Nguyên nhân từ phía mức độ đáp ứng nhu cầu chưa cao của bộ máy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướ về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 71)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.3 Các nguyên nhân dẫn đến chất lượng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở Sở Xây dựng Quảng Ninh chưa cao

2.3.1 Nguyên nhân từ phía mức độ đáp ứng nhu cầu chưa cao của bộ máy

Mặc dù hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ chế phối hợp đã được phân định, nhưng theo nội dung trong Báo cáo Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến 2012 đã chỉ ra một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mức độ đáp ứng, phù hợp chưa cao của bộ máy QLNN trong lĩnh vực xây dựng là sự phối hợp giữa các Sở quản lý chuyên ngành, ủy ban nhân dân các huyện thành thị chưa thường xuyên, chưa nhịp nhàng, hiệu quả còn hạn chế. Mặt khác, theo Báo cáo về tình hình chất lượng công trình xây dựng từ năm 2010 đến năm 2012 chỉ ra rằng nội dung phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng đôi khi vẫn chưa rõ ràng, chồng chéo.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng và sự phối hợp từ trung ương đến địa phương:

Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng được phân cấp từ trung ương đến địa phương theo mô hình sau:

Hình 2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng

Quốc Hội Trung ương Đảng

Chính phủ

Bộ Xây dựng (công trình dân dụng; công trình hạ tầng kỹ thuật) Bộ Nông nghiệp

(công trình thủy lợi) Bộ Giao thông (công trình giao thông)

Bộ Công thương (công trình công nghiệp)

Các Bộ, ngành khác

HĐND tỉnh Quảng Ninh Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh

UBND tỉnh Quảng Ninh

Sở Xây dựng Sở Nông nghiệp

Sở Giao thông Sở Công thương

Các Sở khác

UBND cấp huyện

Phòng quản lý Chất lượng

Phòng quản lý Hoạt động xây dựng

Phòng Quy hoạch Kiến trúc

Thanh tra xây dựng

Các phòng chuyên môn khác

Phòng Quản lý đô thị (đối với thị xã, thành phố)

Phòng Kinh tế hạ tầng (đối với huyện)

Phòng chuyên môn khác

* Chính ph

Là cơ quan ban hành Nghị định hướng dẫn các Luật về xây dựng.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, một số Nghị định có thời hiệu áp dụng quá ngắn thì phải sửa đổi, bổ sung khiến cho các địa phương còn lúng túng trong việc triển khai, áp dụng chính sách pháp luật, chẳng hạn như:

Tên Nghị định cũ

Hiệu lực thi hành

Nội dung quy định

Tên Nghị định mới

Hiệu lực thi hành

Nội dung quy định Nghị định

12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009

của Chính phủ “Về quản lý dự án

đầu tư xây dựng công

trình”.

Ngày 02/4/2009

Điểm d khoản 1 Điều 14: Cho phép điều chỉnh

dự án khi có sự biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên

liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước

ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt

bằng giá đầu tư xây dựng công

trình.

Nghị định 83/2009/NĐ

-CP ngày 15/10/2009

của Chính phủ “V/v sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định 12/2009/NĐ

-CP ngày 12/02/2009.

Ngày 01/12/2009

Không quy định nội dung về điều chỉnh dự án như Nghị định

số 12/2009/NĐ

-CP

Như vậy từ ngày Nghị định số 12/2009/NĐ-CP có hiệu lực đến ngày Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ban hành chỉ vẻn vẹn có 6 tháng. Trong khi các Bộ và địa phương chưa kịp triển khai áp dụng thì Nghị định đã được sửa đổi. Hơn thế nữa, khi áp dung theo Nghị định 83/2009/NĐ-CP các địa phương gặp khó khăn, vướng mắc trong việc điều chỉnh Dự án mà đến nay vẫn chưa có quy định nào cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc này. Một số dự án không được điều chỉnh tổng mức đầu tư do yếu tố biến động giá nguyên nhiên vật liệu và chính sách tiền lương nên không đủ kinh phí để tiếp tục thực hiện dự án dẫn đến tiến độ kéo dài, vật liệu, sắt thép han rỉ... chất lượng công trình khó đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng xây dựng công trình.

* Bộ Xây dựng

- Chưa ban hành kịp thời các Thông tư hướng dẫn để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các địa phương. Đặc biệt là Thông tư hướng Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, gồm các nội dung về phân cấp trách nhiệm của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương và quy định cụ thể mộ số nội dung về quản lý chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng.

- Chưa đi sâu, đi sát trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành và các địa phương trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

* Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành

Chưa thực hiện tốt việc phối hợp trong công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo định kỳ về chất lượng công trình xây dựng với Bộ xây dựng trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

* Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chưa ban hành quyết định về phân cấp thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ và quy chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo các quy định mới của Chính phủ.

* Các S quản lý công trình xây dựng chuyên ngành

- Chưa chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định về quản lý chất lượng công trình của ngành mình quản lý.

- Chưa chủ động phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh.

- Chưa thực hiện tốt việc báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn gửi về Sở Xây dựng.

* Sở Xây dựng

- Chưa chủ động trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Chưa thường xuyên Hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Chưa thực hiện tốt việc kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn.

- Chưa chủ động trong việc phối hợp với Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành để kiểm tra chất lượng công trình của các Sở chuyên ngành quản lý.

- Chưa thường xuyên Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng về nghiệp vụ giải quyết sự cố đối với các công trình xây dựng trên địa bàn;

báo cáo Bộ Xây dựng kết quả giải quyết sự cố của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng;

Hệ thống bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Sở Xây dựng Quảng Ninh - Về hệ thống tổ chức bộ máy:

Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng

- Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở gồm:

+ Phòng Quản lý chất lượng: Có 05 cán bộ, trong đó 02 cán bộ có kinh nghiệm >5 năm công tác, còn lại 03 cán bộ mới được tuyển dụng. Đây là phòng chủ

GIÁM ĐỐC

VĂN PHÒNG

PHÓ GIÁM ĐỐC 1

PHÓ GIÁM ĐỐC 2

PHÓ GIÁM ĐỐC 3

PHÒNG QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG

PHÒNG QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

PHÒNG VẬT LIỆU VÀ QUẢN LÝ

NHÀ

PHÒNG QUY HOẠCH

KIẾN TRÚC

PHÒNG KẾ HOẠCH

THANH TRA XÂY

DỰNG

PHÒNG KINH TẾ

XÂY DỰNG

TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY

DỰNG

VIỆN QUY HOẠCH

VÀ THIẾT KẾ

XÂY DỰNG QUẢNG

NINH

với số lượng cán bộ và năng lực kinh nghiệm chuyên môn còn quá non kém. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu chỉ đạt mức độ trung bình yếu.

Phòng Quản lý chất lượng là đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh;

Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD) trên địa bàn tỉnh, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra và kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có) với Bộ xây dựng theo quy định của pháp luật;

Theo dõi, tổng hợp, báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh;

Tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự cố công trình xây dựng theo phân cấp và phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh; theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động lĩnh vực xây dựng, gồm các khâu: lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu (về khối lượng, chất lượng), bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng theo phân cấp.

+ Phòng Quản lý Quy hoạch – Kiến trúc: Có 7 cán bộ, trong đó 5 cán bộ có kinh nghiệm >5 năm công tác, 2 cán bộ mới được tuyển dụng. Đây là bộ phận quan trong việc lập Quy hoạch kiến trúc trong tương lai, đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì bộ phần này được tách riêng thành Sở Quy hoạch Kiến trúc có chức năng ngang cấp với Sở Xây dựng. Như vậy với tổ chức bộ máy của phòng Quy hoạch kiến trúc chỉ đạt mức khá theo yêu cầu về mức độ đáp ứng;

Phòng có chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng;

Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, bao gồm: tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, giới thiệu địa điểm xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng.

+ Phòng Quản lý hoạt động xây dựng: Có 4 cán bộ, trong đó 2 cán bộ có kinh nghiệm >5 năm công tác, còn lại 2 cán bộ mới được tuyển dụng. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu: mức trung bình khá;

Phòng có chức năng, nhiệm vụ quản lý việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình theo phân cấp;

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức (bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài, tổ chức tư vấn nước ngoài, chuyên gia tư vấn nước ngoài) tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; theo dõi, xác nhận, tổng hợp, thông tin về tình hình năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

Thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp vật liệu xây dựng theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình xây dựng theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

+ Thanh tra Sở xây dựng: Có 11 cán bộ, trong đó 5 cán bộ có kinh nghiệm >5 năm công tác, còn 6 cán bộ mới được tuyển dụng.

Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu: Tỉnh Quảng Ninh có diện tích khá rộng (hơn 6.000 km2) với 14 huyện, thị xã, thành phố. Với số lượng cán bộ thanh tra như trên là quá ít so với nhu cầu về thanh tra xây dựng thực tế trên địa bàn tỉnh.

Mức độ đánh giá chỉ đạt: mức độ trung bình.

Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Tỉnh; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng và có nhiệm vụ:

Xây dựng các chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính (thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức cá nhân thuộc quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Xây dựng) và thanh tra chuyên ngành;

Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: tham gia tiếp dân, tiếp nhận đơn thư và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo;

Tham gia phòng ngừa chống tham nhũng.

- Văn phòng Sở: có 9 cán bộ.

Là bộ phận đầu mối giúp Giám đốc Sở thực hiện các công việc quản lý Nhà nước của Sở; phối hợp kiểm tra, đôn đốc các phòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ được giao.

- Phòng Kinh tế xây dựng: có 4 cán bộ.

Là phòng chuyên môn của Sở Xây dựng, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế xây dựng.

- Phòng Vật liệu xây dựng: có 3 cán bộ.

Là phòng chuyên môn của Sở, giúp giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng, quản lý nhà trên địa bàn tỉnh.

- Phòng Kế hoạch: có 2 cán bộ.

Là phòng chuyên môn của Sở, giúp giám đốc Sở thực hiện công tác lập kế hoạch và chương trình hành động hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Đánh giá chung: Như vậy mức độ đáp ứng đáp ứng, phù hợp của bộ máy QLNN về xây dựng ở Sở xây dựng Quảng Ninh chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướ về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)