CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Hoạt động của NH trong những năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn do tác động của môi trường kinh tế, nhưng dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo NH, sự quan tâm sát sao của NHCT VN, cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh NHCT TX đã phát huy truyền thống và nội lực, tranh thủ thời cơ để khắc phục khó khăn và phấn đấu hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Chi nhánh luôn tuân thủ trình tự cho vay từ việc thẩm định hồ sơ dự án xin vay đến việc cấp phát tiền vay đúng tiến độ công trình, thực hiện đúng và đầy đủ các qui chế của các cấp có thẩm quyền ban hành. Chi nhánh đã tập trung quan tâm đến các dự án có tính khả thi cao, chủ động tiếp cận những KH mới. Số lƣợng KH tham gia vào hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh không ngừng tăng lên, chỉ tính riêng KH đến vay vốn trung và dài hạn trong năm 2013 đã đạt trên 1200 lƣợt. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong hoàn cảnh áp lực cạnh tranh về thị phần giữa các NHTM là không nhỏ.
Qui mô tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh trong những năm gần đây có sự tăng trưởng cả về doanh số cho vay và dư nợ. Mức lợi nhuận hàng năm có tăng mặc dù mức tăng là chậm. Bên cạnh đó công tác quản lý nợ trung và dài hạn của chi nhánh cũng đạt mức khá tốt, tỷ lệ NQH và nợ khó đòi đạt mức an toàn và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2013.
2.3.2. Những mặt còn tồn tại
- Về qui mô tín dụng: mặc dù qui mô tín dụng trung và dài hạn đều tăng theo từng năm tuy nhiên mức tăng còn nhỏ, khiến mức lợi nhuận mà tín dụng trung và dài hạn đóng góp là không cao. Tỷ suất sinh lời của tín dụng trung và dài hạn còn nhỏ (<3%) và có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây.
- Về cơ cấu dƣ nợ tín dụng: tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ trong 2 năm 2012 và 2013 đạt dưới 40% và có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu chƣa thực sự tốt đối với một cơ cấu dƣ nợ tín dụng hiệu quả. Trong những năm tới, cần cải thiện và nâng cao tỷ trọng này.
- Chất lƣợng CBTD tại chi nhánh hiện đang còn nhiều tồn tại, số lƣợng CBTD trẻ là nhiều, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chƣa vững chắc. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu chi phối chất lƣợng tín dụng của chi nhánh. Chất lượng CBTD không đảm bảo làm ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô tín dụng, ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng cũng như chất lượng NQH. Cụ thể do chất lƣợng CBTD chƣa tốt nên năng lực thẩm định TD chƣa đạt yêu cầu, số lƣợng hồ sơ vay vốn có thời gian thẩm định nhiều hơn qui trình chuẩn là còn ở mức cao, bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới số lượng hợp đồng TD được ký kết. Trong khi với các hợp đồng đã đƣợc ký kết thì tỷ lệ NQH và nợ xấu vẫn ở mức cao. Trong dài hạn, chi nhánh cần có kế hoạch nâng cao chất lƣợng đội ngũ này.
- Công tác phân loại và quản lý KH còn chƣa thực sự hiệu quả, quá trình giám sát kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay của KH còn chƣa sát sao. Đồng thời công tác tƣ vấn, hỗ trợ cho KH thì đang ở tình trạng trì trệ thiếu tính hiệu quả và thực tiễn.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế. Mà một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh đó là con người. CBTD của chi nhánh có tới 96.3% có trình độ đại học. Phần lớn còn trẻ, chƣa nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Hiện còn có CBTD chƣa nhận thức đầy đủ phương châm lấy “phục vụ khách hàng” làm trọng. Do đó, bài học cho việc tuyển chọn CBTD là: nếu CBTD không có tài thì không thể mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng đƣợc, còn nếu CBTD không có đức thì chất lƣợng cho vay sẽ kém.
- Thứ hai, chất lượng thẩm định dự án đầu tư chưa cao. Dự án, phương án đầu tƣ là căn cứ quan trọng để NH có thể xác định các yếu tố liên quan đến khoản TD nhƣ tổng vốn đầu tƣ, lãi suất và thời gian đầu tƣ. Nhƣng hiện nay, thẩm định hiệu quả của dự án đầu tƣ là vấn đề càng khó đối với cán bộ NH. Do khả năng dự báo kém, thiếu sự nắm bắt tình hình thị trường. Mà nội dung của dự án gồm nhiều yếu tố mang tính dự báo, đặc biệt đối với dự án trung và dài hạn, dự án đầu tƣ mới, hoặc dự án có quy mô đầu tƣ lớn. Các chỉ tiêu hiệu quả nhƣ NPV, IRR đều đƣợc tính trên số liệu của 3 đến 10 năm sau. Khi mà khả năng dự báo yếu, không nắm bắt
được tình hình thị trường thì những dự tính trên chỉ làm cho đủ thủ tục, chẳng ai dám chắc đúng. Bản thân cán bộ trực tiếp cũng cảm thấy điều đó.Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng NQH và số lượng hợp đồng TD được ký kết.
- Thứ ba, công tác kiểm tra sử dụng vốn của CBTD chƣa đảm bảo chất lƣợng. Tình hình kiểm tra sử dụng vốn của CBTD tại chi nhánh còn mang tính sơ sài, thiếu tính nghiệp vụ và chƣa đánh giá đƣợc khả năng thu hồi nợ từ khoản vay đã đƣợc kiểm tra. Có thể nói theo cảm nhận ban đầu, nhu cầu và dự kiến sử dụng vốn vay của người vay dường như hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, trong nhiều khoản vay thương mại, điều này lại không đúng như thế. Thông thường thì việc xác định nhu cầu và mục đích sử dụng thực sự đối với khoản vay đòi hỏi phải có những kỷ năng phân tích tốt về kế toán và tài chính DN này, nhiều CBTD còn mơ màng khi nhìn vào báo cáo tài chính của DN. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến CLTD.
- Thứ tƣ, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa hiệu quả. Chất lƣợng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng với sự phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Về trình độ chuyên môn đối với cán bộ làm công tác kiểm soát đòi hỏi phải tinh thông về nghiệp vụ, nhƣng hiện nay cán bộ kiểm soát của chi nhánh còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa tương xứng với công việc, chính vì vậy, có lúc kiểm soát vẫn không phát hiện đƣợc sai phạm trong hồ sơ tín dụng.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất: Môi trường kinh tế, môi trường đầu tư chưa ổn định. Các chính sách vĩ mô nhất là chính sách tiền tệ, chính sách nhà đất, chính sách đầu tƣ có nhiều biến động gây bất lợi cho hoạt động NH.
- Thứ hai: Về điều kiện cho vay, thực tế để tìm kiếm những DN đủ điều kiện cho vay thì rất khó khăn, có thể dẫn đến tình trạng DN muốn vay mà không vay đƣợc. Còn nếu nới lỏng các điều kiện cho vay thì dễ dẫn đến rủi ro cho NH. Theo quy định DN luôn phải có khả năng tài chính đảm bảo trong suốt thời gian vay, điều này trên thực tế hiện nay khó có thể đạt đƣợc, đã gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng, vì đa số khi xác định khả năng tài chính của KH, NH chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính, nếu nhƣ báo cáo tài chính thiếu trung thực thì việc đánh giá khả năng tài chính chỉ mang tính hình thức, khi hiện nay quy định về kiểm toán chƣa mang tính bắt buộc.