CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.5. Nội dung và phương pháp phân tích
1.5.2. Phương pháp phân tích
Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, hình thành nên các phương pháp tính toán kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. Để đạt được mục đích của mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải có trình độ vận dụng một cách thành thạo mới đạt được mục đích đề ra.
Sau đây là các phương pháp tính toán kỹ thuật thường dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh
28 1.5.2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp lâu đời nhất và áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phần kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau.
Phương pháp so sánh có nhiều dạng:
So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm
So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật – kinh tế trung bình hoặc tiên tiến.
So sánh số liệu của xí nghiệp mình với các số kiệu của các xí nghiệp tương ứng hoặc với các đối thủ cạnh tranh.
So sánh các thông số kỹ thuật – kinh tế của các phương án kinh tế khác Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp quản lý tốt nhất và tối ưu nhất trong mỗi trường hợp cụ thể.
Đòi hỏi có tính nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh là:
Các chỉ tiêu hay các kết quả tính toán phải tương dương nhau về nội dung phản ánh và cách xác định.
Trong phân tích so sánh có thể so sánh tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.
Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh.
Ví dụ: Tổng sản lượng, tổng chi phí lưu thông, tổng lợi nhuận...
Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy khối lượng và quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị do lường của hiện tượng. Vì thế dung
29
lượng ứng dụng tuyệt đối trong phân tích so sánh nằm trong một khuôn khổ nhất định.
Số tương đối là số biểu thị dưới dạng số phần trăm tỉ lệ hoặc hệ số. Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiệ tượng kinh tế đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh. Chẳng hạn thiết lập mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu khối lượng hàng hoá tiêu thụ và lợi nhuận đẻ suy diễn, nếu tăng khối lượng hàng hoá lên 1% thì có thể tăng tổng lợi nhuận lên1%. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được chất lượng bên trong cũng như quy mô của hiện tượng kinh tế. Bởi vậy trong nhiều trương hợp, khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Số bình quân là số phản ánh mặt trung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân. Vốn lưu động bình quân...). Cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (tỷ suất phí bình quân, tỷ suất doanh lợi...). Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật...
Tuy nhiên vẫn lưu ý rằng số lượng mã số bình quân phản ánh không tồn tại trong thực tế. Bởi vậy khi sử dụng nó cần tính tới cả các khoảng dao động tối đa.
1.5.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích.
Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
30
Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ với 2 nhân tố, và mối quan hệ đó có thể biểu thị dưới dạng hàm số :
A = f (X, Y) và Ao = f (Xo, Yo) A1 = f (X1, Y1)
Để tính toán ảnh hưởng của các nhân tố X và Y, tới chỉ tiêu A. Thay thế lần lượt X, Y. Lúc đó, giả sử thay thế nhân tố X trước Y ta có :
Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :
x = f (X1, Yo) - f (Xo, Yo)
Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :
y = F (X1, Y1) - f (X1, Yo)
Có thể nhận thấy, bằng cách tương tự trên, nếu ta thay thế nhân tố Y trước, nhân tố X sau, ta có :
Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :
y = f (Xo, Y1) - f (Xo, Yo)
Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :
x = f (X1, Y1) - f (Xo, Y1)
Như vậy, khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu được các kết quả khác nhau về mức ảnh hưởng của cùng một nhân tố tới cùng một chỉ tiêu. Đây là nhược điểm nổi bật của phương pháp này.
Xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phương pháp này. Trật tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu thường được qui định như sau :
Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.
Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.
Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện. Trong
31
trường hợp, cùng một lúc có nhiều nhân tố chất lượng, khối lượng...
tức nhiều nhân tố có cùng tính chất như nhau, việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn, một số tài liệu đã được phương pháp toán tích phân, vi phân thay cho phương pháp này.
Với ví dụ nêu trên ta có : A = f (X, Y).
d A = f x d x + f y d y và A x = f x d x A y = f y d y
Khi chỉ têu thực tế so với chỉ tiêu gốc (A1 so với Ao) chênh lệch không quá 5 - 10%
thì kết quả tính toán được trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng xấp xỉ bằng nhau.
Một sự biến dạng nữa của phương pháp này là phương pháp số chênh lệch. Trong phương pháp này để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố, người ta sử dụng số chênh lệch so sánh của từng nhân tố để tính toán.
Cũng với ví dụ trên, ta có : A = f (x, y)
với trật tự thay thế x trước, y sau :
A x = f ( x . yo) với X = X1 - Xo
Ay = f (X1 . y) với Y = Y1 - Yo
Phương pháp số chênh lệch ngắn gọn, đơn giản. Tuy nhiên, khi sử dụng. Cần chú ý : Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là dấu nhân (x) hoặc dấu cộng (+); Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích ngược với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là dấu chia (:) hoặc dấu trừ (-).
1.5.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối
Đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng. Phương pháp liên hệ
32
cân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính; phân tích sự vận động của hàng hoá, vật tư nhiên liệu; xác định điểm hoà vốn; phân tích cán cân thương mại...
1.5.2.4. Phương pháp đồ thị
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khác nhau của đồ thị: biểu đồ tròn, các đường cong của đồ thị.
Ưu điểm của phương pháp này là có tính khái quát cao. Phương pháp đồ thị đặc biệt có tác dụng khi mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừu tượng.
Ví dụ : Phân tích bằng đồ thị quan hệ cung cầu hàng hoá, quan hệ giữa chi phí và qui mô sản xuất kinh doanh... khi các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu thị bằng một hàm số (hoặc một hệ phương trình) cụ thể, phương pháp đồ thị cho phép xác định các độ lớn của đối tượng phân tích cũng như sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
1.5.2.5. Phương pháp phân tổ
Là một phương pháp thống kê và được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế, đặc biệt trong phân tích kinh tế vĩ mô. Phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu thành của hiện tượng được nghiên cứu theo các dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó.
Phương pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tương quan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu được phân tích những nhân tố xác định hơn, tìm ra những qui luật và xu hướng đặc trưng cho các hiện tượng kinh tế và diễn biến kinh tế... Phương pháp này còn dùng để thăm dò nghiên cứu thị trường hàng hoá, phân nhóm bạn hàng, khách hàng...
1.5.2.6. Phương pháp so sánh tương quan
Đây là một phương pháp thống kê dùng để nghiên cứu các mối liên hệ tương quan phi tuyến giữa các hiện tượng kinh tế. So sánh tương quan thường được sử dụng để định dạng các mối quan hệ kinh tế và lượng hoá chúng qua thực nghiệm thống kê trên số lớn, tìm hiểu xu thế phát triển cũng như tính qui luật trong sự phát triển và liên hệ của các hiện tượng kinh tế khác nhau.
33
1.5.2.7. Các phương pháp toán học ứng dụng khác
Hiện nay, trong phân tích kinh tế áp dụng rất nhiều các phương pháp toán học ứng dụng, số lượng các phương pháp toán học ứng dụng trong phân tích kinh tế ngày càng tăng. Phổ biến là các phương pháp toán qui hoạch tuyến tính, lý thuyết trò chơi, lý thuyết phục vụ đám đông.
Tóm lại, tuỳ theo đối tượng phân tích và cách thể hiện thông tin trong từng trường hợp cụ thể mà người ta lựa chọn một hay nhiều phương pháp kể trên để thực hiện phân tích hoạt động kinh tế.
1.6 . Phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả SXKD
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp. Vì nó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất cũng phải bù đắp các chi phí bỏ ra. Còn doanh nghiệp muốn phát triển thì kết quả kinh doanh chẳng những phải bù đắp những chi phí mà còn phải dư thừa để tích luỹ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn, trong thời gian ngắn và sự tác động của những kết quả tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội càng mạnh thì kết quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi phải phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều khâu, cho nên muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp có hiệu lực. Trước hết các mặt hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau:
Nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhất.
34
Chuẩn bị các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho sản phẩm chất lượng cao và hạ giá thành sản phẩm.
Tổ chức quá trình tiêu thụ để đạt doanh thu lớn nhất với chiphí thấp và trong thời gian ngắn nhất.
Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, trên góc độ chung thì doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
Bằng mọi biện pháp có thể để tăng kết quả sản xuất kinh doanh cả về hiện vật và giá trị.
Giảm chi phí bỏ ra cả về hiện vật và giá trị để đạt được kết quả ấy.
Giảm độ dài thời gian trong việc đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh trên một đơn vị chi phí.
Đi vào chi tiết từng chỉ tiêu hiệu quả, để nâng cao hiệu quả về một mặt nào tương ứng với chỉ tiêu hiệu quả nào đó ta lại có những biện pháp cụ thể khác nhau:
Tăng sản lượng sản phẩm sản xuất nhằm giảm chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm.
Qua nghiên cứu thực tế đi đến một kết luận căn bản như sau: hầu hết các doanh nghiệp đều có hàm tổng chi phí trong ngắn hạn là hàm tuyến tính ứng với từng khoảng sản lượng nhất định.
TC = FC + Q. AVC
Với hàm tổng phí là tuyến tính do đó hàm chi phí bình quân có dạng hypecbol (giảm dần theo sản lượng):
Vậy mức sản lượng sản xuất có hiệu quả nhất của doanh nghiệp là theo công suất tối đa của thiết kế. Ở góc độ sản xuất thì mức sản lượng tối ưu là công suất thiết kế, nhưng trong thực tế để tiêu thụ được sản lượng sản phẩm thì còn tuỳ thuộc vào thị trường có thể chấp nhận được hay không. Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường một yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là với một mức giá của thị trường đã ấn
35
định, người quản lý doanh nghiệp làm sao tiêu thụ được càng nhiều sản phẩm (trong giới hạn của công suất thiết kế) thì càng có hiệu quả. Việc tiêu thụ sản lượng càng nhiều càng tốt, không chỉ phụ thuộc vào công việc sản xuất mà còn phụ thuộc vào công tác tiếp thị của doanh nghiệp.
Một trong các hướng để tăng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp đó là:
Tăng cường công tác quảng cáo.
Mở rộng hệ thống đại lý bán hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Thực hiện kinh doanh tổng hợp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giảm giá bán sản phẩm.
Nâng cao chất lượng bán hàng.
Làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng.
Tiết kiệm tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi bình quân ( giảm tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá) bằng các giải pháp:
Tiết kiệm tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi bình quân ( giảm tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá) bằng các giải pháp:
Đổi mới công nghệ sản xuất.
Cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.
Đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp. Một trong các hướng đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp đó là tiến hành hạch toán chi phí nội bộ.
36
Từ những phân tích tổng quan trên rút ra những nhận xét sau:
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường dặc biệt là đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nhiệm vụ đặt ra là phải làm sáng tỏ mức độ hiệu quả đạt được hiện nay của các doanh nghiệp cổ phần hóa , để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ lâu trong lý luận đã có khá đầy đủ các phương pháp phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, song trên thực tiễn phương pháp đánh giá hiệu quả còn chưa được sự quan tâm hướng dẫn đúng đắn, hợp lý, bởi các văn bản pháp quy nhất tà đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin học viên sẽ chủ yếu sử dụng chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp như: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước… Đồng thời để xem xét một cánh toàn diện, luận văn sẽ phân tích các chỉ tiêu hiệu quả từng mặt.