Ngành công nghiệp phần mềm kế toán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 34 - 56)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM

2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM

2.2.1. Ngành công nghiệp phần mềm kế toán ở Việt Nam

Ngay từ những năm 1990 Chính phủ đã đề ra mục tiêu đƣa ngành công nghiệp

phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn và để thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ đã có một số chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp này.

Song trên thực tế cho đến nay kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Nhìn toàn cảnh bức tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam thì mảng sáng tập trung chủ yếu ở kinh doanh thiết bị phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng... còn kinh doanh và thiết kế phần mềm cũng đạt kết quả đáng nể. Doanh thu phần mềm của cả nước năm 2009 đạt đạt 850 triệu USD.

Tăng trưởng trung bình 25- 35%/ năm. Có hơn 1.000 doanh nghiệp phần mềm, tăng gần sáu lần so với năm 2000, với tổng số lao động ngành công nghiệp phần mềm là 64.000 người (phân nửa là ở P.HCM). Một số doanh nghiệp có trên 1.000 lao động.

Cả nước hiện có bảy khu công nghiệp phần mềm tập trung đang hoạt động với tổng quỹ đất gần 738.000m2, trong đó có 499 doanh nghiệp CNTT, 279 doanh nghiệp trong nước và 220 doanh nghiệp nước ngoài. (Theo sách trắng CNTT 2010).

Theo số liệu thống kê mới đây nhất Việt Nam có hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có kinh doanh phần mềm và hơn 100 tổ chức gồm các trung tâm tin học, viện nghiên cứu có tham gia cung cấp phần mềm.

Đa số các công ty có kinh doanh phần mềm có tuổi đời rất trẻ, công ty đƣợc thành lập từ năm 1996 trở lại đây.

Thị trường ghi nhận nỗ lực của một số doanh nghiệp phát triển sản phẩm riêng và đã tìm được chỗ đứng nhất định ở thị trường trong nước như Lạc Việt, Diginet, Fast, Misa... Nhiều năm qua, mảng doanh nghiệp này chịu sự sàng lọc lớn trên thị trường và gặp vô vàn khó khăn. Nhiều phần mềm “made in VN” đã bị xóa sổ vì nhiều lý do. Những sản phẩm phát triển được tập trung là những chương trình đáp ứng cho khối doanh nghiệp nhỏ, chƣa có đƣợc những sản phẩm quy mô lớn và chuyên ngành.

“Phần mềm trong nước phát triển khi có sự quan tâm hơn nữa đến vấn đề bản quyền, chính sách quản lý và chế tài xử lý vi phạm”. Một thập niên nay, nỗi ám ảnh của nạn vi phạm bản quyền - dù đã đƣợc kêu ca, lên án ra rả - vẫn chƣa phút nào nguôi. Cộng thêm những chật vật từ chính sách thuế, môi trường ứng dụng khập

khiễng, những doanh nghiệp phần mềm nhỏ bé, ra đời muộn, năng lực tài chính kém lại càng chật vật hơn khi cả công nghệ lẫn thị trường thay đổi từng ngày.

Điều này cũng giải thích vì sao các sản phẩm phần mềm trong nước chưa đáp ứng chuẩn mực quản lý quốc tế, thiếu tính ổn định. Các hệ thống ứng dụng CNTT lớn vẫn đang là đất của các sản phẩm nước ngoài.

Khi phần mềm đóng gói không mấy thành công, rất nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục thất bại với kỳ vọng phát triển các hệ thống quản lý tổng thể doanh nghiệp, trong giai đoạn đầu, kể cả những công ty phần mềm lớn nhƣ FPT. Với kinh nghiệm ấy lại đang giúp họ trong việc tái cấu trúc để đi vào lĩnh vực riêng nhƣ phần mềm cho ngành y tế, phần mềm SmartBank (đang ứng dụng tại 50% công ty chứng khoán trong nước), hệ thống quản lý thuế thu nhập cá nhân...

CNTT không đơn thuần là công nghệ mà còn là tích hợp quy trình quản trị trong các ngành công nghiệp nhiều năm. Vì vậy, “mua phần mềm suy cho cùng là mua quy trình quản trị hiện đại, mà phần mềm VN chƣa thể đạt đến cấp độ này.

Chúng ta cần có thời gian để có kinh nghiệm chuyên sâu mới hi vọng ghi tên cho các giải pháp quy mô lớn và đặc thù”.

Số liệu từ cuộc khảo sát của Hội tin học Tp.HCM cũng cho thấy, các doanh nghiệp không hoàn toàn chuyên môn hoá phần mềm mà thường kinh doanh cả phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng... Vì vậy hoạt động kinh doanh phần mềm trong nội bộ mỗi doanh nghiệp cũng thường bị tranh chấp nguồn lực với các hoạt động khác. Bên cạnh đó, sự tập trung sản xuất và cung ứng quá mức vào một số sản phẩm phần mềm đã dẫn đến tình trạng trùng lặp trong sản xuất và cung cấp các sản phẩm phần mềm giữa các doanh nghiệp, làm cho hiện tƣợng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Hiện tại có khoảng hơn 100 loại sản phẩm phần mềm đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau chủ yếu là kế toán, xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, quản lý nhân sự, quản trị văn phòng...

Tuy nhiên, chất lƣợng sản phẩm phần mềm Việt Nam mới thực sự là điều đáng nói tới. Tính tiện dụng và khả năng thích ứng với các điều kiện sử dụng thực

tế của các phần mềm trong nước còn nhiều hạn chế. Khi sử dụng phần mềm phát sinh khá nhiều trục trặc, trong khi dịch vụ sau bán hàng trong cung ứng phần mềm còn rất yếu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phần lớn phần mềm là các sản phẩm nhỏ, lẻ, đơn giản chứ chƣa có các phần mềm hệ thống lớn với các giải pháp tổng thể.

Trên thị trường phần mềm trong nước, chưa thực sự tồn tại một phần mềm nào đủ sức cạnh tranh về cả chất lƣợng và dịch vụ khách hàng với các phần mềm nhập khẩu. Hơn thế nữa, vấn đề vi phạm bản quyền ở Việt Nam đƣợc thống kê là cao nhất thế giới. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của công nghiệp phần mềm.

Phát triển công nghiệp phần mềm vẫn có thể xem là một lợi thế so sánh của Việt Nam trên thị trường lao động thế giới, nhờ nguồn dân số trẻ rất lớn. Nếu được đào tạo và sử dụng tốt thì một kỹ sƣ phần mềm VN không thua kém gì kỹ sƣ các nước ngoài. Trên điều kiện mạng viễn thông phát triển, toàn cầu hóa, giá trị gia tăng của nhân lực ngành công nghiệp phần mềm lại càng lớn. Tuy nhiên từ tiềm năng có thể biến thành khả năng hay không còn là một câu hỏi.

Đòi hỏi lớn nhất là đột phá trong đào tạo để thực hiện có đƣợc 1 triệu kỹ sƣ CNTT vào năm 2020. Cần nhất là cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực thì bức tranh ngành công nghiệp phần mềm mới có thể khác, mới đủ nguồn lực nâng tỉ lệ xuất khẩu lên 50% (tức 10 tỉ USD) và VN mới trở thành một nước mạnh về CNTT trên thế giới.

2.2.2. Phần mềm kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 31-12-2011, VN có 543.963 doanh nghiệp , với số vốn khoảng 6 triệu tỷ đồng.

Trong tổng số doanh nghiệp có gần 97% quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu là doanh nghiệp tƣ nhân. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% vào cơ cấu GDP.

Không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, doanh nghiệp

nhỏ và vừa còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội.

2.2.2.1. Thiết kế phần mềm kế toán của doanh nghiệp Việt Nam

Nhà quản lý có thể tổ chức thiết kế phần mềm kế toán hay đặt hàng (thuê) để đơn vị bên ngoài thiết kế hay mua phần mềm kế toán đóng gói đặc điểm của loại này nhƣ sau :

- Phần mềm đặt hàng (còn gọi là phần mềm „„may đo‟‟): Là loại phần mềm do một tổ chức hoặc cá nhân thiết kế theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Đặc điểm của phần mềm dựa trên sự khảo sát và phân tích thực trạng nhu cầu của doanh nghiệp, phần mềm này phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của doanh nghiệp, nhƣng có nhƣợc điểm là doanh nghiệp hầu nhƣ lệ thuộc hoàn toàn vào đơn vị cá nhân cung cấp dịch vụ. Đối với phần mềm doanh nghiệp tự thiết kế, doanh nghiệp sẽ sử dụng chính nhân viên của mình để viết các phân hệ cho chương trình kế toán của họ, ưu điểm của phần mềm triển khai theo cách này là dễ theo dõi tiến độ thực hiện, dễ kiểm soát và khả năng phát triển thêm khi mở rộng khả năng sản xuất của đơn vị.

Loại phần mềm này thường có chi phí cao, rủi ro trong trường hợp này là cao nhất bởi nhiều khả năng bị thay thế với phần mềm khác trong tương lai.

- Phần mềm đóng gói (còn gọi là phần mềm thiết kế sẵn): Là loại phần mềm do tổ chức hoặc cá nhân chuyên viết phần mềm thiết kế sẵn và bán cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp có yêu cầu. Đặc điểm của phần mềm này là tính linh động không cao, các phân hệ được thiết kế theo ý kiến chủ quan của nhà cung cấp, người mua chỉ thực hiện theo ý muốn của nhà cung cấp. Về giá cả tùy theo mức độ triển khai và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nên giá cả cũng có nhiều phần mềm kế toán khá rẻ ( nhƣ phần mềm kế toán Unesco, Acsoft, quickBooks, Peachtree...) nhƣng cũng có phần mềm khá đắt ( nhƣ DigiNet, Lemon tree, Exact Globe 2000, Solomon, Accpac, SAP....)

Trong số các phần mềm đƣợc sử dụng nhiều nhất và chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp phần mềm tại VN là phần mềm kế toán đóng gói bởi các tính năng của nó hầu nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các

doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phần mềm đóng gói ít doanh nghiệp sử dụng cũng tùy vào đặc điểm của doanh nghiệp nên mới đặt hàng phần mềm này.

Hiện nay trên thị trường các phần mềm kế toán do các công ty chuyên viết phần mềm của Việt Nam nhƣ Fast, 1-V, Misa, Bravo, Metadata, ANSI, BORO…

còn có một số phần mềm kế toán có nguồn gốc từ Mỹ nhƣ Solomon, Sun System, Exact Software, Peachtree Accounting… Tuy nhiên phần mềm kế toán VN vẫn được lựa chọn nhiều hơn các phần mềm nước ngoài.

Do yêu cầu đặt ra đối với phần mềm kế toán thường là phải mang tính đặc thù, ví dụ như tính đáp ứng chuẩn mực, quy định của nhà nước và phù hợp với kế toán VN, nên phần mềm nội địa chiếm đa số bởi nhà sản xuất trong nước am hiểu về thị trường hơn. Bên cạnh đó, phần mềm trong nước được bán với giá thấp nên sản phẩm ngoại nhập khó cạnh tranh.

Tuy nhiên, các phần mềm nước ngoài sản xuất thì phân loại rất rõ về quy mô doanh nghiệp sử dụng để đƣa ra một mức giá phù hợp. Họ chủ yếu dựa trên doanh thu, chẳng hạn doanh nghiệp có doanh thu dưới 5 triệu đô la Mỹ /năm thì có Accpac Advance Series, Quick books Pro, Peachtree, MYOB... giá bán của phần mềm từ 100 đến 500 đô la; doanh thu từ 2 đến 250 triệu đô la Mỹ/năm có Accpac Pro Series, Dynamic GP, Solomon,... giá bán của phần mềm này từ 500 đến 1.000 đô la; doanh thu từ 10 đến 1 tỷ đô la Mỹ/năm có Accpac Executive Seies, Dynamic AX, Mas500,.. giá bán của phần mềm này từ 1000 đến 10.000 đô la Mỹ ....

Mỗi phần mềm kế toán thì có những tính năng riêng đáp ứng đƣợc các yêu cầu và của kế toán cũng nhƣ quản trị doanh nghiệp về khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp sau đây là các đặc tính của phần mềm mà tác giả đã tổng hợp lại nhƣ sau:

Khả năng lập báo cáo kế toán

Hầu hết các phần mềm đều lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của chế độ kế toán, tuy nhiên khả năng lập báo cáo tài chính tổng hợp hay nhất chỉ có phần mềm JD Edward, Oracle Finacial hay Sap Business Sui (đều của nước ngoài) thực hiện đƣợc. Khả năng lập báo cáo liên quan đến quản trị thì hầu hết phần mềm thuộc các doanh nghiệp có vốn trong nước sản xuất còn khá đơn giản như, Fast, Bravo, .. Tuy

nhiên, các phần mềm sản xuất tại nước ngoài có giá khá thấp như Peachtree, QuickBooks, MYOB,... nhƣng vẫn có những báo cáo phục vụ cho kế toán quản trị ở tầm doanh nghiệp nhỏ nhƣ Báo cáo dự toán thu chi tiền mặt, dự toán hàng tồn kho ; các báo cáo về phân tích về các chỉ số tài chính cơ bản, so sánh kỳ này với kỳ trước...

Khả năng vận dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định

Các phần mềm tính khấu hao tài sản cố định chủ yếu là phương pháp đường thẳng. Rất ít phần mềm cho phép sử dụng nhiều phương pháp tính khấu hao trừ phần mềm Accpac, Sunstyem, JD Edward,... của nước ngoài.

Khả năng hạch toán đa tiền tệ: Phương pháp hạch toán ngoại tệ và xử lý ngoại tệ, hầu nhƣ là các điểm yếu của các phần mềm. Đa số sử dụng tỷ giá hạch toán hoặc tỷ giá thực tế ( Accnet 2004, Fast Accounting , Advance, Vinet) nhƣng không có khả năng tính tỷ giá xuất ngoại tệ theo nhiều phương pháp tính như chuẩn mực kế toán số 10 (Ảnh hưởng việc thay đổi tỷ giá hối đoái) qui định. Các phần mềm kế toán nước ngoài hầu như cũng rơi vào tình huống này.

Khả năng quản lý hàng tồn kho

Thuần túy quản lý nhập xuất tồn chi tiết, tổng hợp đối với các phần mềm kế toán trong nước như Fast, IAS, ACS. Các phần mềm đa dạng hơn như Effect, Bravo, Advan, lemon tree có các báo cáo tổng hợp giữa các kho, báo cáo nay hay dự báo lợi nhuận gộp từng mặt hàng tồn kho.

Khả năng hoạch định sản xuất : Ở đây tác giả muốn đề cập đến vấn đề khả năng quản lý sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Theo khảo sát nhận xét chung về phần mềm khảo sát thì hầu hết đều có khả năng tập hợp chi phí sản xuất, đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất có thể tập hợp theo phân xưởng,theo nhóm mặt hàng, theo mặt hàng, theo công đoạn,... việc chọn lựa tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung ( chi phí nguyên liệu, chi phí tiền lương, chi phí sản xuất chung) chỉ có ở các phần mềm nhƣ DAS, ASC, Effect, Advan, Accpac Navision, JD Edwards. Hệ thống phương pháp tính giá thành, phần lớn các phần

mềm nếu có thì chủ yếu áp dụng hệ thống tính giá thành theo phương pháp chi phí thực tế.

Các hệ thống khác nhƣ hệ thống tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ƣớc tính hay hệ thống tính giá thành theo chi phí định mức thì chỉ có JD Edwards có thực hiện đƣợc.

Hầu hết các nhà cung cấp các sản phẩm phần mềm trong nước như Accnet , Fast Accounting , Bravo, Effect,... chủ yếu thiết kế để cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này phù hợp với thực tế tại VN, những tập đoàn kinh doanh chƣa xuất hiện nhiều.

2.2.2.2. Các phần mềm kế toán đang được sử dụng ở Việt Nam

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán đang sử dụng. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc trình bày tác giả lựa chọn những phần mềm đang đƣợc cung cấp bởi các tổ chức kinh doanh có tƣ cách pháp nhân và đang đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn để phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị mình.

Các phần mềm kế toán VN đƣợc đánh giá cao rất cao và đạt đƣợc những giải thưởng mà nhiều người bình chọn nhất . Theo tạp chí PC World Việt Nam đã tổ chức trong năm 2011, phần mềm Fast Accounting và Misa SME 2010 đƣợc ghi nhận là hai giải pháp kế toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Giải pháp Fast Accounting đƣợc phát triển bởi Công ty cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp (Fast) – một trong những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường phần mềm kế toán hiện nay. Fast hiện cũng đang cung cấp cả phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập mang tên Fast Book và phần mềm quản trị tài chính-kế toán mang tên Fast Financial. Sản phẩm phần mềm kế toán của doanh nghiệp này đã đƣợc xây dựng hơn 12 năm và hiện có khoảng 3.500 khách hàng sử dụng. Công ty đang đầu tƣ nhiều vào dịch vụ tƣ vấn ứng dụng và bảo hành. Fast là sản phẩm đƣợc sử dụng trong việc đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng nên tạo ra được cộng đồng người sử dụng lớn và điều này cũng đang trở thành lợi thế của nhà sản xuất cũng nhƣ các doanh nghiệp sử dụng phần mềm này.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 34 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)