CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
2.2 Đánh giá tình hình chất lượng quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Đánh giá tình hình chất lượng quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Đánh giá tình hình chất lượng quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Để đánh giá chất lượng quy hoạch xây dựng tại Quảng Ninh, cần căn cứ vào mức độ hoàn thành công tác thẩm định đồ án quy hoạch được xác định qua tỷ lệ % các đồ án quy hoạch được thẩm định không phải điều chỉnh sau khi đã được phê duyệt:
Bảng 2.11: Kết quả công tác thẩm định đồ án quy hoạch
Nội dung công việc Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung bình Tổng số hồ sơ đồ án
quy hoạch được thẩm định
158 150 167 158
Tổng số hồ sơ đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, không phải điều chỉnh quy hoạch
115 102 151 123
Tỷ lệ % đồ án không phải điều chỉnh quy hoạch
73% 68% 90% 77%
Xếp loại B B A B
(Nguồn: Theo sổ theo dõi nhận và trả kết quả hồ sơ tại bộ phận “một cửa”
của Sở Xây dựng Quảng Ninh).
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mức độ hoàn thành công tác thẩm định đồ án quy hoạch là khá tốt. Tuy nhiên, trên thực tế các đồ án quy hoạch xây dựng nằm trong diện phải điều chỉnh thường là các đồ án quy hoạch lớn, có tầm ảnh hưởng rộng và kéo dài theo thời gian, như: quy hoạch khu đô thị, hoặc quy hoạch các khu công nghiệp... điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình xây dựng khi mà các đồ án quy hoạch không thực sự là định khung, là định hướng cho phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và môi trường...
Ngoài ra, trong mấy năm gần đây kinh tế tỉnh Quảng Ninh mấy phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu xây dựng tăng mạnh. Trong khi đó quy hoạch chi tiết không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn thành, nên xuất hiện hiện tượng xây dựng tự phát của nhân dân. Đặc biệt là những nơi có hệ thống giao thông hoàn thiện và hiện đại. Quy hoạch chi tiết chưa kịp xong thì nhà cửa, công trình của nhân dân đã hoàn thành mà không có định hướng phát triển không gian chung, điều này làm cho kiến trúc trở nên lộn xộn. Điều đó cho thấy không thể cùng phát triển đô thị và cùng xây dựng quy hoạch chi tiết được. Quy hoạch chi tiết phải được xây dựng trước. Có thể nói, công tác quy hoạch tại Quảng Ninh vẫn đang đi sau thực tế.
Đối với công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại Sở Xây dựng Quảng Ninh:
Tính từ đầu năm 2006 việc lập kế hoạch trong lĩnh vực xây dựng được giao trực tiếp cho các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc dưới sự chỉ đạo và giám sát của Sở.
Cấp huyện căn cứ vào tình hình thực tiễn của huyện để đưa ra kế hoạch phát triển trong lĩnh vực xây dựng. Việc phân cấp này sẽ phát huy sự sáng tạo của các đơn vị cấp dưới. Như vậy, Sở Xây dựng đã giảm quyền lực của mình và tăng quyền hạn cho đơn vị cấp dưới.
Nội dung phân cấp quy hoạch xây dựng cụ thể như sau:
* Phân cấp cho UBND cấp huyện:
UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) lập kế hoạch cho việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng (gọi tắt là QHXD) trên địa bàn mình quản lý dựa trên căn cứ kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương. Thời gian hoàn thành chậm nhất là trong tháng 6 năm trước của năm kế hoạch.
Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, UBND cấp huyện tổ chức lập các đô thị loại 3, 4, 5, các thị trấn, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, các cụm công nghiệp. Trừ thành phố Hạ Long tổ chức lập QHXD đô thị loại 1.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ quy hoạch và các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện gồm: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc đô thị loại 4 và loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của các đô thị từ loại 2 đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung và QHXD các thị tứ - trung tâm cụm xã; quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, tái định cư. Trường hợp các đồ án quy hoạch nêu trên nằm giáp các tuyến giao thông Quốc lộ, Tỉnh lộ thì phải có ý kiến thoả thuận của Sở Xây dựng trước khi phê duyệt.
UBND cấp huyện tổ chức công bố các QHXD trên địa bàn, xây dựng phương án, tổ chức cắm mốc giới xây dựng của các đồ án QHXD dựng vùng, QHXD đô thị trên địa bàn cấp huyện, tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu. Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu, và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHXD trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt và quản lý.
UBND cấp huyện phê duyệt dự toán chi phí cho công tác lập các đồ án QHXD thuộc thẩm quyền phê duyệt do phòng chức năng của huyện thẩm định.
* Phân cấp cho UBND cấp xã:
UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã): lập nhiệm vụ QHXD, tổ chức lập QHXD các điểm dân cư nông thôn, trung tâm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, tổ chức công bố QHXD các thị tứ - trung tâm cụm xã, xây dựng phương án, tổ chức cắm mốc giới xây dựng đối với QHXD trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn của xã.
UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHXD tổng thể xã, trung tâm xã, quy hoạch các làng nghề, điểm dân cư nông thôn và quản lý, giám sát việc thực hiện QHXD trên địa bàn xã thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, tỉnh.
Việc phân cấp này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thống nhất giữa các quy hoạch chi tiết được lập, thẩm định và phê duyệt ở cấp huyện, xã so với quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh.
Đánh giá chung: Mức đạt yêu cầu về chất lượng công tác quy hoạch xây dựng xếp loại B. Đạt mức điểm 15,4 điểm (77% x 20 điểm).