Chương 3: NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH NAM ĐỊNH
3.1.3. Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kinh tế tỉnh Nam Định
tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân; lãi suất ngân hàng tuy đã giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao gây khó khăn cho sản
xuất kinh doanh và đầu tƣ của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất nên giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song, với sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh nên sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại vẫn được duy trì ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Cụ thể nhƣ sau:
Các doanh nghiệp tỉnh Nam Định đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, góp phần phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ tạo thêm việc làm cho người lao động.
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao 21,5%, đạt 103,1% kế hoạch năm, đạt 12.230 tỷ đồng (theo giá cố định 1994). Trong đó: Doanh nghiệp quốc doanh trung ƣơng ƣớc đạt 1.572 tỷ đồng, tăng 14,9%; Doanh nghiệp quốc doanh địa phương ước đạt 67,8 tỷ đồng, tăng 35,6%; Khu vực ngoài quốc doanh ước đạt 9.608,7 tỷ đồng, tăng 22,5%; Khu vực có vốn đầu tư trong nước đạt 981,2 tỷ đồng, tăng 22,1%. 23/27 nhóm sản phẩm chủ yếu đều có mức tăng trưởng: Bia các loại tăng 14,4%; nước mắm tăng 22,9%; sợi toàn bộ tăng 16%; vải các loại tăng 12,6%; khăn mặt các loại tăng 20,3%; quần áo may sẵn tăng 20,3%; thuốc ống tăng 20,5%; thuốc viên tăng 16,7%; bánh kẹo các loại tăng 16,1%; thuỷ sản đông lạnh tăng 21,4%; nước máy tăng 25%... Các sản phẩm giảm so với cùng kỳ: ngói nung, vôi các loại, đóng mới tàu thuyền, vải màn, muối ráo, tơ tằm, phụ tùng xe đạp.Trong năm đã có thêm 12 dự án đầu tƣ vào các KCN với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký 593,63 tỷ đồng và 23,5 triệu USD, đƣa tổng số dự án đầu tƣ đã đăng ký vào các KCN lên 148 dự án đầu tư trong nước và 17 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký trên 11.700 tỷ đồng và 173,5 triệu USD, tạo ra 5,6 vạn chỗ làm việc;
giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) cả năm đạt 2.450 tỷ đồng . 25 dự án đăng ký đầu tƣ mới vào các cụm công nghiệp đƣa tổng số dự án đầu tƣ vào các cụm công nghiệp là 401 dự án, tổng mức đầu tƣ đã thực hiện ƣớc đạt 1.473,3 tỷ đồng;
giá trị sản xuất công nghiệp trong các CCN đạt 1.543 tỷ đồng, thu hút trên 12.000 lao động.
- Giá trị hàng xuất khẩu ƣớc đạt 322,4 triệu USD tăng 26,4%, vƣợt 15,15% kế hoạch năm; trong đó: Các doanh nghiệp Trung ƣơng đạt 35,9 triệu USD, giảm 12,35%; doanh nghiệp địa phương đạt 166 triệu USD, tăng 28,15%; doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 120,5 triệu USD, tăng 42,49%. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng so với năm trước: Hàng may mặc ước đạt 262,5 triệu USD, tăng 27,88%; hàng lâm sản tăng 21,32%, khăn các loại tăng 16,08%, thịt đông lạnh tăng 10,49%, tôm đông lạnh tăng 5,56%, thủ công mỹ nghệ 1,9%.
- Giá trị hàng nhập khẩu ƣớc đạt 261 triệu USD, tăng 20,4% , trong đó: Các doanh nghiệp Trung ƣơng đạt 17 triệu USD giảm 25,86%; doanh nghiệp địa phương đạt 133 triệu USD tăng 20,69%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 111 triệu USD tăng 32,74%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu hàng dệt may ƣớc đạt 210 triệu USD, tăng 12,72%; thuốc tân dƣợc đạt 15 triệu USD, tăng 100,37% và bông, xơ, sợi dệt đạt 24 triệu USD, tăng 79,31% so với năm trước.
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 14.672 tỷ đồng, tăng 24,11% so với năm trước. Trong đó: Kinh tế Nhà nước đạt 1.513 tỷ đồng, tăng 27,39%; kinh tế tập thể đạt 14 tỷ đồng, tăng 21,09%; kinh tế cá thể đạt 9.934 tỷ đồng, tăng 22,73%; kinh tế tƣ nhân đạt 3.211 tỷ đồng, tăng 27,04 (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công thương 2011 của sở Công Thương, Nam Định).
Đối với vấn đề xã hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tính đến nay đã tạo đƣợc 30 ngàn lượt người việc làm cho người lao động. Trong đó, khối doanh nghiệp tư nhân dẫn đầu trong việc tạo việc làm chiếm 79.46%, khu vực Nhà nước đóng góp 14.67% và khu vực nước ngoài đóng góp thấp nhất với 5.87% (Báo cáo tình hình lao động năm 2011, Nam Định).
Mặc dù, Nam Định là địa phương có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, số lƣợng các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không nhiều so sánh với
các tỉnh xung quanh nhưng có ý chí kinh doanh và quyết tâm vươn lên. Các doanh nghiệp, đã nhanh chóng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, từng bước thích nghi với thị trường, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác quản lý… góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.
Nhƣ vậy, các doanh nghiệp Nam Định đã thực hiện đƣợc tính năng động, linh hoạt thích ứng với điều kiện hội nhập, sự tự tin và ý chí kinh doanh cao… và kết quả hoạt động là tích cực rất đáng khích lệ. Trong đó, một số doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín, chất lượng, hiệu quả và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước. Hoàn toàn có cơ sở khẳng định rằng, các doanh nghiệp Nam Định đang và sẽ trở thành đội quân chủ lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Nam Định.