CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHTM
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn
1.3.2.1. Các chỉ tiêu thuộc phía ngân hàng
(1) Chỉ tiêu định tính:
Có thể nói thước đo chất lượng TD của một NH chính là sự hài lòng của KH, đồng thời NH cũng phải đảm bảo hài hòa giữa an toàn và đạt hiệu quả TD cao nhất.
- Thủ tục và quy chế cho vay vốn:
Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của KH với NH. Thủ tục làm việc, tinh thần thái độ phục vụ KH của các cán bộ TD sẽ gây ấn tƣợng mạnh cho KH. Yêu cầu về các thủ tục giấy tờ và thời gian làm việc đơn giản, không gây phiền hà kết hợp tinh thần thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của cán bộ TD sẽ tạo cho KH một tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt về NH.
Phục vụ tốt nhất cho KH nhƣng phải đảm bảo đúng quy chế cho vay vốn TD.
Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự án, khả năng tài chính, năng lực pháp lý của KH, về tài sản đảm bảo... nhằm đƣa ra đƣợc quyết định hợp lý nhất vừa phục vụ tốt KH vừa phòng ngừa rủi ro.
- Xét duyệt cho vay:
KH đến với NH mong muốn đƣợc vay vốn phù hợp với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Nâng cao chất lƣợng TD trên cơ sở phục vụ KH tốt nhất nhƣng cũng phải đảm bảo an toàn TD. Hiện nay quy định thời hạn xét duyệt cho vay là tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ xin vay vốn. Trong khoảng thời gian này NH phải làm rất nhiều công việc trong công tác thẩm định. Với một KH lâu năm và truyền thống thì công tác thẩm định tốn ít thời gian và chi phí hơn, đồng thời các thông tin có độ chính xác và tin cậy cao, thời gian xét duyệt ngắn hơn. Với một KH mới thì công tác thẩm định vất vả hơn, việc thu thập thông tin có nhiều hạn chế nên chi phí và thời gian cho thẩm định là cao hơn. Việc tiếp xúc giữa KH và NH có nhiều thủ tục phiền phức hơn.
Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ TD giỏi và có khả năng chuyên môn tốt nhằm đƣa ra những quyết định chính xác trong khoảng thời gian nhanh nhất đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong những khoản vay đó thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng TD của NH.
- Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng:
Khi cho vay, nếu cán bộ TD có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình tiếp cận phục vụ sẽ tạo cho KH niềm tin và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi KH. Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ TD có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các món vay. Với năng lực trình độ chuyên môn và
kinh nghiệm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, khả năng gặp rủi ro thấp.
- Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của NH cũng ảnh hưởng tích cực đến chất lượng tín dụng:
Một cơ sở tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý KH, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của NH một cách chính xác và nhanh nhất; một cơ sở vật chất tốt sẽ tạo hứng khởi cho chính cán bộ TD thực hiện tốt công việc của mình.
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho NH có thể tiếp cận đƣợc những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt: thông tin về KH, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triển đối với sản phẩm của dự án, thông tin về thị trường, giá cả, cạnh tranh...) một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các KH lớn vay vốn của nhiều tổ chức TD. Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trước tiên để cán bộ TD ra quyết định cho vay và ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của món vay.
Để hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả, chất lƣợng tín dụng NH nói chung và chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn nói riêng cao thì NH phải luôn luôn quan tâm tới các chỉ tiêu trên. Các chỉ tiêu thường xuyên được kiểm tra và đánh giá giúp cho NH nhìn nhận đƣợc mặt tốt và hạn chế từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho hoạt động NH mình đồng thời tránh đƣợc rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH.
(2) Chỉ tiêu định lƣợng:
- Chỉ tiêu lợi nhuận:
Mục tiêu cuối cùng của NH là lợi nhuận, là phần giá trị thặng dƣ mà NH tạo ra đƣợc lớn nhất. Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, NH phải nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣng không đồng nghĩa là tăng lợi nhuận. Ví dụ, chất lƣợng tín dụng tăng thể hiện ở việc phát triển mạng lưới hoạt động để đáp ứng tốt nhất cho phục vụ KH đồng thời làm tăng chi phí. Khi tốc độ tăng doanh thu mà chậm hơn tốc độ tăng chi phí này sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm sút.
Chất lƣợng TD trung dài hạn không thể nói là tốt nếu lợi nhuận thu đƣợc từ nguồn này là thấp. Ta có hai chỉ tiêu phản ánh sau:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn
*
Dƣ nợ tín dụng trung dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng trung và dài hạn của NH, cho biết một đồng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ cao tức lợi nhuận tín dụng trung dài hạn lớn, chất lƣợng cao.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn
*
Tổng lợi nhuận từ hoạt động NH
Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng trung và dài hạn vào toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của NH. Tỷ lệ cao phản ánh chất lƣợng tín dụng khả quan nhƣng đồng nghĩa với việc NH chấp nhận đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm tàng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung và dài hạn:
Ngân hàng muốn nâng cao chất lƣợng TD bằng cách đáp ứng nhu cầu KH nhƣng nếu đáp ứng một cách ồ ạt, không có chọn lọc và sự thẩm định kỹ càng KH của mình thì rủi ro tín dụng là rất cao. Khi đó chất lƣợng TD trung và dài hạn tăng không còn phát huy đƣợc tính tích cực và hiệu quả của nó nữa. Rủi ro TD trung và dài hạn đƣợc phản ánh ở các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và khả năng thu hồi nợ quá hạn:
Tổng dƣ nợ quá hạn trung, dài hạn
Tỷ lệ nợ trung, dài hạn quá hạn = x100%
Tổng dƣ nợ trung, dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp chất lƣợng TD trung dài hạn của NH. Nhằm phản ánh mức độ cho vay của NH đối với KH có khả năng hoàn trả thấp. Theo qui định của thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/06/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các TCTD nhà nước, tỷ lệ này ở mức ≤ 5%. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lƣợng cho vay càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng KH có chất lƣợng cao và ngƣợc lại.
Nợ quá hạn là các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong bảng phân loại nợ.
Bảng 1.3: phân loại nợ theo điều 6 Quyết định 493/2005/NHNN Stt Nhóm
nợ Phân loại Nội dung phân loại
1 Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
2 Nhóm 2 Nợ cần chú ý
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
3 Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
4 Nhóm 4 Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
5 Nhóm 5
Nợ có khả năng mất
vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại;
Nợ quá hạn đƣợc chia làm hai loại:
+ Nợ quá hạn do định kỳ trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của NH hoặc vì một lý do nào đó chƣa thu đƣợc tiền bán hàng nên đến kỳ trả nợ KH chƣa có tiền trả. NH buộc phải chuyển nợ quá hạn, loại nợ quá hạn này NH có khả năng thu hồi nợ cao.
+ Nợ quá hạn do KH vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ, bị thiên tai, lừa đảo hay bị chết không còn khả năng trả nợ cho NH, buộc NH phải chuyển sang nợ quá hạn chờ xử lý. Loại nợ quá hạn này đƣợc gọi là nợ khó đòi, khả năng thu hồi nợ này rất thấp.
- Tỷ lệ nợ xấu của tín dụng trung và dài hạn:
Nợ xấu (Nợ khó đòi)
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dƣ nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay trung và dài hạn của NH đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Chỉ tiêu này
phản ánh nợ xấu của một NH, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên NH thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong bảng phân loại nợ (Bảng 1.3).
Nhóm 3: Các khoản nợ tổn thất từ trên 5% - 20 % giá trị nợ gốc.
Nhóm 4: Các khoản nợ tổn thất từ trên 20% - 50% giá trị nợ gốc.
Nhóm 5: Các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc.
Từ hai loại nợ này ta còn phải xem xét chỉ tiêu khả năng thu hồi nợ của NH:
Nợ trung, dài hạn khó đòi
Khả năng thu hồi nợ trung, dài hạn = x 100%
Nợ trung dài hạn quá hạn
Nếu chỉ tiêu này trên 50% thì tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn có chiều hướng gặp khó khăn, nợ khó đòi có thể trở thành nợ không có khả năng thu hồi. Do đó, NH cần theo dõi chặt chẽ hai chỉ tiêu này để có biện pháp kịp thời thu hồi nợ tránh rủi ro.
- Số lượt khách hàng tham gia hoạt động tín dụng trung và dài hạn:
Lƣợng KH trung dài hạn có hiệu quả tăng chứng tỏ NH đã làm tốt công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng, thu hút KH hiện tại và tiềm năng chính là một lợi thế cạnh tranh cho các NH.
- Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trung và dài hạn:
Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của NHTM, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng đầu tƣ vào tín dụng trung và dài hạn của NH lớn. Mức tăng trưởng qua các kỳ, năm đều đặn và ổn định chứng tỏ chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn của NH là rất tốt.
- Tỷ trọng vốn tín dụng trung và dài hạn:
Dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn
Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn = x 100%
Tổng dƣ nợ
Tỷ trọng này cho biết cơ cấu dƣ nợ trung và dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dƣ nợ của NH. Tỷ lệ càng cao cho biết qui mô tín dụng trung, dài
hạn của NH là lớn. Nói chung các NH đều mong muốn tỷ lệ này cao do tín dụng trung dài hạn mang lại thu nhập cao hơn so với tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên do đặc tính rủi ro cao nên NH sẽ căn cứ vào đặc điểm riêng của nguồn vốn, khả năng quản lý trình độ chuyên môn của mình để xác định tỷ lệ này cho phù hợp.