Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phân tíh đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cp than núi béo vinacomin (Trang 38 - 49)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO-VINACOMIN

2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Than Núi Béo

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Mỏ than Núi Béo (nay là Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin) được thành lập ngày 7/11/1988 trên cơ sở thoả thuận giữa hai chính phủ: Việt

39

Nam và Liên bang Xô Viết, do Viện Ghiprôsat thiết kế năm 1983. Khu vực khai thác chính của Công ty nằm trên địa bàn hai phường Hà Tu và Hà Trung;

Phía Đông và Bắc tiếp giáp Mỏ than Hà Tu; Phía Tây tiếp giáp Mỏ than Hà Lầm; Phía Nam giáp đường Quốc lộ 18A.

Theo thiết kế gốc của Viện Ghiprôsat - Liên Xô, tổng trữ lượng than trong biên giới khai thác mỏ là:  32 triệu tấn, đất bóc tổng số là: 145,7 triệu m3 và hệ số bóc trung bình cả đời mỏ là: 4,55 m3/tấn. Trong giai đoạn phát triển ổn định mỏ sẽ khai thác với công suất tối đa là 1,2 triệu tấn/năm. Trong đó khu vực Vỉa 11: 900.000 tấn/năm; Khu vực Vỉa 14: 300.000 tấn/năm.

Chỉ hơn 7 tháng chuẩn bị, ngày 19/5/1989, nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh của Bác Hồ, tại Vỉa 14 đã xúc gầu đất đầu tiên chính thức tuyên bố Mỏ than Núi Béo chào đời.

* Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1995:

Ra đời trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cũng là giai đoạn Liên Xô tan rã và cắt mọi viện trợ, vì vậy, sau 2 năm bóc đất xây dựng cơ bản, Mỏ than Núi Béo bắt đầu quá trình xây dựng và phát triển với số vốn ít ỏi gần 20 tỷ đồng, thiết bị chính chỉ vẻn vẹn có 02 máy xúc EKG, 02 máy khoan xoay cầu, 02 xe gạt T170 và một số thiết bị nhỏ lẻ...

Bắt tay vào khai thác được hơn một năm, cán bộ công nhân viên Mỏ Núi Béo lại phải đối mặt với một khó khăn, trở ngại tưởng như không thể vượt qua, đó là tình hình chất lượng tài nguyên khai thác. Tuy đã bóc đến khu vực gặp vỉa than, nhưng chất lượng than xấu đến mức không thể lọc ra được cám 6 và đã bắt buộc phải dừng khai thác ở Vỉa 14 để quay sang mở vỉa, tập trung khai thác ở khu vực Vỉa 11.

Chính vì những khó khăn trên, cùng với những khó khăn về thị trường tiêu thụ và công tác đầu tư nên giai đoạn 1989 đến 1995 mỏ hầu như không phát triển được. Đến hết năm 1995 mới chỉ đạt sản lượng khai thác: 175.000 tấn/năm, doanh thu: 32,6 tỷ đồng, nợ ngân hàng  30 tỷ đồng, thu nhập công

40

nhân thấp. Trong tình trạng bế tắc đã có lúc tưởng chừng phải nhập vào một mỏ khác.

* Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2009:

Tháng 6 năm 1996 (gần 02 năm sau khi Tổng công ty Than Việt Nam ra đời), Mỏ than Núi Béo được tách khỏi Công ty Than Hòn Gai và trở thành đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Than Việt Nam theo Nghị định 27/NĐ-CP ngày 06/5/1996 của Chính phủ; Quyết định số 2603/QĐ-TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp; Quyết định số 886- TVN/HĐQT ngày 27/5/1996 của HĐQT TVN; Giấy phép đăng ký kinh doanh số 110950 do Uỷ ban Kế hoạch Quảng Ninh cấp ngày 15/10/1996. Đây là bước ngoặt quan trọng khẳng định sự phát triển đi lên của Mỏ.

Bắt đầu từ thời điểm này, Mỏ than Núi Béo đến nay là Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin thực sự có những bước tiến phát triển vượt bậc và có cơ hội tự khẳng định mình qua sự đổi mới cách nghĩ, cách làm. Qua từng năm, Công ty đều hoàn thành toàn diện kế hoạch, các chỉ tiêu đạt được năm sau cao hơn năm trước; cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng.

Với những bước đi rất mới mang lại hiệu quả kinh tế, ngày 30/11/2005, Bộ Công nghiệp đã ban hành Quyết định số 3936/QĐ-BCN về việc phê duyệt dự án thành lập Công ty cổ phần than Núi Béo. Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên trong khối sản xuất than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Đến nay năm 2009, sau 4 năm hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, các chỉ tiêu chính của Công ty thực hiện đều vượt so với kế hoạch năm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch luôn ổn định, là một trong các công ty dẫn đầu Tập đoàn trong sản xuất than. Công ty có tốc độ phát triển SXKD ngày càng tăng mạnh, đặc biệt là trong các năm gần đây. Hiện nay, Công ty cổ phần than Núi Béo- Vinacomin là đơn vị dẫn đầu Tập đoàn Vinacomin về sản lượng than khai thác.

41

Trải qua hơn 20 năm phát triển sản xuất, Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:

Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới” cho tập thể CBCNV Công ty năm 2005 và đồng chí Phạm Minh Thảo Giám đốc Công ty năm 2008;

- 02 Huân chương Lao động hạng nhì;

- 10 Huân chương Lao động hạng ba;

- Nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen;

- 2 lần được Chính phủ tặng Cờ thi đua;

- Bằng khen của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương;

- Cờ và bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Thành tích của Công ty thực sự nổi bật. Cán bộ công nhân Công ty thực sự vinh dự và tự hào được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi về thăm Công ty ngày 11/12/2007 đã có bút phê trong sổ vàng danh dự của Công ty như sau:

“Công ty Núi Béo tuy tuổi đời còn rất trẻ, nhưng năng động sáng tạo đi lên, thật đáng khen! Thật đáng biểu dương! Mỗi bước đi của Công ty có thể rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu”.

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty

Thăm dò, khai thác, chế biến kinh doanh than và các khoáng sản khác;

Xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng và san lấp mặt bằng;

Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ;

Chế tạo, sửa chữa, gia công sản phẩm cơ khí, các thiết bị mỏ, thiết bị điện, máy chuyên dùng, phương tiện vận tải, sản phẩm đúc, kết cấu xây dựng;

Quản lý, khai thác cảng và bến thuỷ nội địa;

Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;

Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá;

Kinh doanh bất động sản và các dịch vụ bất động sản;

42

Kinh doanh du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống;

Sản xuất, kinh doanh nước lọc tinh khiết;

Các ngành nghề khác phù hợp với năng lực của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Là Công ty cổ phần trong đó Tập đoàn vinacomin nắm giữ 51% cổ phiếu, Hội đồng quản trị của Công ty là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Ban giám đốc của Công ty gồm 1 Giám đốc điều hành, 05 Phó giám đốc. Bộ máy phòng ban gồm 20 phòng trong đó có 05 phòng kỹ thuật, 01 phòng điều hành sản xuất, 01 phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, 14 phòng ban nghiệp vụ; Bộ máy các đơn vị sản xuất gồm 16 phân xưởng trong đó có 05 công trường khai thác chế biến than, 05 phân xưởng xe vận tải than đất, 2 phân xưởng sửa chữa thiết bị, 1 phân xưởng trạm mạng, 1 phân xưởng cơ giới - làm đường mỏ, 1 phân xưởng xe phục vụ và 1 Nhà ăn trung tâm (sơ đồ tổ chức sản xuất 2.1).

Các phòng ban, đơn vị sản xuất có chức năng nhiệm vụ cụ thể, có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau.

2.1.4. Các nguồn lực của Công ty CP than Núi Béo - Vinacomin

Hiện tại Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin đang khai thác than lộ thiên tại các khu vực:

Công trường Đông Bắc: Khai thác vỉa 14 cánh Đông đến mức - 135;

Công trường Vỉa 11: Khai thác Vỉa 11, Vỉa 13 Đông theo thiết kế mở rộng đến mức - 135;

Công trường vỉa 14: Khai thác vỉa 14 cánh Tây đến mức - 30.

43

* Trữ lượng than công nghiệp lộ thiên còn lại tính từ ngày 01/01/2011 được thể hiện tại (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Trữ lượng than công nghiệp lộ thiên mỏ Núi Béo thời điểm 2011 Đơn vị tính: Tấn than

Vỉa Công Trường

Tổng số Đông Bắc Vỉa 14 Vỉa 11

Vỉa 14 đông 5.150.250 5.150.250

Vỉa 14 tây 4.503.310 4.503.310

Vỉa 13 1.952.320 1.952.320

Vỉa 11 8.544.800 8.544.800

Toàn công ty 5.150.250 4.503.310 10.497.120 21.150.680

Nguồn: “Viện khoa học công nghệ mỏ-Vinacomin”

Như vậy, tổng trữ lượng than công nghiệp khai thác bằng phương pháp lộ thiên tính đến ngày 01/01/2010 của Công ty là 20 150 680 tấn.

* Trữ lượng và tài nguyên than dưới gầm lộ thiên (Khai thác bằng phương pháp hầm lò):

Bao gồm trữ lượng và tài nguyên các vỉa từ Vỉa 13, Vỉa 11, Vỉa 10, Vỉa 9 đến Vỉa 7; mức sâu tính toán tới -500 m, cụ thể như sau:

Tính theo Tiêu chuẩn Nhà nước: Tổng trữ lượng địa chất là 94,428 triệu tấn (thể hiện tại Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Trữ lượng than địa chất hầm lò theo Tiêu chuẩn Nhà nước (TCNN)

Đơn vị: 103 tấn

Cấp Vỉa 13 Vỉa 11 Vỉa 10 Vỉa 9 Vỉa 7 Tổng

222 7,025 10,812 19,292 - 18,108 55,237 333 - 2,311 2,231 9,871 24,778 39,191 Céng 7,025 13,123 21,523 9,871 42,886 94,428 Nguồn: “Viện khoa học công nghệ mỏ-Vinacomin”

44

Tính theo Tiêu chuẩn Ngành: Tổng trữ lượng địa chất là 95 577 000 tấn (thể hiện tại Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Trữ lượng than địa chất hầm lò theo Tiêu chuẩn Ngành.

Đơn vị 103 tấn

Cấp Vỉa 13 Vỉa 11 Vỉa 10 Vỉa 9 Vỉa 7 Tổng

222 7025 10812 19585 0 18200 55622

333 0 1231 2240 10765 25719 39955

Céng 7025 12043 21825 10765 43919 95577

Nguồn: “Viện khoa học công nghệ mỏ-Vinacomin”

Dự kiến đến năm 2017, Công ty sẽ kết thúc khai thác than lộ thiên và chuyển sang khai thác hầm lò các vỉa than dưới gầm mỏ lộ thiên Núi Béo theo Quyết định số 1989/QĐ-HĐQT ngày 22/08/2008 của HĐQT Tập đoàn Vinacomin về việc Giao thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than cho Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin.

2.1.5. Nguồn vốn và tài sản

Vốn điều lệ của Công ty từ khi cổ phần hoá tháng 4/2006 là 60 tỷ đồng.

Hiện nay vốn điều lệ của Công ty 120 tỷ đồng

Tổng tài sản của Công ty thời điểm 31/12/2011 có 980 tỷ đồng, bao gồm tài sản ngắn hạn 309 tỷ, tài sản dài hạn 671 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn của Công ty thời điểm 31/2/2011 có 980 tỷ đồng, bao gồm nợ phải trả 731 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu có 250 tỷ đồng. Trong khoản nợ phải trả có nợ ngắn hạn 380 tỷ đồng, nợ dài hạn 351 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữư thời điểm ngày 31/12/2011 là 250 tỷ bao gồm: Vốn điều lệ 120 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 130 tỷ đồng.

Qua phân tích trên, nguồn vốn của Công ty hiện nay thuận lợi, đủ điều kiện cho sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển bình thường.

45

Khoản thu bán hàng của Công ty chủ yếu là than giao cho Tập đoàn Vinacomin. Với cơ chế thanh toán của Tập đoàn 10 ngày/lần dòng tiền thu vào của Công ty là thuận lợi.

Khoản chi phí phải trả ngoài khoản mục chi trả nội bộ, chi trả cho khách hàng kinh doanh vật tư, Công ty có lợi thế lớn khi thanh toán chi trả cho các nhà thầu thuê ngoài. Với chi phí thuê ngoài chiếm gần 30% doanh số, sau một tháng hoàn công Công ty chi trả, do vậy Công ty đã có lợi thế trong việc sử dụng vốn.

Với những lợi thế trong thanh khoản, hoạt động tài chính của Công ty là rất thuận lợi. Công ty có dòng tiền để đảo nợ ngân hàng, tiết kiệm chi trả lãi vay vốn lưu động và vốn vay đầu tư.

2.1.6. Nguồn nhân lực

Tại thời điểm đánh giá (31/12/2011), tổng số CBCNLĐ trong toàn Công ty là: 2.726 người.

Trong đó:

Nữ: 697 người chiếm tỷ lệ 27,57%.

Đảng viên: 498 chiếm tỷ lệ 19,71% so với tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

Cán bộ gián tiếp: 328 người chiếm tỷ lệ 12,98% so với tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty: Tỷ lệ này là cao so với quy định của Vinacomin (qui định =11%).

Công nhân trực tiếp, phục vụ, phụ trợ các loại: 2186 người chiếm 86,54%.

* Về lực lượng cán bộ quản lý gián tiếp:

a) Cơ cấu đội ngũ cán bộ:

Cán bộ lãnh đạo quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) xu hướng sau năm 2010 độ tuổi bình quân sẽ giảm khoảng còn 42. Độ tuổi này là hợp lý đối với ngành khai thác mỏ.

46

- Cán bộ các tổ chức Đảng, đoàn thể (Bí thư Đảng, Đoàn, Chủ tịch công đoàn, cán bộ chuyên trách) sau năm 2011 độ tuổi bình quân sẽ giảm khoảng còn 39; độ tuổi này cũng là hợp lý.

Bảng 2.4. Cơ cấu đội ngũ cán bộ Cty CP Than Núi Béo - Vinacomin

Chỉ tiêu ĐVT 2011 Độ tuổi BQ Tỷ lệ

Cán bộ lãnh đạo quản lý Người 07 46 0,25%

Cán bộ các tổ chức Đảng, đoàn thể Người 07 42 0,25%

Cán bộ quản lý Người 142 5,2%

- Trưởng phòng Người 20 45

- Quản đốc Người 16 45

- Phó phòng Người 42 42

- Phó Quản đốc Người 63 43

Cán bộ chỉ huy trực tiếp (Đốc công) Người 47 1,9%

- Cán bộ nhân viên nghiệp vụ:

Bảng 2.5. Cơ cấu về cán bộ nhân viên nghiệp vụ

Chỉ tiêu ĐVT 2011 Tỷ lệ

Cán bộ nhân viên nghiệp vụ Người 186 6,8%.

- Nhân viên làm công tác kỹ thuật Người 63 2,3%

- Lực lượng quản lý kinh tế Người 51 1,9%

- Nhân viên khác Người 72 2,6%

Về độ tuổi

- Dưới 45 tuổi Người 2.204 79,3%

- Từ 46 đến 55 tuổi Người 492 19,5%

- Trên 55 tuổi Người 30 1,19%

Theo trình độ đào tạo

- Trên đại học Người 07 0,25%

- Đại học, cao đẳng Người 545 20%

- Trung cấp Người 395 14,5%

- Công nhân Người 1.779 65,25%

47 b, Đội ngũ công nhân lao động:

Tổng số: 2.139 người.

Trong đó:

- Công nhân kỹ thuật vận hành 1.386 người, chiếm 54,9%:

+ Dưới 45 tuổi: 1139 người.

+ Từ 46  55 tuổi: 239 người.

+ Trên 55 tuổi: 8 người.

- Công nhân phục vụ phụ trợ 753 người, chiếm 29,8%:

+ Dưới 45 tuổi: 603 người.

+ Từ 46  55 tuổi: 148 người.

+ Trên 55 tuổi: 2 người.

c, Nhận xét:

- Cơ cấu về tuổi đời của đội ngũ cán bộ cơ bản là hợp lý. Cán bộ cấp công trường phân xưởng độ tuổi bình quân 45 đối với Quản đốc và 43 đối với cấp phó Quản đốc.

- Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo đa số có trình độ đại học và cao đẳng.

- Số cán bộ có trình độ trên Đại học còn ít cần phải đào tạo sớm.

- Trong lĩnh vực quản lý Cơ điện vận tải số cán bộ có trình độ Đại học chính quy còn ít và thiếu.

- Tư duy quản lý kinh tế của 1 bộ phận đội ngũ cán bộ cấp Công trường phân xưởng còn hạn chế cần phải được đào tạo, bổ túc thêm.

- Trong 05 năm tới có nhiều cán bộ chủ chốt, lãnh đạo công ty đến tuổi nghỉ chế độ.

Mục tiêu hoạt động là nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hoá các khoản lợi nhuận, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp ngân sách nhà nước, cải thiện môi trường, mở rộng ngành nghề, phạm vi kinh doanh và không ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững.

48

Với những cố gắng đó, Công ty đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “ Anh hùng lao đông trong thời kỳ đổi mới” năm 2005. Các tập thể sản xuất và nhiều cá nhân trong Công ty cũng được xét tặng các danh hiệu, cờ, bằng khen của Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

2.1.7. Cơ cấu t chc ca Công ty c phn than Núi Béo - Vinacomin

Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin là công ty cổ phần trong đó Tập đoàn Vinacomin nắm giữ 51% cổ phiếu, 49% do các cổ đông đóng góp. Cơ cấu tổ chức gồm:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan lãnh đạo cao nhất, quản lý Công ty thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được ghi trong Luật doanh nghiệp nhà nước, Điều lệ hoạt động của Công ty và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Ban Kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông lựa chọn, có chức năng kiểm soát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước và thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị trong Công ty.

Ban Giám đốc của Công ty gồm: 01 Giám đốc điều hành, 05 Phó giám đốc

Bộ máy phòng ban gồm 20 phòng ban kỹ thuật, nghiệp vụ; các đơn vị sản xuất gồm 16 công trường, phân xưởng.

49

Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin P.G.§

Kü thuËt

P.G.§

Sản xuất

P.G.§

C§VT

Một phần của tài liệu Phân tíh đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cp than núi béo vinacomin (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)