Nguyên nhân từ phía mức độ đáp ứng nhu cầu chưa cao về ngành nghề chuyên môn, về trình độ ngành nghề chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng trên dịa bàn Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướ về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.3 Các nguyên nhân dẫn đến chất lượng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở Sở Xây dựng Quảng Ninh chưa cao

2.3.2 Nguyên nhân từ phía mức độ đáp ứng nhu cầu chưa cao về ngành nghề chuyên môn, về trình độ ngành nghề chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng trên dịa bàn Quảng Ninh

2.3.2.1 Về ngành nghề chuyên môn

Nói đến quản lý nhà nước về xây dựng thì ngành nghề cần phải đào tạo trước hết phải nói đến là các ngành nghề kỹ thuật chuyên môn liên quan đến lĩnh vực xây dựng, như: Kiến trúc, xây dựng dân dụng, xây dựng công trình, thủy lợi...

Tuy nhiên, cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng phải là người có khả năng tư duy biện chứng, tư duy hệ thống, tư duy kiểu nhân – quả liên hoàn, nhạy cảm và hiểu được những gì mới, tiến bộ, dũng cảm áp dụng những gì mới, tiến bộ vào thực tế... Mỗi cán bộ quản lý cần có cả 3 kỹ năng về tư duy, về chuyên môn và về nhân sự. Như vậy, mỗi cán bộ, nhân viên cần phải được đào tạo ngành nghề quản trị kinh doanh.

Vậy để đáp ứng nhu cầu về ngành nghề được đào tạo của mỗi cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng thì mỗi cán bộ, nhân viên phải được đào tạo đồng thời 2 loại ngành nghề về kỹ thuật chuyên ngành xây dựng và quản trị kinh doanh. Nghĩa là 100% cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng được đào tạo đầy đủ về chuyên môn như đã nêu ở trên. Để ý kiến đánh giá theo tiêu chí này có sức thuyết phục trước hết cần cập nhật, thống kê đầy đủ các loại hình dài hạn, ngắn hạn mà từng cán bộ quản lý đã được đào tạo. Tiếp theo thống kê số lượng, tính toán được số % của cán bộ, nhân viên đã được đào tạo đầy đủ về chuyên môn theo nhu cầu. Cuối cùng căn cứ vào tỷ lệ (%) được đào tạo đủ các ngành chuyên môn; tỷ lệ % chấp nhận được (tốt nhất) theo giai đoạn để đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo.

Bảng 2.17: Bảng đánh giá tình hình cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng về mặt ngành nghề chuyên môn của Sở Xây dựng Quảng Ninh (đến 12/2012)

5 năm gần nhất

Toàn bộ CBNV QLNN

về XD

Đào tạo về kỹ thuật xây dựng

Đào tạo về quản trị kinh doanh

Đào tạo đồng thời 2 ngành nghề

Tỷ lệ (%) đào tạo đủ ngành nghề theo nhu cầu

2008 40 27 0 0 %

2009 41 28 0 0 %

2010 41 28 0 0 %

2011 42 29 0 0 %

2012 45 35 5 5 11,1 %

Căn cứ tỷ lệ % chấp nhận được (tốt nhất) theo từng giai đoạn nêu ở Chương I,

mức độ đáp ứng về nhu cầu ngành nghề đào tạo của cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng từ năm 2008 đến năm 2011 không đạt, năm 2012 tỷ lệ là 11,1%

đạt mức trung bình kém.

2.3.2.2 Về trình độ ngành nghề chuyên môn

Ở tiêu chí này chúng ta quan tâm đến mức độ (%) đáp ứng, phù hợp về trình độ (cấp độ) chuyên môn đã được đào tạo. Tiêu chí này phản ánh chất lượng chuyên môn đã được đào tạo về trình độ - đủ cả kỹ thuật chuyên ngành và quản trị kinh doanh từ đại học trở lên.

Để ý kiến đánh giá theo tiêu chí này có sức thuyết phục trước hết cần cập nhật, thống kê đầy đủ các loại hình dài hạn, ngắn hạn mà từng cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng được đào tạo. Tiếp theo cần xác định, làm rõ nhu cầu (mức tối ưu - mức mà ở đó các loại công việc quản lý được thực hiện, hoàn thành với chất lượng cao nhất, chi phí đào tạo vừa phải), yêu cầu về trình độ (cấp độ) các chuyên ngành được đào tạo. Đối với công tác quản lý nhà nước về xây dựng, cán bộ nhân viên phải được đào tạo trình độ (cấp độ) của hai chuyên ngành kỹ thuật và quản trị kinh doanh từ đại học trở lên.

Cuối cùng căn cứ vào tỷ lệ (%) được đào tạo đáp ứng, phù hợp về cấp độ chuyên môn; tỷ lệ (%) chấp nhận được (tốt nhất) để đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ (cấp độ) chuyên môn được đào tạo.

Bảng 2.18: Bảng tổng hợp tình hình cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng về mặt trình độ ngành nghề chuyên môn của Sở Xây dựng Quảng Ninh (đến 12/2012)

5 năm

gần nhất

Toàn bộ CBNV QLNN về XD

≥ Đại học (kỹ thuật

chuyên ngành)

≥ Đại học (quản trị

kinh doanh)

≥ Đại học (đồng thời kỹ thuật chuyên ngành và quản

trị kinh doanh)

Tỷ trọng (%) trình độ theo

nhu cầu

2008 40 34 0 0 0 %

2009 41 35 0 0 0 %

2010 41 35 0 0 0 %

2011 42 38 0 0 0 %

2012 45 41 5 5 11,1 %

Căn cứ tỷ lệ % chấp nhận được (tốt nhất) theo từng giai đoạn nêu ở Chương I,

mức độ đáp ứng về nhu cầu trình độ ngành nghề của cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng từ năm 2008 đến năm 2011 không đạt, năm 2012 tỷ lệ là 11,1%

đạt mức trung bình kém.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướ về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)