Về mức độ đáp ứng nhu cầu về điều kiện làm việc và về điều kiện sống

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướ về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.3 Các nguyên nhân dẫn đến chất lượng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở Sở Xây dựng Quảng Ninh chưa cao

2.3.3 Về mức độ đáp ứng nhu cầu về điều kiện làm việc và về điều kiện sống

2.3.3.1 Về điều kiện làm việc

Mức độ đáp ứng về điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: không gian làm việc, thời gian làm việc, trang thiết bị máy móc, các cơ chế chính sách về điều kiện làm việc, công tác phí... để phục vụ công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ.

Tuy nhiên ở Luận văn này, em chỉ xét ở góc độ đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị làm việc cho cán bộ, nhân viên thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Sở Xây dựng.

Bảng 2.19: Bảng tổng thực trạng thiết bị máy móc cho cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng của Sở Xây dựng Quảng Ninh

Số liệu

Thiết bị văn phòng Phương

tiện Thiết bị kỹ thuật

Tổng cộng/bình

quân Bàn ghế

làm việc Máy vi tính

Máy in

Máy photo

Máy Scan

Máy chiếu

Máy fax

Ô tô con Máy toàn đạc

Máy đo cường độ BT

Máy ảnh

2008

Thực trạng 40 40 11 1 1 1 1 2 0 0 1

Nhu cầu 40 40 40 2 2 2 2 4 1 1 2

Tỷ lệ % 100% 100% 28% 50% 50% 50% 50% 50% 0% 0% 50% 48%

Giá trị

(triệu) 60,0 540,0 27,5 45,0 2,0 2,5 1,5 1.000,0 - - 0,8 1.679 2009

Thực trạng 41 41 11 1 1 1 1 2 0 0 1

Nhu cầu 41 41 41 2 2 2 2 4 1 1 2

Tỷ lệ % 100% 100% 27% 50% 50% 50% 50% 50% 0% 0% 50% 48%

Giá trị (triệu) 69,7 553,5 27,5 45,0 2,0 2,5 1,5 1.000,0 - - 0,8 1.703 2010

Thực trạng 41 41 11 1 1 1 1 3 0 0 1

Nhu cầu 41 41 41 2 2 2 2 4 1 1 2

Tỷ lệ % 100% 100% 27% 50% 50% 50% 50% 75% 0% 0% 50% 50%

Giá trị (triệu) 69,7 553,5 27,5 45,0 2,0 2,5 1,5 1.500,0 - - 0,8 2.203 2011

Thực trạng 42 42 15 2 1 1 1 3 0 0 2

Tỷ lệ % 100% 100% 36% 100% 50% 50% 50% 75% 0% 0% 100% 60%

Giá trị (triệu) 71,4 567,0 37,5 90,0 2,0 2,5 1,5 1.500,0 - - 1,6 2.274 2012

Thực trạng 45 45 25 2 1 1 1 3 0 0 2

Nhu cầu 45 45 45 2 2 2 2 4 1 1 2

Tỷ lệ % 100% 100% 56% 100% 50% 50% 50% 75% 0% 0% 100% 62%

Giá trị (triệu) 76,5 607,5 62,5 90,0 2,0 2,5 1,5 1.500,0 - - 1,6 2.344

Mức độ đáp ứng nhu cầu về điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng được đánh giá theo tỷ lệ % tương đương với giá trị đáp ứng so với nhu cầu thực tế về các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về xây dựng.

Bảng 2.20: Bảng tổng đánh giá đảm bảo điều kiện làm việc bình quân cho cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng của Sở Xây dựng Quảng Ninh

5 năm gần nhất

Về hiện vật (% so với nhu cầu)

Về giá trị (triệu đồng)

Mức độ đáp ứng nhu cầu

2008 48 % 1.679 Mức trình bình

2009 48 % 1.703 Mức trình bình

2010 50 % 2.203 Mức trình bình

2011 60 % 2.274 Mức trình bình khá

2012 62 % 2.344 Mức trình bình khá

2.3.3.2 Về đảm bảo mức sống

Mức đáp ứng nhu cầu về điều kiện sống của cán bộ, nhân viên được đánh giá thông qua thu nhập thực tế bình quân của cán bộ, nhân viên so với nhu cầu thực tế về thu nhập bình quân để đảm bảo mức sống trung bình tại địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Thu nhập bình quân là tổng thu nhập bình quân một tháng của cán bộ, nhân viên bao gồm toàn bộ lương, thưởng, các khoản phụ cấp, hỗ trợ, thu nhập ngoài...

Bảng 2.21: Bảng tổng thực trạng đảm bảo mức sống bình quân cho cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng của Sở Xây dựng Quảng Ninh

5 năm gần nhất

Thu nhập thực tế (đ/tháng)

Nhu cầu thu nhập (đ/tháng)

Tỷ lệ % thực tế so với nhu cầu

Mức độ đáp ứng nhu cầu

2008 1.620.000 2.787.263 58% Không đáp ứng

2009 1.950.000 2.998.711 65% Gần đáp ứng

2010 2.190.000 2.966.292 74% Gần đáp ứng

2011 2.490.000 4.044.944 62% Không đáp ứng

2012 4.515.000 6.000.000 75% Gần đáp ứng

Theo bảng đánh giá trên ta thấy, năm 2008 là năm khủng hoảng về kinh tế với mức lương của cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng thì không tăng trong khi đó giá cả hàng hóa, đặc biệt là vật liệu xây dựng, xăng dầu tăng đột biến dẫn đến mức thu nhập của cán bộ, nhân viên rất thấp (58%) so với nhu cầu thực tế.

Từ năm 2009 đến năm 2012 mức thu nhập của cán bộ, nhân viên so với nhu cầu thực tế có tăng lên đáng kể, đặc biệt là năm 2011 mức thu nhập từ 2.490.000 đồng/tháng tăng lên 4.515.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, đi đôi việc tăng thu nhập do chính sách tăng lương (điều chỉnh mức lương tối thiểu chung) thì mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hạ Long cũng tăng cao. Do trên địa bàn này đa số người dân là công nhân ngành than, ngành xây dựng, ngành du lịch... được trả lương theo mức lương tối thiểu vùng. Vì vậy mức độ đáp ứng nhu cầu về cuộc sống của cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng vẫn chỉ đạt tỷ lệ 75%, thuộc mức độ gần đáp ứng nhu cầu.

Đánh giá chung: Với mức thu nhập của cán bộ, nhân viên quản lý nhà nước về xây dựng ở Quảng Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống trung bình trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG 5 NĂM TỚI

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướ về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)