Nội dung và các chỉ tiêu dùng trong phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tíh đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cp than núi béo vinacomin (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.2. Nội dung và các chỉ tiêu dùng trong phân tích hiệu quả kinh doanh

Để đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh, người ta thường sử dụng chỉ tiêu doanh lợi. Các chỉ tiêu này phản ánh mức lời của doanh nghiệp. Ngoài ra còn sử dụng nhiều chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.

1.2.1. Nội dung phân tích kết quả kinh doanh.

Phân tích kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác định được đầy đủ những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh [theo Phạm Văn Dược – phân tích hoạt động kinh doanh] Từ đó có những quyết định kinh doanh hiệu quả. Bao gồm:

Phân tích hoạt động kinh doanh;

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh;

Phân tích các biến động chi phí sản xuất kinh doanh;

Phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp;

Phân tích biến động doanh thu….

1.2.1.1. Các chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh.

Hệ số doanh lợi, doanh thu thuần:

Hệ số DT, DT thuần =

Lợi nhuận (trước thuế, sau thuế) Doanh thu thuần

Hệ số này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước thuế, sau thuế ) từ một đồng doanh thu.

21 Phân tích chỉ tiêu doanh thu:

Mục đích: Nhằm thấy được doanh thu biến động theo xu hướng cơ bản nào; cho phép quan sát được các biến động của doanh thu một cách cụ thể, chính xác về số tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối, giá trị tăng giảm …

Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận:

Mục đích: Phân tích sự biến động của lợi nhuận theo thời gian để đánh giá được mức độ tăng, giảm của lợi nhuận, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới lợi nhuận.

1.2.1.2. Các phương pháp xác định kết quả

Kết quả kinh doanh = doanh thu – chi phí

- Chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp trong thời kỳ xem xét (thường là 1 năm) là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán được trong thời kỳ đó (đã xuất hóa đơn bán hàng).

Doanh thu =  giá bán x Số lượng hàng bán - Chỉ tiêu doanh thu:

Doanh thu được chia làm 3 loại:

Với giá bán có tính thuế GTGT thì doanh thu được gọi là doanh thu có thuế GTGT.

Với giá bán chưa tính thuế GTGT thì doanh thu được gọi là doanh thu chưa có thuế GTGT.

Doanh thu chưa có thuế do khấu trừ các khoản liên quan như: giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng trả lại... thì được gọi là doanh thu thuần.

Chi phí: Chi phí của doanh nghiệp có thể được hiểu là: Toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Như vậy, bản chất của CPSX của doanh nghiệp luôn được xác định là những tổn phí (hao phí) về vật chất và phải gắn liền với mục đích kinh doanh.

22

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường bao gồm (chi phí SXKD và chi phí tài chính); chi phí hoạt động khác.

Căn cứ theo khả năng quy nạp chi phí và đối tượng cuả chi phí, phân loại thành: Chi phí trực tiếp; chi phí gián tiếp.

Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh, chi phí được xác định là: Chi phí cơ bản; chi phí không cơ bản.

Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, chi phí được phân loại: Chi phí khả biến và chi phí bât biến.

Như vậy: Chi phí sản xuất kinh doanh có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí tăng thì kết quả giảm, chi phí giảm thì kết quả tăng, vì vậy doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc tiết giảm chi phí, phân loại chi phí để có được kết quả kinh doanh tốt nhất.

- Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận knh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được.

Lợi nhuận kinh doanh =  doanh thu -  chi phí

Lợi nhuận kinh doanh bao gồm: Lợi nhuận thu được từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; lợi nhuận thu được từ kết quả hoạt động tài chính; lợi nhuận khác.

Phương pháp tính:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Tổng giá vốn hàng bán Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Tổng chi phí BH và QLDN 1.2.2. Hiệu quả tổng quát

1.2.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Sức sản xuất của tổng tài sản:

SSXTS =

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

23

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu đượcbao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA):

SSLTS =

Lợi nhuận

= ROA Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.

Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu

SSXVCSH =

Doanh thu thuần

= ROE Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE):

SSLVCSH =

Lợi nhuận sau thuế

= ROE Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí Sức sản xuất của chi phí:

SSXCP =

Doanh thu thuần Tổng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

24 Sức sinh lợi của chi phí:

SSLCP =

Lợi nhuận Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tíh đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cp than núi béo vinacomin (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)