro do những yếu tố tác động bên trong

Lựa chọn các dự án có tiềm năng về vốn khi tham gia đấu thầu:

Phòng Tiếp thị Dự thầu cần tăng cường năng lực thu thập và nắm bắt - thông tin liên quan đến dự án và gói thầu để giúp cho Ban tổng giám đốc quyết định có tham gia hay không tham gia đấu thầu; Nâng cao trình độ kỹ thuật xây dựng hồ sơ dự thầu.

Xác định chính xác khối lượng công việc trên hồ sơ thiết kế là công việc rất qua trọng, nó ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chi phí thi n công. Nhà quản lý phải kiểm soát được khối lượng các công tác thì mới điều hành hiệu quả các hoạt động tại công trường.

Quản lý chặt chẽ kiểm định chất lượng là biện pháp giảm thiểu sự cố công trình.

An toàn lao động: Công ty phải thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho người lao động. Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động khi làm việc, thực hiện lập đầy đủ các phương án, biện pháp, kỹ thuật an toàn trước khi tổ chức thi công. Đồng thời duy trì công tác giám sát kỹ thuật an toàn một cách thường xuyên và thực hiện tốt mạng lưới an toàn có hệ thống đảm bảo hạn chế đến mức tối thiểu sự cố hoặc tai nạn lao động xảy ra khi thi công. Đồng thời Công ty cần mua bảo hiểm các máy móc thiết bị phục vụ thi công.

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Quyết toán công trình, thu nợ: Thời gian quyết toán, thu hồi vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành thường diễn ra chậm cũng tác động tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để giảm tác động này, ngoài các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý như đã nêu trong phần giao quyền tự chủ cho các Xí nghiệp, Công ty yêu cầu các xí nghiệp khi công trình hoàn thành xong phải tích cực đôn đốc chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu, lập quyết toán khối lượng, thanh toán đúng hạn các hợp đồng đã bàn giao.

Quy định bắt buộc việc mua bảo hiểm công trình đối với các Xí nghiệp thi công. Chính đơn vị bảo hiểm sẽ hoạt động như một đơn vị tư vấn trong việc thẩm tra, thiết kế, thi công, tính an toàn, hạn chế rủi ro cho các công trình, nhất là các công trình cần có tính an toàn cao, có yêu cầu đặc biệt như: nhà cao tầng, công trình ngầm,…

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.

Chương 3, bài viết đã đưa ra c c giải pháp á thiết thực, có thể áp dụng được ngay nhằm nâng cao chất lượng quản lý thi công xây dựng của công ty Sonacons như:

- Giải pháp liên quan đến cơ cấu tổ chức: giải pháp này một mặt nâng cao hiệu quả quản lý, làm cho bộ máy bớt cồng kềnh nhưng tăng cường tính hiệu lực trong quản trị; Mặt khác tạo tiền đề cho việc tăng quy mô, tăng nguồn lực hữu dụng cho công ty Sonacons để có điều kiện để mở rộng hoạt động ngày càng lớn hơn, phát triển thêm lãnh vực chuyên môn hóa.

- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: giải pháp đề nghị bổ sung một số yếu tố trong tuyển dụng và tạo môi trường cho sự phát triển của mỗi thành viên trong Công ty. Tác động liên đới của giải pháp về cơ cấu tổ chức nêu trên đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khi cơ cấu đã thông thoáng, các xí nghiệp làm ăn hiệu quả, môi trường công tác được cải thiện, mở rộng, các xí nghiệp sẽ phát sinh nhu cầunhân lực và đủ điều kiện đ chiêu dụể , giữ chân được người tài.

- Giải pháp cải tiến biện pháp quản trị chất lượng thi công: nhằm bổ khuyết quy trình quản lý chất lượng, làm cho việc kiểm soát chất lượng đi sâu vào những công tác cụ thể tại công trường, giảm nhẹ công tác kiểm tra nhưng lại tăng hiệu lực kiểm tra.

- Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến các rủi ro trong thi công xây dựng và biện pháp phòng ngừa.

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

PHẦN KẾT

Với mục đích tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Công ty cổ phần xây dựng Sonadezi, luận văn đã nghiên cứu các lý thuyết về quản trị, đặc biệt là lý thuyết quản trị kinh doanh xây dựng theo định hướng có thể áp dụng vào thực tế quản lý thi công xây dựng tại công ty Sonacons.

Trong chương 2, luận văn đã đi sâu phân tích các nội dung quản lý của công ty Sonacons, qua đó tìm ra được những mặt hạn chế trong công tác quản lý thi công xây dựng của công ty như sau:

− Cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý.

− Chưa rõ ràng trong việc phân quyền cho các Xí nghiệp trực thuộc.

− Công ty còn lúng túng về những giải pháp phát triển nguồn lực.

− Lãnh đạo công ty chưa quan tâm đúng mực đến công tác nhân lực.

− Biện pháp quản trị chất lượng thi công chưa đạt hiệu quả cao.

− Chưa quan tâm đầy đủ đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Từ đó tại chương 3, bài viết đã đề nghịcác giải pháp thiết thực, có thể áp dụng được ngay nhằm nâng cao chất lượng quản lý thi công xây dựng của công ty Sonacons như:

− Giải pháp liên quan đến cơ cấu tổ chức.

− Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

− Giải pháp cải tiến biện pháp quản trị chất lượng thi công.

− Biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Tóm lại muốn mở rộng qui mô không đơn giản là Công ty lập thêm vài xí nghiệp thi công nữa, mà cần tạo điều kiện, môi trường cho chính các xí nghiệp tự phát triển, bởi vì theo quan điểm của bài viết, mục tiêu chính của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, động lực thúc đẩy cũng là lợi nhuận, khi xí nghiệp được hưởng lợi trên công sức của mình, họ sẽ tìm mọi cách và có điều

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

kiện để mở rộng hoạt động ngày càng lớn hơn, phát triển thêm lãnh vực chuyên môn hóa. Tác động liên đới của giải pháp về cơ cấu tổ chức nêu trên đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khi cơ cấu đã thông thoáng, các xí nghiệp làm ăn hiệu quả, môi trường công tác được cải thiện, mở rộng, các xí nghiệp sẽ phát sinh nhu cầu nhân lực và đủ điều kiện để chiêu dụ, giữ chân được người tài.

Với ưu thế và nền tảng có sẵn, việc áp dụng các giải pháp nêu trên đối với công ty Sonacons là điều khả thi, lợi ích mang lại là quy mô, nguồn lực của Công ty sẽ lớn mạnh hơn, tốc độ phát triển của công ty sẽ nhanh hơn, hiệu quả quản lý ngày càng được nâng cao.



1. GS.TS. Nguyễn văn Chọn (2004), Quản lí nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.

2. Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn thị Mai (2003), Giáo trình kinh tế xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội

3. PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng (2005), Khoa học công nghệ và tổ chức xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Đình Thám, Ths. Nguyễn Ngọc Thanh (2006), Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. PGS. Lê Kiều (2006), Tổ chức sản xuất xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

6. TS. Lê Hồng Thái (2007), Tổ chức thi công xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

7. TS. Phạm Thu Hà (2007), Giáo trình Môn học Quản lý Dự án, Hà Nội.

8. Các số liệu, tài liệu cập nhật cụ thể của Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi từ năm 2003 đến năm 2007.

9. Các quy trình, quy định cụ thể của Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi từ năm 2003 đến năm 2007.

E-mail: contact@sonacons.com.vn

QUY TRÌNH

KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH THI CÔNG QT 7.5 (01)

LầN BAN HàNH: 02 NGàY HIệU LựC:

15/09/2007 Số TRANG Kể Cả BìA:

10

NGƯờI SOạN THảO:

Chu Biên Cương Ngày 15/09/2007

ĐạI DIệN LãNH ĐạO CHấT LƯợNG

Lê Anh Hoàn Ngày 15/09/2007

TổNG GIáM ĐốC

Trương Minh Hoàng Ngày 15/09/2007

NộI DUNG

I. MụC ĐíCH:

- Đưa ra cách thức để kiểm soát quá trình thi công các công trình xây dựng do công ty thực hiện nhằm đảm bảo thoả mãn các yêu cầu của công trình.

II. PHạM VI áP DụNG:

- Đối tượng áp dụng: Các công trình xây dựng do công ty thực hiện

- Trách nhiệm áp dụng: các phòng của công ty, ban quản lý nhà, các xí nghiệp trực thuộc.

III. ĐịNH NGHĩA :

- Hồ sơ hợp đồng: là tập hợp toàn bộ các hồ sơ được cập nhật đến thời điểm ký hợp đồng có liên quan hoặc được xem như một phần của hợp đồng. Hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm:

a) Các bản hợp đồng (Contract agreement) b) Các điều kiện hợp đồng (Contract condition) c) Bản vẽ hợp đồng (Contract drawing)

d) Yêu cầu kỹ thuật (Specification).

e) Các biên bản làm việc với khách hàng và các bên có liên quan đến dự án.

f) Các văn bản nhận từ khách hàng và các bên có liên quan đến dự án.

g) Các văn bản gởi đến khách hàng và các bên có liên quan đến dự án.

h) Các tài liệu khác có liên quan đến dự án.

- Khởi công công trình: Là việc triển khai những công tác ban đầu như: bàn giao mặt bằng công trình, văn phòng công trường, láng trại thi công, điện, nước, đường tạm phục vụ thi công, san lấp mặt bằng...

- Kế hoạch chất lượng Dự án: Là hồ sơ được lập cho từng dự án nhằm cung cấp đầy đủ và cô đọng những nội dung cần thiết sao cho việc thực hiện dự án đạt được yêu cầu của dự án.

- Hồ sơ hoàn công lưu trữ- : Là toàn bộ hồ sơ thể hiện toàn bộ diễn tiến của quá trình triển khai dự án bao gồm:

a) Danh mục tài liệu.

b) Hồ sơ hợp đồng.

c) Kế hoạch chất lượng dự án, Kế hoạch kinh phí dự án.

d) Những hồ sơ thực hiện và những thay đổi trong quá trình triển khai dự án.

e) Nhật ký công trường.

f) Hồ sơ quản lý chất lượng (các biên bản nghiệm thu, bàn giao, thanh lý).

g) Bản vẽ hoàn công.

h) Hồ sơ bảo hành (được bổ sung khi có biên bản kết thúc bảo hành).

- Ban Chỉ Huy Công Trường (viết tắt là BCHCT): Là tập hợp những nhân sự được bổ nhiệm theo từng dự án để trực tiếp thi công công trình, thực hiện theo Quy định Chức năng Nhiệm vụ của BCHCT QĐNB 02- -PTH.

- Đơn vị thi công: Là các xí nghiệp, các đội thi công thuộc công ty hoặc các thầu phụ của công ty tham gia thi công công trình.

IV. MÔ Tả:

Bước 1: Thông báo khởi công- Giao nhận hồ sơ hợp đồng

- Thông báo giao thầu từ khách hàng sẽ được Tổng giám đốc phân phối đến các phòng chức năng.

- Khi nhận được thông báo giao thầu, Trưởng Phòng Kỹ thuật Thi công lập Thông báo - khởi công theo mẫu BM01-PTC trình Tổng Giám đốc phê duyệt và phân phối.

- Trưởng Phòng Tiếp thị Dự thầu nhân bản và bàn giao hồ sơ hợp đồng- cho phòng Tài chính - Kế toán (bản chính), Phòng Kỹ thuật Thi công và Giám Đốc Xí Nghiệp hoặc - Giám Đốc Dự án. Trường hợp chưa có hồ sơ hợp đồng, Trưởng Phòng Tiếp thị - Dự thầu bàn giao những hồ sơ dự thầu có giá trị thực hiện cho Trưởng phòng Kỹ thuật thi công và Giám Đốc Dự án để triển khai trong khi chờ hợp đồng. Với những tài liệu hợp đồng cần bổ sung, Trưởng Phòng Tiếp thị Dự thầu tiếp tục thực hiện và bàn giao - ngay sau khi hoàn tất.

- Hồ sơ bàn giao phải được liệt kê đầy đủ theo quy định của công ty.

Bước 2: Khởi công thi công công trình Họp triển khai dự án-

- Các bộ phận có liên quan thực hiện những công việc cần làm theo Thông Báo khởi Công được duyệt.

- Giám Đốc Dự án làm việc với đại diện khách hàng để nhận mặt bằng thi công theo biểu mẫu Biên bản bàn giao mặt bằng thi công A-B BM02-PTCvà khởi công thi công công trình.

- Phòng Kỹ thuật thi công điều hành họp triển khai dự án với các nội dung sau:

+ PhòngTiếp thị Dự thầu tóm tắt dự án và điều kiện hợp đồng.

+ Giám Đốc Dự án trình bày biện pháp thực hiện hợp đồng: mặt bằng thi công, tổ chưc bộ máy BCHCT, phương án thi công tổng quát, tiến độ thi công và các mốc tiến độ, bố trí các đơn vị thi công, kiến nghị hổ trợ từ công ty.

+ Tổng giám đốc quyết định phương thức quản lý dự án và các nguồn lực chủ yếu (điều động thành viên BCHCT, chọn lựa đơn vị thi công, hạn mức kinh phí...).

+ Xác định các tiện ích phải có khi thiết lập công trường (văn phòng công trường, trang bị văn phòng, bảng tên công trường, đường công vụ, hàng rào tạm...).

Biên bản cuộc họp lập theo mẫu “Biên bản họp triển khai dự án” BM03-PTC và phân phối theo qui định.

Bước 3: Lập các Kế hoạch dự án.

- Giám Đốc Dự án lập Kế hoạch chất lượng dự án gởi Phòng Kỹ thuật thi công xem xét và trình duyệt theo “Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chất Lượng Dự án”.

- Giám Đốc Dự án lập Kế hoạch kinh phí dự án (bao gồm Dự toán thi công và kế hoạch tài chính) gởi Phòng Kỹ thuật thi công xem xét và trình duyệt theo “Hướng Dẫn Lập và Quyết Toán Kinh Phí Dự án”.

- Giám Đốc Dự án thực hiện phân phối các kế hoạch nói trên theo qui định.

Bước 4: Công tác triển khai Thiết lập công trường“ ”:

- Thiết lập công trường: Giám Đốc Dự án phải thực hiện các việc sau:

+ Lắp đặt văn phòng công trường cùng các trang thiết bị như đã xác định trong cuộc họp triển khai dự án.“

+ Lập các công trình tạm và các tiện ích công trường theo kết luận của cuộc họp triển khai dự án.

+ Phân công người làm nhiệm vụ thư ký công trường để thiết lập hệ thống file hồ sơ theo quy định của “Quy trình kiểm soát hồ sơ”.

Với những công trình không tổ chức họp triển khai dự án, Giám Đốc Dự án thực hiện thiết lập công trường theo các yêu cầu của “Thông Báo Khởi Công”.

- Lập bảng phân công nhiệm vụ: Giám Đốc Dự án lập Phiếu phân công nhiệm vụ cho Chỉ Huy Trưởng Công TrườngNhân viên phụ trách Hợp đồng. Chỉ Huy Trưởng Công Trường lập Phiếu phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác trong BCHCT. áp dụng biểu mẫu “Phiếu phân công nhiệm vụ” BM18-PTH

Các hồ sơ tài liệu có liên quan được bàn giao cho từng thành viên trong BCHCT.

- Lập Hợp đồng thầu phụ: thực hiện theo Qui trình mua hàng.

- Bàn giao mốc công trình: Chỉ Huy Trưởng Công Trường tiến hành bàn giao mốc thi công cho các đơn vị thi công theo biểu mẫu “Biên bản bàn giao mốc thi công” BM04- PTC, GĐDA ký xác nhận kiểm soát.

Bước 5: Công tác điều hành thi công 1/ Những công tác thường xuyên:

- Chỉ thị thi công: Khi cần thiết, Giám Đốc Dự án hoặc Chỉ Huy Trưởng Công Trường ban hành “Chỉ thị thi công” theo biểu mẫu BM05-PTC cho các đơn vị thi công thực hiện.

- Biện pháp thi công: Đối với những loại công tác mà theo yêu cầu của kế hoạch chất lượng cần phải lập biện pháp thi công thì đơn vị thi công phối hợp với BCHCT lập

“Biện pháp thi công” trình Chỉ Huy Trưởng Công Trường phê duyệt trước khi thực hiện. Nội dung của biện pháp thi công thực hiện theo biểu mẫu: BM06-PTC.

Đối với các công tác thi công mà Kế hoạch chất lượng dự án không yêu cầu phải lập biện pháp thi công, BCHCT phải thống nhất với đơn vị thi công về biện pháp thi công trước khi tiến hành.

- Nghiệm thu định vị: Chỉ Huy Trưởng Công Trường thực hiện “Biên bản nghiệm thu định vị” theo biểu mẫu BM07-PTC.

- Trình mẫu vật tư: Chỉ Huy Trưởng Công Trường trình các mẫu vật tư theo yêu cầu hợp đồng cho khách hàng xem xét chấp thuận theo Phiếu Yêu Cầu Xét Duyệt: BM11- PTH và lập “Bảng theo dõi trình duyệt mẫu vật tư” theo biểu mẫu BM08-PTC. Kế hoạch kiểm soát vật tư tổng quát bắt buộc phải có trong Kế hoạch chất lượng dự án.

- Cung ứng vật tư: Thực hiện theo quy định hiện hành của công ty.

- Thực hiện và kiểm tra theo dõi: Khi tiến hành một loại công tác, giám sát kỹ thuật và đơn vị thi công phải hoàn tất kiểm tra phần việc theo bộ biểu mẫu Phiếu kiểm tra công việc thực hiện (Checklist) có sự xác nhận của CHTCT và GS A (nếu cần) trước khi thực hiện một loại công tác tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao hiệu quả quản lý thi công xây dựng tại công ty cp xây dựng sonadezi (sonacons) (Trang 127 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)