PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Luận văn tốt nghiệp
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban tổng Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng Giám đốc
sản xuất
Tổng Giám đốc
Phó tổng Giám đốc chất lượng
Phó tổng Giám đốc kinh doanh
Phòng tổ chức hành
chính
Phòng tài chính kế
toán Phân
xưởng đông dược
Phân xưởng
GMP Phòng cung ứng điều độ
Tổng kho
Phòng đảm bảo chất
lượng Phòng kiểm
tra chất lượng Phòng NC
& phát triển
Phòng Marketing
Các chi nhánh
Trung tâm thương mại
Các hiệu thuốc trực
thuộc
Luận văn tốt nghiệp
Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng như sơ đồ 1, có đặc trưng cơ bản là: vừa duy trì được hệ thống trực tuyến giữa Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc với các phòng ban chức năng và đồng thời kết hợp tổ chức giữa các phòng ban với nhau.
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ:
Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty.
Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Hội động quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ:
Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty.
Bầu, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Ban tổng Giám đốc.
Kiến nghị sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty.
Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông.
Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Hiện tại Hội đồng quản trị có 7 thành viên bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị và 5 thành viên có nhiệm kỳ là 5 năm.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và BCTC của công ty.
Hiện tại ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ là 5 năm.
Luận văn tốt nghiệp
Ban tổng Giám đốc: đứng đầu là Tổng giám đốc sau đó đến các Phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận và các phòng ban chức năng.
Tổng giám đốc: có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Tổ chức và triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty theo đúng điều lệ quy định, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo nhiệm vụ và quyền hạn của điều lệ công ty.
Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị.
Phó tổng giám đốc sản xuất: phụ trách chung các công việc về kỹ thuật và sản xuất. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về những phần việc được giao.
Phó tổng giám đốc chất lượng: có trách nhiệm đảm bảo dược phẩm sản xuất phù hợp với luật và các quy chế của Bộ y tế ban hành và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thiết lập.
Phó tổng giám đốc kinh doanh: tổ chức phát triển mạng lưới khách hàng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và tiếp thị, quản lý hệ thống phân phối hàng sản xuất và xuất nhập khẩu trên toàn quốc.
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu đề xuất với Tổng giám đốc xem xét quyết định về tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ tương ứng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngày một phát triển của công ty.
Phòng tài chính-kế toán: chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới kế toán, sắp xếp, tuyển dụng và đề bạt cán bộ phụ trách mảng hạch toán thuộc các đơn vị trong
Luận văn tốt nghiệp
công ty; có các biện pháp hữu hiệu tăng cường quản lý điều hành bổ sung các quy chế quản lý kinh tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa,… đúng chính sách, chế độ, pháp luật Nhà nước, quy chế công ty.
Phòng Marketing: có nhiệm vụ nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty nhằm làm tăng hiểu biết của khách hàng với công ty và tăng giá trị thương hiệu của công ty. Giới thiệu cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình, hiểu rõ đặc tính ưu việt của sản phẩm, giá cả, khả năng cạnh tranh đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Phòng cung ứng điều độ: đề xuất các kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm theo nhu cầu của thị trường và năng lực của công ty, kế hoạch tập kết vật tư, nguyên nhiên phụ liệu,… đáp ứng cho sản xuất đúng, đủ, kịp thời, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn chất lượng, theo dõi tiêu hao vật tư kỹ thuật, thu hồi sản phẩm.
Tổng kho: đề xuất kế hoạch tổng thể về nhân lực, mặt bằng, phương tiện dụng cụ đáp ứng yêu cầu nhập, xuất, bảo quản hàng hóa theo quy chế chuyên môn của ngành và quy định của công ty; có các biện pháp bảo quản hàng hóa theo yêu cầu riêng của từng vật tư; tổ chức nhập, xuất quản lý vật tư, tài sản, hàng hóa nhanh chóng thuận tiện nhất cho sản xuất.
Phòng đảm bảo chất lượng: chịu trách nhiệm soạn thảo các quy trình chất lượng, kiểm tra, xem xét, và quản lý các quy trình thao tác chuẩn; thiết lập và quản lý hồ sơ lô sản phẩm; thanh tra quá trình sản xuất tại các phân xưởng trong công ty;
kiểm soát môi trường sản xuất GMP.
Phòng kiểm tra chất lượng: có chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn và các phương pháp thử phù hợp cho các nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và thành phẩm đang và sẽ có trong các quy trình sản xuất của công ty; tổ chức các hoạt động chuyên môn, tuân thủ các tài liệu pháp lý để tiến hành kiểm tra sự phù hợp của các nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm có trong quy trình sản xuất của công ty với các yêu cầu chất lượng đề ra trong các tiêu chuẩn nói trên.
Phòng nghiên cứu và phát triển: đề xuất các chương trình, giải pháp thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới dây truyền công nghệ, mẫu mã quy cách đóng gói sản phẩm hiện có. Cho ra đời nhiều sản phẩm mới chất lượng tốt với sức
Luận văn tốt nghiệp
cạnh tranh cao trên thị trường; xử lý các vấn đề thuộc kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm của công ty sản xuất ra ngày một có uy tín với người tiêu dùng.
Các chi nhánh: tổ chức kinh doanh và phân phối các mặt hàng do công ty sản xuất, các mặt hàng nhập khẩu; xuất khẩu thuốc và y cụ; tổ chức nghiên cứu các mặt hàng mới, thực hiện các thủ tục đăng ký lưu hành. Thực hiện chặt chẽ các quy chế quản lý tài chính, tiền hàng theo chế độ hiện hành.
Trung tâm thương mại: có chức năng đáp ứng nhu cầu thuốc, thiết bị y tế, trong việc phòng và chữa bệnh cho các đối tượng.
Các hiệu thuốc trực thuộc: có chức năng đáp ứng nhu cầu thuốc, thiết bị y tế trong việc phòng và chữa bệnh cho các đối tượng (phạm vi nhỏ hơn trung tâm thương mại).
Các phân xưởng: trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng thuốc hoặc hỗ trợ quá trình sản xuất chi tiết theo từng phân xưởng.