CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.2. Phương hướng chung nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Giá thành sản xuất than ngày càng tăng, do :
Điều kiện khai thác ngày càng khó khăn: phải xuống sâu, đi xa hơn nảy sinh các vấn đề về công nghệ cần phải giải quyết.
Chi phí vật liệu, nhiên liệu, động lực ngày càng tăng.
Chế độ cho người lao động ngày càng đòi hỏi phải được nâng cao.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường đòi hỏi ngày càng tăng cao.
Nếu không quản trị chặt chẽ chi phí ngay từ bây giờ thì đến các giai đoạn sau, khi điều kiện sản xuất khó khăn hơn sẽ không cân đối được chi phí.
Từ các kết quả đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, yếu tố đến giá thành sản xuất, tiêu thụ than của Công ty cổ phần than Núi Béo – VINACOMIN ta có các nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí như sau:
Hình 3.1. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giá thành
GIẢM GIÁ THÀNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SXKD
Các giải pháp về quản lý Nhóm giải
pháp công nghệ và kỹ thuật cơ bản.
Nhóm giải pháp về điều
hành sản xuất
92
Nhóm các nhân tố khách quan
Nhóm các nhân tố chủ quan 3.2.2. Nhóm giải pháp về quản trị chi phí
Thông qua việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phân tích được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với giá thành, từ đó giám đốc doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý tối ưu hơn.
Trong thực tế quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thành hai nhóm nhân tố khách quan và chủ quan.
Ta có sơ đồ minh hoạ sự ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành sản xuất than
Hình 3.2 –Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất than Giá
cả
thị trường
Nhu cÇu
thị trường
§iÒu kiện
địa lý
§iÒu kiện
địa chÊt
Chế độ chÝnh sách nhà
nước
Nh©n tè khách
quan khác
Giá thành SX than
Công nghệ sản xuÊt
Nguồn
nh©n lùc
ChÝnh sách quản
lý Tổ chức
sản xuÊt
93
Khi tính theo đơn giá công đoạn tổng hợp thì các chi phí đều được đưa vào mặt bằng chung cho từng điều kiện địa chất, công nghệ, tổ chức sản xuất, quản lý, mức tiêu hao vật tư nhiên liệu trung bình tiên tiến; có tính đến điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Do đó, khi áp dụng cơ chế khoán giá thành công đoạn của Tập đoàn, Công ty cần phải :
Xây dựng kế hoạch điều hành chi phí của Công ty phải đảm bảo :
+ Tổng chi phí giao cho các công trường, phân xưởng < chi phí sản xuất, kinh doanh theo hợp đồng ký với Tập đoàn
+ Lợi nhuận và thu nhập > lợi nhuận và thu nhập đã ký với Tập đoàn.
Tổ chức ký kết hợp đồng giao khoán nội bộ Công ty với các công trường, phân xưởng, các phòng ban trong Công ty.
Xây dựng Quy chế khoán, quản trị chi phí của công ty phù hợp với thực tế sản xuất của Công ty.
Xây dựng và ban hành quy trình cặp nhật, tập hợp chi phí hàng ngày, hàng tuần hoặc 10 ngày tại các công trường, phân xưởng.
Xây dựng và hoàn chỉnh các định mức kinh tế, kỹ thuật tương đối sát thực để xây dựng đơn giá khoán áp dụng trong nội bộ Công ty.
Lập và tổ chức thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí; có biện pháp điều hoà các yếu tố chi phí tính theo nguồn trong đơn giá tổng hợp và thực tế điều hành; mọi chi phí đều giao cho các bộ phận, cá nhân phụ trách; tuyên truyền, hướng dẫn đến từng người lao động nhằm phát huy tính tự chủ, tự giác và ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí của mỗi người trong công việc được giao. Nâng cao chất lượng sửa chữa thiết bị, vận hành thiết bị, kết hợp với nâng cao chất lượng điều hành sản xuất để nâng cao năng suất thiết bị, thực hiện tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất, đặc biệt là trong khâu xúc bốc, vận tải (hiện tại đang cao hơn giá giao khoán của Tập đoàn). Hàng tháng kiểm tra, nghiệm thu thanh toán chi phí với các công trường, phân xưởng, phòng ban;
phân tích và đề ra giải pháp điều hành tiết kiệm chi phí.
94
Hàng quý, nghiệm thu quyết toán chi phí, tổ chức đánh giá, kiểm điểm rút kinh nghiệm khoán quản chi phí, tổ chức khen thưởng, xử phạt kịp thời.
Xây dựng một cơ chế tài chính đủ mạnh thưởng, phạt trách nhiệm quản lý cho công tác khoán quản trị chi phí, trên cơ sở hợp đồng giao nhận khoán giữa Giám đốc Công ty với các Quản đốc, Trưởng phòng.
Trong việc lựa chọn quyết định công tác đầu tư, cần tính đến :
+ Chi phí khấu hao và sửa chữa tài sản: Do chi phí sửa chữa tài sản và khấu hao được tính theo mức thống nhất trung bình tiên tiến cho từng loại hình công nghệ và điều kiện sản xuất không phân biệt thiết bị mua từ nước nào; cho nên khi đầu tư cần tính toán lựa chọn thiết bị có tính năng kỹ thuật phù hợp và có hiệu quả cao nhất: có giá mua, chi phí sửa chữa hợp lý,... cân nhắc kỹ trong việc sửa chữa thiết bị cũ hay mua mới
+ Năng suất thiết bị: Khi đầu tư đổi mới công nghệ, đơn vị phải tính toán tăng được năng suất thiết bị từ đó chi phí khấu hao và sửa chữa cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ thấp và có điều kiện tăng lương và tăng lợi nhuận.
Trong công tác quản lý vật tư cần :
Hoàn thiện hệ thống kho tàng và phương pháp quản lý kho tiên tiến với mục tiêu giảm tối thiểu vật tư tồn kho để giảm chi phí lưu kho và giảm mức độ giảm chất lượng vật tư do lưu kho.
Có các biện pháp nhằm giảm giá mua vật tư bằng các chọn đơn vị có giá thấp nhưng chất lượng vẫn tương đương : nội địa hoá vật tư nhập ngoại, tự gia công chế biến cải tiến ... Làm tốt công tác kỹ thuật xe máy để giảm tiêu hao vật tư nhiên liệu cho sửa chữa, bảo dưỡng.
Cải tiến điều kiện làm việc : nâng cao chất lượng đường vận chuyển, nền máy, đầu đường... để giảm chi phí sử dụng lốp, xích và nhiên liệu...
3.2.3. Nhóm các giải pháp về điều hành, sản xuất
Về tổ chức và điều hành sản xuất: Do lao động phụ trợ, phục vụ tính theo tỷ lệ chung cho từng nhóm doanh nghiệp và điều kiện sản xuất, loại hình công nghệ, đơn vị nào tổ chức tốt giảm lao động phụ trợ, phục vụ thì có điều kiện
95
tăng chi phí tiền lương, đơn vị nào tổ chức kém thì lương bình quân phải thấp đi.
Tăng năng suất thiết bị: Bố trí thiết bị hợp lý, đồng bộ giữa ô tô và máy xúc; giữa máy sàng và lượng than tiêu thụ nhằm tăng tối đa sản lượng thiết bị của Công ty, giảm tỷ lệ sản lượng thuê ngoài, hạ chi phí cố định trong giá thành; tối thiểu giờ thiết bị hoạt động vô ích để giảm mức tiêu hao chi phí biến đổi.
Hiện tại: năng suất thiết bị máy xúc của Công ty tương đối ổn định, phù hợp với mức khoán của Tập đoàn, nhưng năng suất xe ô tô, đặc biệt là các xe ô tô chở than rất thấp dẫn đến giá thành vận chuyển than tăng đến 79% so với giá khoán của Tập đoàn. Công ty cần có biện pháp điều hành hợp lý để tăng năng suất xe ô tô, tăng năng lực vận chuyển để giảm thuê ngoài và hạ giá thành sản xuất.
Về thuê ngoài: Đơn giá tổng hợp không phân biệt tự làm hay thuê ngoài, nếu đơn vị phát huy năng lực, tăng năng suất thiết bị của mình, giảm thuê ngoài thì sẽ có tiền lương cao hơn và lợi nhuận tăng, và ngược lại do đó cần cân nhắc kỹ giữa thuê ngoài và đầu tư mua sắm mới thiết bị.
3.2.4. Nhóm giải pháp về công nghệ
Rà soát lại toàn bộ dây chuyền công nghệ, phát hiện bất hợp lý và có giải pháp, đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất lao động; lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp, đồng bộ với điều kiện thực tế của Công ty. Trên cơ sở tài liệu địa chất, kỹ thuật mỏ, thiết kế kỹ thuật hoàn thiện chỉ tiêu công nghệ cho cả đời mỏ nhămg tăng sản lượng than sản xuất tiêu thụ đồng bộ với tăng chất lượng than, giảm tổn thất than; đảm bảo hệ số bóc đất, giảm cung độ vận chuyển, tỷ lệ nổ mỡn để hạ giỏ thành sản xuất than cho Công ty nói riêng và Tập đoàn nói chung.
Tiếp tục hoàn thiện áp dụng biến tần và/hoặc khởi động mềm vào hệ thống thiết bị điện để tiết kiệm điện năng; áp dụng công nghệ, biện pháp quản lý để tiết kiệm nhiên liệu.
96
Hoàn thiện hệ thống sàng tuyển, chế biến than để nâng cao tỷ lệ thu hồi than sạch và chất lượng than. Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và tổ chức sản xuất để làm sạch mặt bằng tầng, khai thác chọn lọc than nâng được chất lượng than nguyên khai.