CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Đánh giá tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Tình hình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
* Số lượng công trình xây dựng thuộc các Bộ, Ngành theo phân cấp:
Bảng 2.1: Số lượng CT XD thuộc các Bộ, Ngành phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Loại Công Trình
Đang thi công Đã hoàn thành
Cấp công trình Cấp công trình Đặc
biệt I II III IV Đặc
biệt I II III IV
Dân dụng 0 0 0 0 30 0 0 0 0 14
Công nghiệp 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0
Giao thông 0 0 0 0 0 0 0 0 7 0
Thuỷ lợi 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0
Hạ tầng kỹ
thuật 0 0 0 0 9 0 0 0 0 4
Tổng 0 1 0 0 39 0 1 0 7 18
Bảng 2.2: Số lượng CTXD thuộc các Bộ, Ngành phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011
Loại Công Trình
Đang thi công Đã hoàn thành
Cấp công trình Cấp công trình Đặc
biệt I II III IV Đặc
biệt I II III IV
Dân dụng 0 0 3 14 0 0 2 7
Công nghiệp 0 0 6 11 0 0 2 6
Giao thông 0 0 3 15 0 0 4 4
Thuỷ lợi 0 0 6 8 0 0 6 8
Hạ tầng kỹ
thuật 0 0 0 6 0 0 0 4
Tổng 0 0 18 54 0 0 14 29
Bảng 2.3: Số lượng CTXD thuộc các Bộ, Ngành phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2012
Loại Công Trình
Đang thi công Đã hoàn thành
Cấp công trình Cấp công trình Đặc
biệt I II III IV Đặc
biệt I II III IV
Dân dụng 0 0 4 16 4 0 0 2 9 3
Công nghiệp 0 0 5 9 0 0 0 3 6 0
Giao thông 0 0 5 15 0 0 0 3 4 0
Thuỷ lợi 0 0 6 8 0 0 0 6 8 0
Hạ tầng kỹ
thuật 0 0 0 6 4 0 0 0 4 3
Tổng 0 0 20 54 8 0 0 14 31 6
* Số lượng công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác phân theo cấp:
Bảng 2.4: Số lượng công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Loại Công Trình
Đang thi công Đã hoàn thành
Cấp công trình Cấp công trình
Đặc
biệt I II III IV Đặc
biệt I II III IV
Dân dụng 0 0 2 4 382 0 0 0 2 204
Công
nghiệp 0 0 0 0 8 0 1 0 0 0
Giao thông 0 1 13 30 61 0 0 0 7 20
Thuỷ lợi 0 1 0 5 17 0 0 4 0 12
Hạ tầng kỹ
thuật 0 0 1 11 30 0 0 0 0 0
Tổng 0 2 16 50 262 0 1 4 9 46
Bảng 2.5: Số lượng công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011
Loại công trình
Đang thi công Đã hoàn thành
Cấp công trình Cấp công trình
Đặc
biệt I II III IV Đặc
biệt I II III IV
Dân dụng 0 0 7 35 250 0 0 4 27 131
Công nghiệp 0 0 4 6 8 0 0 2 3 4
Giao thông 0 0 3 26 85 0 0 2 18 65
Thuỷ lợi 0 0 6 21 85 0 0 4 17 62
Hạ tầng kỹ
thuật 0 0 2 13 23 0 0 2 9 11
Tổng 0 0 22 101 451 0 0 14 74 273
Bảng 2.6: Số lượng công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác phân theo cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2012
Loại Công Trình
Đang thi công Đã hoàn thành
Cấp công trình Cấp công trình
Đặc
biệt I II III IV Đặc
biệt I II III IV
Dân dụng 0 0 5 31 206 0 0 4 27 149
Công
nghiệp 0 0 4 6 8 0 0 1 4 5
Giao thông 0 0 8 17 66 0 0 4 11 38
Thuỷ lợi 0 0 5 24 73 0 0 2 19 55
Hạ tầng kỹ
thuật 0 0 3 15 29 0 0 1 9 22
Tổng 0 0 25 93 382 0 0 12 70 269
2.1.2 Tình hình chất lượng chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Cho đến nay, vẫn chưa có tổ chức nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các hệ thống đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng. Việc đánh giá chất lượng công trình xây dựng còn nhiều ý kiến khác nhau, lý do chính là ở chỗ chưa có những quan điểm chung thống nhất khi đánh giá.
Về chất lượng công trình xây dựng: Theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 27/2009/TT- BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung Về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thì các chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo về tình hình chất lượng xây dựng công trình 06 tháng 01 lần và khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng gửi Sở Xây dựng; các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về tình hình chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng theo quy định.
Tuy nhiên trên thực tế, Sở Xây dựng chỉ nhận được các báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm của các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, của UBND các huyện với vai trò là chủ đầu tư song cũng chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Còn báo cáo của các chủ đầu tư về tình hình chất lượng xây dựng đối với từng hạng mục, công trình theo nội dung quy định tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư số 27/2009/TT- BXD của Bộ Xây dựng thì hầu như không có. Chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được đánh giá qua số liệu tổng hợp tình hình chất lượng công trình xây dựng từ năm 2010 đến năm 2012 của Sở xây dựng Quảng Ninh theo hướng dẫn của Bộ xây dựng như sau:
Bảng 2.7: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Loại công trình
Số công trình được kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất
lượng
Số công trình tuân thủ quy định về quản lý
chất lượng của
Số công trình đạt yêu cầu về chất lượng của
Do Sở Xây dựng thực hiện đối với
Do Sở có quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành thực hiện
đối với
Số công trình tuân thủ quy định về quản lý
chất lượng của
Số công trình đạt yêu cầu về chất lượng của
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương Dân
dụng 26 21 21
Công nghiệp Giao
thông 1 10 1 10 1 10
Thuỷ
lợi 2 4 2 4 2 4
Hạ tầng
kỹ thuật 3 2 2
Tổng 26 3 17 3 37 3 37
Bảng 2.8: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011
Loại công trình
Số công trình được kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý
chất lượng
Số công trình tuân thủ quy định về quản lý
chất lượng của
Số công trình đạt yêu cầu về chất lượng của
Do Sở Xây dựng thực hiện đối với
Do Sở có quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành thực hiện
đối với
Số công trình tuân thủ quy định về quản lý
chất lượng của
Số công trình đạt yêu cầu về chất lượng của
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương Dân
dụng 27 17 17
Công nghiệp Giao
thông 2 12 2 12 2 12
Thuỷ
lợi 2 5 2 5 2 5
Hạ tầng
kỹ thuật 2 2 2
Tổng 27 4 19 4 36 4 36
Bảng 2.9: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2012
Loại công trình
Số công trình được kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý
chất lượng
Số công trình tuân thủ quy định về quản lý
chất lượng của
Số công trình đạt yêu cầu về chất lượng của
Do Sở Xây dựng thực hiện đối với
Do Sở có quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành thực hiện
đối với
Số công trình tuân thủ quy định về quản lý
chất lượng của
Số công trình đạt yêu cầu về chất lượng của
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương
Chủ đầu tư
thuộc Bộ, Ngành
Chủ đầu tư
khác xây dựng tại địa phương Dân
dụng
33 22 22
Công nghiệp
2 2 2
Giao thông
3 11 2 10 2 10
Thuỷ lợi
4 9 2 6 2 6
Hạ tầng kỹ thuật
3 3 3
Tổng 33 7 25 4 43 4 43
Nói chung, chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được đánh giá qua tỷ lệ % số công trình đạt yêu cầu về chất lượng trên tổng số công trình được kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng từ năm 2010 đến năm 2012, cụ thể như sau:
Bảng 2.10: Tổng hợp chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2012
Năm Loại công tr×nh
Số công trình được kiểm tra sự tuân thủ các quy định về
quản lý chất lượng
Số công trình
đạt yêu cầu về chất lượng
2010
D©n dông 26 21
Công nghiệp
Giao thông 11 10
Thuỷ lợi 6 4
Hạ tầng kỹ
thuËt 3 2
2011
D©n dông 27 17
Công nghiệp
Giao thông 14 14
Thuỷ lợi 7 7
Hạ tầng kỹ
thuËt 2 2
2012
D©n dông 33 22
Công nghiệp 2 2
Giao thông 14 12
Thuỷ lợi 13 8
Hạ tầng kỹ
thuËt 3 3
Tổng
161 124
Tỷ lệ % các công trình đạt
chất lượng 77.0 %
(Nguồn: Theo số liệu báo cáo về tình hình chất lượng công trình của Sở Xây dựng Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2012).
Qua bảng thống kê số liệu trên cho thấy tỷ lệ % số công trình đạt yêu cầu về chất lượng trên tổng số công trình được kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng từ năm 2010 đến năm 2012 tại tỉnh Quảng Ninh đạt 77.0% so với tổng số công trình đã được kiểm tra chất lượng chiếm tỷ lệ trung bình khá.
Nguyên nhân cơ bản khiến chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa cao:
Đánh giá ở trên mới chỉ dựa trên cơ sở số lượng các công trình được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra theo quy định. Trên thực tế còn nhiều công trình xây dựng kém chất lượng mà chúng ta chưa thể thống kê hết được. Một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có chất lượng chưa cao. Nguyên nhân này có thể được bắt nguồn từ mức độ đáp ứng về bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng; mức độ đáp ứng về trình độ chuyên môn, về ngành nghề đào tạo của cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng; mức độ đáp ứng nhu cầu về điều kiện làm việc và điều kiện sống cho cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng.
- Việc không tuân thủ chế độ báo cáo thống kê về tình hình chất lượng xây dựng công trình của các chủ đầu tư, các cơ quan, đơn vị theo quy định.
- Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, lập dự án: Thực tế vẫn còn nhiều công trình chất lượng, công tác khảo sát, thiết kế, lập dự án còn bất cập dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Một số công trình, hạng mục yếu tố thẩm mỹ, công năng sử dụng còn hạn chế. Nhiều dự án, công trình triển khai chậm cũng do khâu chuẩn bị đầu tư làm chưa tốt, nguyên nhân thuộc về cả yếu tố chủ quan do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu tư vấn còn hạn chế.
- Chất lượng công tác thi công xây lắp chưa cao, biểu hiện ở chỗ công trình xuống cấp nhanh, nhất là chất lượng công tác hoàn thiện còn tồn tại nhiều hạn chế cả về kỹ thuật và mỹ thuật. Thực tế có công trình do một số nguyên nhân đã triển khai thi công chậm, thi công cầm chừng; thời gian gián đoạn dài lại không có biện pháp bảo vệ, xử lý về kỹ thuật, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác thi công xây lắp.
- Các công trình, hạng mục sau khi xây dựng xong hầu hết không được quan tâm, chú trọng về công tác bảo trì, cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến xuống cấp nhanh.
Về thực trạng năng lực của các chủ thể tham gia dự án xây dựng trên địa bàn huyện, thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung còn cho thấy:
+ Chủ đầu tư còn thiếu năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, công tác quản lý chất lượng còn lỏng lẻo và nặng về hình thức, còn Ban quản lý dự án nếu có thành lập lại trở thành một cấp quản lý hành chính; Năng lực của các ban quản lý công trình nói chung còn nhiều bất cập, phần lớn các cán bộ đều làm việc kiêm nhiệm nên công tác quản lý của các Ban QLDA còn chưa tốt.
+ Tư vấn xây dựng về khảo sát, thiết kế cũng hạn chế về kinh nghiệm và năng lực chuyên môn dẫn tới các khiếm khuyết gây sự cố công trình. Có tới trên 25% hồ sơ thiết kế sau thẩm tra và 65% hồ sơ dự toán sau thẩm định có sai phạm về chất lượng.
+ Công tác quản lý chất lượng và giám sát các công trình xây dựng ngày càng được quan tâm nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp. Chưa được làm thường xuyên, đội ngũ giám sát còn mỏng, năng lực còn nhiều hạn chế, còn có vi phạm chế độ về quản lý chất lượng như: thiếu nhật ký công trình, thiếu báo cáo định kỳ trong xây dựng, thiếu cán bộ có năng lực, tâm huyết trong công tác quản lý kỹ thuật. Tư vấn giám sát thi công mới hình thành chưa nắm vững các quy phạm pháp luật về xây dựng, chuyên môn thiếu kinh nghiệm nên chưa đảm nhiệm vai trò đột phá trong hoạt động kiểm soát chất lượng; nói chung chất lượng công trình còn kém.
+ Các doanh nghiệp thi công xây dựng còn chưa chú trọng bảo đảm yếu tố chất lượng, chưa xem chất lượng là yếu tố cơ bản của cạnh tranh, giữ gìn thương hiệu trong cơ chế thị trường. Số lượng các đơn vị thi công tương đối nhiều nhất là các đơn vị tư nhân nhưng nhìn chung năng lực các đơn vị còn yếu kể cả năng lực thi công và năng lực về tài chính (đại bộ phận là vốn vay, vốn tự có rất ít). Đa số các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân do thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, thiếu cán bộ có trình độ kỹ thuật và thiếu thiết bị xây dựng nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chất lượng thi công các công trình.
Rõ ràng, yếu tố con người là hết sức quan trọng. Đặc biệt trong khâu chuẩn bị đầu tư, cần có một đội ngũ Tư vấn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư cũng vô cùng quan trọng. Việc
chủ trương phân cấp cho các chủ thể theo quy định, từ việc thẩm định đến phê duyệt dự án đầu tư là một chủ trương đúng, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với dự án đầu tư. Kết quả là các cấp đã chủ động hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, không phải ngành nào, địa phương nào cũng phát huy được tính năng động tự chủ, tinh thần trách nhiệm trong thẩm định và phê duyệt dự án. Nhiều dự án vẫn được ra đời một cách gượng ép khi chưa đủ điều kiện chín muồi để rồi thực hiện nửa chừng phải điều chỉnh dự án, hoặc lựa chọn công nghệ không phù hợp, không tiên tiến nên sản phẩm làm ra thiếu tính cạnh tranh, chất lượng công trình xây dựng không cao, gây lãng phí.
Có những dự án sử dụng vốn ngân sách, tổng mức đầu tư được lập và phê duyệt cao, khi triển khai cụ thể, chủ đầu tư thấy dư nguồn vốn thì cố gắng tận dụng, do vậy đã sinh ra các hạng mục công việc ngoài dự án nhưng chất lượng lại không cao, không mang lại hiệu quả.
Ngược lại, có dự án do không lường hết được các yếu tố khi lập dự án nên tổng mức đầu tư được duyệt thấp, lúc triển khai thiết kế, dự toán thì vượt tổng mức đầu tư, do vậy chủ đầu tư và thiết kế phải tìm mọi giải pháp để ép dưới “trần” tổng mức đầu tư.
Việc làm này ngay trong bước chuẩn bị đầu tư, đã ngầm báo hiệu chất lượng công trình không đảm bảo, mục tiêu của dự án thì không thể giảm, tiền ít thì không thể có công trình chất lượng.
Nguy hiểm hơn, do tâm lý “đi xin” mà một số chủ đầu tư cố tình lập thấp tổng mức đầu tư nhằm hạ nhóm từ B xuống C để giảm nhẹ hàng rào pháp lý, thực hiện mục tiêu trước mắt là được chấp thuận đầu tư. Để rồi, khi dự án được đầu tư thì, hoặc là chất lượng từ thiết kế đến thi công sẽ không bảo đảm, dự án không đồng bộ, đưa vào vận hành trục trặc; hoặc thực hiện nửa chừng phải dừng lại làm điều chỉnh dự án, phê duyệt lại từ đầu mất thời gian, dự án chậm tiến độ, hậu quả là gây lãng phí, công trình chóng xuống cấp.
Nhìn chung năng lực tư vấn chưa đủ mạnh, chất lượng không đều, chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra... Có một số đơn vị tư vấn nặng về thực hiện dịch vụ theo phương thức môi giới hoặc thuê mượn, thiếu năng lực, thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến không bảo đảm chất lượng dự án.