CƠ SỞ LÝ LUẬN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 29 - 34)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.

Ở Việt Nam, căn cứ Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên), cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1.Tiêu chí quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.2. Các tiêu chí phân loại của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), có gần 97%

doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chƣa qua đào tạo. Trong nhiều năm tới, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn là động cơ chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam. Nhƣng cũng phải thừa nhận một thực tế, là khối này cũng chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần… mà thường tập trung vào các vấn đề như lựa chọn mục tiêu kinh doanh phù hợp với khả năng, ổn định, củng cố thị phần đã có hay phát triển thị trường từng bước và có chọn lọc khâu, điểm đột phá thuận lợi nhất. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh mặc dù nhà nước đang hỗ trợ gián tiếp những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải.

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động Tổng nguồn vốn

Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

10 người

trở xuống 20 tỷ đồng

trở xuống từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người II. Công

nghiệp và xây dựng

10 người

trở xuống 20 tỷ đồng

trở xuống từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người III. Thương

mại và dịch vụ 10 người

trở xuống 10 tỷ đồng

trở xuống từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

Trên thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc hiểu và quy định khác nhau tuỳ theo từng nơi. Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm:

tiêu chí định tính và tiêu chí định lƣợng.

Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trƣng cơ bản của doanh nghiệp nhƣ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, chúng thường được dùng làm cơ sở để tham khảo trong, kiểm chứng mà ít đƣợc sử dụng để phân loại trong thực tế.

Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí nhƣ số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:

Số lao động: có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế.

Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn) cố định, giá trị tài sản còn lại.

Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này).

Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động. Còn một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước.

Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên. Ví dụ nhƣ một doanh nghiệp có 400 lao động ở Việt Nam không đƣợc coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣng lại đƣợc tính là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cộng hòa liên bang Đức. Ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thấp hơn so với các nước phát triển.

Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ dệt, may; có ngành sử dụng ít lao động nhƣng nhiều vốn nhƣ hoá chất, điện... Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại

giữa các ngành với nhau. Trong thực tế, ở nhiều nước, người ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau.

Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lƣợng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó cần tính đến cả hệ số vùng để đảm bảo tính tương thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khác nhau.

TÊN NƯỚC TIÊU CHÍ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

ÚC Sản xuất : dưới 100 LĐ Phi sản xuất: dưới 20 LĐ

MỸ Doanh nghiệp nhỏ: dưới 100 LĐ Doanh nghiệp vừa: 101-499 LĐ

NHẬT Sản xuất:dưới 300 LĐ hoặc dưới 100 triệu Yên Bán lẻ, dịch vụ: dưới 50 LĐ hoặc dưới 10 triệu Yên CHLB ĐỨC Dưới 500 LĐ

ĐÀI LOAN

Công nghiệp, xây dựng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 300 LĐ

Khai khoáng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 500 LĐ

Thương mại, vận tải và dịch vụ khác: dưới 40 triệu NT$ doanh thu, dưới 50 LĐ

Bảng 2.2. Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước (Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu sưu tầm được qua các trang web trên mạng)

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế một quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các ƣu thế và nhƣợc điểm của loại hình doanh nghiệp này sẽ được trình bày dưới đây nhằm đem lại một cái nhìn sâu vào bản chất của loại hình này, cho phép ta định ra hướng đi rõ ràng trong việc xác định hướng phát triển cho loại hình này.

2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng nhƣ sau:

- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 97%). Vì thế, đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể.

- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.

- Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. Các công ty lớn và các tập đoàn không có đƣợc tính năng động của các đơn vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá lớn. Quy luật của vật lý là khối lƣợng một vật càng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Cũng vậy, các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì càng lớn. Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường. Ngược lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ thích hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ trở nên “nhanh nhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn. Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ đƣợc nâng cao.

- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt

ở khắp các địa phương và đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

+ Do đặc tính phân bố rải rác của chúng: các doanh nghiệp loại này thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tƣợng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chƣa phát triển kinh tế, với các đối tƣợng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy chúng vừa giải quyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng người chuyển về thành phố tìm việc làm.

Một nền kinh tế bao giờ cũng có “vùng biên giới”, “vùng sâu”, “vùng xa”. Đó là các khu vực địa lý hoặc các thị trường có quy mô nhỏ, kém phát triển, hoặc là xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên... Các công ty lớn thường bỏ qua các khu vực đó vì cho rằng nguồn lợi thu đƣợc từ đó không lớn bằng nguồn lợi thu đƣợc từ nơi khác với cùng một chi phí bỏ ra, nói cách khác là chi phí cơ hội của vùng đó cao. Nếu một nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệp lớn thì điều này sẽ dẫn đến một sự phát triển không đều giữa các vùng, không tận dụng hết tài nguyên và giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế cũng nhƣ gây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chi phí cơ hội của các vùng này là chấp nhận đƣợc, xứng đáng với nguồn lợi thu lại. Vì vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đây nếu có các chính sách ưu đãi thích hợp của chính quyền địa phương.

+ Do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường:

Trong trường hợp có biến động xảy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, không phải vì cấp quản lý bất tài mà bởi vì doanh nghiệp lớn thì khó xoay trở nhanh. Họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển đƣợc trong điều kiện cung lớn hơn cầu. Trong khi đó do khả năng linh hoạt, có thể thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có thể tồn tại được mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)