Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân (2011 - 2013)

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

* Các hình thức huy động vốn:

Nguồn vốn huy động tiền gửi:

- Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà KH có thể rút ra bất cứ lúc nào.

KH có thể yêu cầu NH trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này. Đối với tài khoản tiền gửi này, mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua NH, do vậy, nó còn đƣợc gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp, tuy nhiên ngoài chi phí lãi, còn có chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán.

Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, NH phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều KH là các DN lớn sẽ làm cho mức dƣ tiền gửi bình quân tại các NH luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho NH có thể sử dụng lƣợng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NH.

- Tiền gửi có kỳ hạn.

Là loại tiền gửi mà KH đƣợc rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi cho nên NH có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn vì chủ động đƣợc thời gian.

Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thỏa thuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo an toàn trong quan hệ tín dụng. Để mở rộng khoản vốn này, ngoài biện pháp lãi suất, NH có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tạo nên tính lỏng cho loại tiền gửi có kỳ hạn như cho phép KH rút trước hạn hoặc quay số trúng thưởng…

- Tiền gửi tiết kiệm.

Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cƣ, đƣợc gửi vào NH để đƣợc hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Là loại tiết kiệm người gửi tiền được NH cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi.

Ở NHCT TX, hình thức gửi tiền tiết kiệm phổ biến là:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại mà KH có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào.

Tiết kiệm không kỳ hạn thông thường

Tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dƣ

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi đƣợc rút ra sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu KH có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể được đáp ứng nhƣng phải chịu lãi suất thấp.

Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường

Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dƣ Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo thời gian Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi

- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Thường là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn, người tham gia ngoài việc được trả lãi còn được NH cấp tín dụng nhằm mục đích bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Nguồn vốn vay:

Các NHTM có thể vay vốn từ NHNN, các NHTM hoặc các trung gian tài chính khác và vay từ công chúng, dưới các hình thức:

- Phát hành chứng từ có giá. NH chủ động phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những những dự án đầu tƣ đã định. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu NH được thực hiện theo hai phương thức:

Phát hành theo mệnh giá (trả lãi sau, người mua trả tiền theo mệnh giá được ghi trên bề mặt kỳ phiếu) và phát hành bằng hình thức chiết khấu (trả lãi trước, người mua sẽ trả một số tiền bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng).

- Vay của các NH và các trung gian tài chính khác.

Vay qua thị trường liên NH nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng trong thời gian ngắn, NH có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các NH, tổ chức tài chính tín dụng khác. Hoạt động vay mƣợn này nhằm mục đích điều hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống NH..

Để thực hiện đáp ứng vốn cho KH một cách nhanh nhất, đồng thời liên tục mở rộng tín dụng, chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả các hình thức huy động vốn.

Bảng 2.1.2 : Tình hình huy động vốn giai đoạn (2011- 2013)

Đơn Vị : tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn HĐ 11/10 Vốn HĐ 12/11 Vốn HĐ 13/12 Phân loại theo đối tƣợng huy động vốn

Tổng vốn huy động 7,604.594 +0.48% 8,823.658 +16.03% 10,615.602 +20.31%

TG của dân cƣ 3,251.880 +18.55% 3,008.537 -7.48% 608.698 -79.77%

TG của TCKT 2,036.575 -29.25% 2,932.673 +44.00% 5,826.262 +98.67%

Tiền vay TCTD 2,316.139 +18.96% 2,882.448 +24.45% 4,180.642 +45.04%

Phân loại theo cơ cấu tiền gửi

Tổng vốn huy động 7,604.594 +0.48% 8,823.658 +16.03% 10,615.602 +20.31%

Bằng nội tệ 6,470.816 -2.46% 7,360.529 +13.75% 9,232.115 +25.43%

Bằng ngoại tệ (qui đổi) 1,133.778 +21.38% 1,463.129 +29.05% 1,383.487 -5.44%

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT TX, năm 2011-2013) Tính đến 31/12/2013 tổng nguồn vốn huy động đƣợc (bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ quy đổi VNĐ) của chi nhánh đạt 10,651.602 tỷ đồng, tăng 20.31% so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù tổng nguồn vốn huy động đƣợc của chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong các năm, tuy nhiên đã kèm theo sự biến đổi rất lớn trong cơ cấu tiền gửi cũng nhƣ sự biến đổi theo đối tƣợng huy động vốn. Năm 2011, tình hình chung các DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lƣợng tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2011 đã giảm mạnh so với năm 2010 (tương ứng giảm 29.27%). Năm 2012 và năm 2013 chứng kiến sự giảm mạnh của lƣợng tiền huy động đƣợc từ các cá nhân thuộc khu vực dân cư (tương ứng mức giảm là 7,48% và 79.77%) đồng thời cho thấy sự tăng mạnh lượng vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế (tương ứng mức tăng là 44.00% và 98.67% ). Điều này đƣợc lý giải là do chính sách huy động vốn của chi nhánh đã có sự thay đổi, tập trung huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng, các KH cá nhân có xu hướng dự trữ tiền mặt, ngoại tệ hoặc vàng. Lượng lớn vốn huy động được hướng đến từ nhóm KH tiềm năng là các TCKT trên địa bàn hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)