Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tíh đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cp than núi béo vinacomin (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO-VINACOMIN

2.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Căn cứ vào số liệu về các chỉ tiêu hoạt động SXKD của Công ty ( Bảng số 2.1) đã nêu ở trên, Trong các năm 2009, 2010, 2011 Công ty đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự khẳng định mình trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong xu thế chung, Công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, cũng như những cơ hội trong môi trường kinh doanh ngày càng rộng mở hơn nhưng cạnh tranh khốc liệt hơn.

Qua đánh giá một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 29% so với năm 2009 trong khi doanh thu tăng 21% và lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng 30% so với năm 2009 là 22%, trong khi doanh thu tăng 27%. Điều này Công ty duy trì tương đối tốt hoạt động SXKD, quản trị tốt chi phí để đạt mục tiêu lợi nhuận.

2.4.2.2.Phân tích quy mô chi phí sản xuất kinh doanh Dùng phương pháp so sánh chi phí có liên hệ với doanh thu:

±ΔC = C1 – C0 * (D1 / D0) Trong đó:

C0, C1: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm trước và năm sau.

D0, D1: Doanh thu thuần năm trước và năm sau.

80

Bảng 2.17. Phân tích quy mô chi phí sản xuất kinh doanh

ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch 10/9 Chênh lệch 11/10

+/- % +/- %

1 Doanh thu thuần 1.797,6 2.184,4 2.292,0 386,8 122 107,6 105 2 Tổng chi phí SXKD 1.722,1 2.075,4 2.205,6 353,3 121 130,2 106 2.1 Giá vốn hàng bán 1.602,4 1.772,9 1.879,6 170,5 111 106,7 106

2.2 Chi phí bán hàng 8,2 128,6 152,9 120,4 1.568 24,3 119

2.3 Chi phí QLDN 75,0 144,4 128,9 69,4 193 - 15,5 89

2.4 Lãi vay 36,5 29,5 44,2 - 7,0 81 14,7 150

3 Lợi nhuận khác 7,70 - 1,70 14,90 - 9,4 - 22 16,6 - 876

3.1 Doanh thu khác 19,3 17,1 43,4 - 2,2 89 26,3 254

3.2 Chi phí khác 11,6 18,8 28,5 7,2 162 9,7 152

4 Lợi nhuận TT 83,2 107,3 101,3 24,1 129 - 6,0 94

5 Thuế TNDN 4,6 27,9 26,2 23,3 607 - 1,7 94

6 Lợi nhuận ST 78,6 79,4 75,1 0,8 101 - 4,3 95

Nguồn: “Phòng Kế toán tài chính Công ty”

* Tính ±ΔC năm 2010 so với năm 2009 là:

±ΔC(2010/2009) = 2.075,4 – 1.722,1 ( 2.184,4 / 1.797,6) = -17,3 (tỷ đồng)

Năm 2010 doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm 17,25 tỷ đồng chi phí so với năm 2009. Cụ thể:

Giá vốn hàng bán

±ΔC GV (2010/2009) = 1.772,9 – 1.602,4 ( 2.184,4 / 1.797,6) = -174,1 (tỷ đồng)

Chi phí quản lý doanh nghiệp

±ΔC CPQL (2010/2009) = 144,4 – 75 ( 2.184,4 / 1.797,6) = 53,2 (tỷ đồng) Chi phí lãi vay

±ΔC CPQL (2010/2009) = 29,5 – 36,5 ( 2.184,4 / 1.797,6) = -14,9 (tỷ đồng)

81 Chi phí bán hàng

±ΔC CPQL (2010/2009) = 128,6 – 8,2 ( 2.184,4 / 1.797,6) = 118,5 (tỷ đồng) Tổng hợp các yếu tố trên:

±ΔC = - 174,1+ 53,2 -14,9 +118,5 = -17,3 (tỷ đồng)

Như vậy trong năm 2005 công ty đã sử dụng tiết kiệm chi phí so với năm 2009 là 17,3 tỷ đồng theo các yếu tố phân tích ở trên.

* Tính ±ΔC năm 2011 so với năm 2010 là:

Tương tự như cách tính ở trên ta tính được mức độ tiết kiệm chi phí của năm 2011 só với năm 2010 như sau

±ΔC(2011/2010) = + 28 tỷ đồng

Năm 2006 doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí 28 tỷ đồng chi phí so với năm 2010.

Cụ thể:

Giá vốn hàng bán

±ΔC GV (2011/2010) = 19,4 tỷ đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp

±ΔC CPQL (2011/2010) = -22,6 tỷ đồng Chi phí bán hàng

±ΔC CPQL (2011/2010) = 18 tỷ đồng Chi phí lãi vay

±ΔC CPQL (2010/2009) = 13,2 tỷ đồng

Như vậy năm 2011 Công ty đã sử dụng lãng phí 28 tỷ đồng chi phí so với năm 2010, trong đó sử dụng lãng phí 19,4 tỷ đồng giá vốn hàng bán, 18 tỷ đồng chi phí bán hàng, 13,2 tỷ đồng chi phí lãi vay, tuy nhiên, Công ty đã sử dụng tiết kiệm được 22,6 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán tăng là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và các yếu tố chi phí khác. Do đó Công ty cần quan tâm hơn nữa để có biện pháp nhằm giảm tối thiểu mức tăng của giá vốn hàng bán.

82 2.4.2.3.Phân tích nguồn lực đầu vào

a, Phân tích kết cấu tài sản

Để phân tích hình tài sản, trước hết ta đi xem xét khái quát cơ cấu tài sản của Công ty năm 2011 thông qua các hệ số cấu trúc bên tài sản.

Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình

T1 =

TSCĐ hữu hình bình quân Tổng tài sản bình quân = 540/ 970 x 100% = 55,6%

Tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng tương đối lớn trên tổng tài sản, do vậy Công ty hoàn toàn có đủ năng lực để phát triển sản xuất.

Tỷ trọng hàng tồn kho (T3)

T3 =

Hàng tồn kho bình quân Tổng tài sản bình quân = 120,5/ 970 x 100% = 12,4%

Hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ không lớn so với mức chung là 12%,4 so với mức chung là 30% đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Tỷ trọng các khoản phải thu (T4)

T4 =

Các khoản phải thu bình quân Tổng tài sản bình quân = 378/ 970 x 100% = 38,9%

Tỷ trọng của tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

T4 =

Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng tài sản bình quân

= 19,5/ 970 x 100% = 2,0%

83

Công ty quản trị nguồn lực tài chính tương đối tốt, tuy nhiên việc số dư các khoản tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn thấp thi tính tự chủ của doanh nghiệp kém đi.

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân

Bảng 2.18. Các chỉ tiêu tốc độ luôn chuyển của tài sản cố định

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.797,6 2.184,4 2.292,0 2

Hàng tồn kho bình

quân Tỷ đồng 107,3 104,5 120,5

3

Khoản phải thu bình

quân Tỷ đồng 75,6 109,4 189

4

Vòng quay hàng tồn

kho Vòng/năm 16,7 20,9 19,1

5

Vòng quay khoản

phải thu Vòng/năm 23,7 19,9 12,1

Từ bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong 3 năm tương đối tốt, điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho đã phù hợp, vòng quay các khoản phải thu giảm đáng kể, chứng tỏ Công ty thu hồi công nợ tốt, không bị chiếm dụng vốn.

b, Phân tích cấu trúc nguồn vốn

* Tỷ trọng vốn tài trợ thường xuyên trên tổng nguồn vốn (V1)

V1 =

Vốn thường xuyên Tổng nguồn vốn bình quân

= [(250+ 350) / [ (981+953)/2]]x 100% = 62%

84

Vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của Công ty. Nguồn vốn này xác định độ ổn định của nguồn tài trợ. Vốn thường xuyên của Công ty cổ phần than Núi Béo năm 2011 chiếm 62% tổng nguồn vốn doanh nghiệp, độ ổn định về vốn tài trợ dài hạn của Công ty ở mức cao.

* Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (V2)

V2 =

Vốn chủ sở hữu nguồn vốn bình quân

= [250/ [ (981+953)/2]]x 100% = 25%

* Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn (V3)

V3 =

Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn bình quân = [731/ [ (981+953)/2]]x 100% = 75%

* Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn (V4)

V4 =

Nợ ngắn hạn

Tổng nguồn vốn bình quân = [380/ [ (981+953)/2]]x 100% = 39%

Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn lớn (75%) mà chủ yếu nợ này là nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn chiếm 39% trên tổng nguồn vốn).

Một phần của tài liệu Phân tíh đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cp than núi béo vinacomin (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)