1.4.1.1 Dữ liệu thứ cấp bên trong
Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức.Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Ở luận văn này đang nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp mà cụ thể là nguồn nhân lực của Công ty cổ phần LICOGI17 nên dữ liệu chủ yếu thu thập từ phòng Tổ chức – Hành chính của Công ty trong 3 năm liên tiếp từ năm 2015 đến năm 2017. Những thông tin khác có thể tìm kiếm lâu hơn nhưng thật sự không khó khăn khi thu thập loại dữ liệu này. Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp là thu thập được một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí.
1.4.1.2 Dữ liệu thứ cấp bên ngoài
Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ internet. Nguồn dữ liệu này cung cấp những thông tin bổ sung và làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn nhưng chủ yếu là phân tích dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp
1.4.2 Các phương pháp phân tích số liệu 1.4.2.1Phương pháp so sánh.
Để phương pháp này phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong quá trình phân tích cần thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh.
Trước hết chọn chỉ tiêu của một kì làm căn cứ để so sánh, được gọi là kì gốc. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kì gốc so sánh cho thích hợp.
Nếu:
- Kì gốc là năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đối tượng phân tích.
38
- Kì gốc là năm kế hoạch (hay năm định mức): Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng với dự kiến hay không.
- Kì gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): Muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp hay khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp.
- Kì gốc là năm thực hiện: là chỉ tiêu thực hiện trong kì báo cáo.
Bước 2: Điều kiện so sánh được.
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh cần đảm bảo tính chất so sánh được về thời gian và không gian:
Về thời gian : Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gianhạch toán như nhau (cụ thể như cùng quý, cùng tháng, cùng năm…) và phải đồng nhất trên cả 3 mặt: Cùng một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, cùng một đơn vị đo lường.
Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cần được quy đổi về cùng quy môtương tự nhau (cụ thể: cùng bộ phận, cùng phân xưởng,…)
Bước 3: Kỹ thuật so sánh.
Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh, người ta thường áp dụng các kỹ thuật so sánh sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kì gốc, kết quả so sánh này là biểu hiện số lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh giản đơn bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Các loại số tương đối:
+ Số tương đối kế hoạch: Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch.
+ Số tương đối động thái: Phản ánh xu thế bao gồm tốc độ tăng giảm (định gốc, liên hoàn) và tốc độ phát triển (định gốc, liên hoàn).
+ Số tương đối kết cấu: Phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng bộ phận.
+ Số tương đối hiệu suất (hay hiệu quả).
%X10 = X1/X0 * 100%
%X1k = X1/Xk * 100%
Trong đó:
% X: Kết cấu/ mối quan hệ/ tốc độ phát triển/ mức độ phổ biến X1: Trị số thực tế
X0 : Trị số kỳ gốc (kỳ trước) Xk: Trị số kế hoạch
39
- So sánh có điều chỉnh: (có liên hệ với chỉ tiêu khác)
∆X’ = X1 X– 0’
Trong đó:
X0’ là trị số gốc đã điều chỉnh trong mối liên hệ với chỉ tiêu Y nào đó X0’ = X0 * (Y1/Y0)
Khi X là chỉ tiêu đầu ra của kinh doanh, ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y là chỉ tiêu đầu vào ∆X’<0 là tốt.
Khi X là chỉ tiêu đầu vào của kinh doanh, ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y là chỉ tiêu đầu ra ∆X’>0 là tốt.
Một số chỉ tiêu đầu vào: Số lượng lao động, số lượng máy móc thiết bị, chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo…
Một số chỉ tiêu đầu ra: Giá trị sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, sản lượng sản phẩm tiêu thụ…
Nhận xét: Mục đích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá xu hướng, cho phép so sánh chuẩn để nhận dạng vị trí của Doanh nghiệp. So sánh để định vị vấn đề, mức độ đáp ứng chuẩn.
1.4.2.2Phương pháp thống kê.
Thống kê là khoa học về các phương pháp thu nhập, tổ chức, trình bày, xử lý và phân tích dữ liệu nhằm mục đích nghiên cứu các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật… Mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt lượng và chất. Thống kê đượcchia thành hai lĩnh vực:
- Thống kê miêu tả: Bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày về số liệu, tính toán các đặc trưng đo lường.
- Thống kê suy diễn: Bao gồm các phương pháp phân tích, kiểm định và dự đoán.
Trong chương trình trung học, học sinh chỉ học thống kê miêu tả.
1.4.2.3Phương pháp phân tích chi tiết
Là phương pháp chia nhỏ các hiện tượng để phân tích sâu và hiểu được bản chất của hiện tượng, quá trình kinh doanh. Phương pháp phân tích chi tiết được phân loại như sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành . - Chi tiết theo thời gian.
- Chi tiết theo địa điểm.
Nhận xét: Phương pháp phân tích chi tiết cho phép đánh giá những tác động riêng biệt của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau. Phương pháp này cho phép tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề cần xem xét.
40
Kết luận chương 1:
Nội dung chương 1 nêu rõ khái niệm, bản chất, chức năng và vai trò của quản trị nhân lực, đồng thời nêu các nội dung công tác quản trị nguồn nhân lực, đổi mới chính sách đảm bảo hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
Trên cơ sở lý luận của quản trị nguồn nhân lực được nêu tại chương 1, tác giả vận dụng phương pháp đánh giá so sánh và phân tích chi tiết để phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần LICOGI17.
41
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI17